Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên

Lượt xem: 4.182 Ngày đăng: 30/05/2022

4.4/5 - (5 bình chọn)

Đặc thù của khoa Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội là số lượng sinh viên đi làm thêm (cả nội thành và ngoại tỉnh) chiếm tỉ lệ khá cao. Nghiên cứu đã chỉ ra 6 nhân tố tác động tích cực đến quyết định làm thêm của sinh viên gồm: thu nhập, kinh nghiệm, kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu, thời gian rảnh và kết quả học tập.

  1. Đặt vấn đề

Trong thời gian làm  sinh viên, ngoài việc gia tăng thu nhập, bên cạnh việc hàng ngày phải lên lớp đã có rất nhiều sinh viên đã quyết định tham gia vào lực lượng lao động bán thời gian (part-time). Hầu hết tất cả các công việc làm thêm chủ yếu mang tính chất thời vụ, có thể đi làm ngoài giờ lên lớp như: gia sư, phát tờ rơi, bán hàng, tư vấn online, trực điện thoại, xe ôm công nghệ… Những công việc này thường đơn giản, không đòi hỏi tay nghề cao và cũng chưa cần đào tạo bài bản nhưng thông qua đó các bạn có thể học hỏi được rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề cũng như gia tăng phần nào thu nhập. Hơn thế nữa, sinh viên còn có thể tìm kiếm thêm một môi trường để áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế để trải nghiệm các kỹ năng xử lý những tình huống phát sinh, từ đó giúp gia tăng cơ hội nghề nghiệp của bản thân mình sau khi ra trường.

 

Trên nền tảng các lợi ích trên, một số công việc làm thêm không những thu hút các sinh viên ngoại tỉnh mà đây còn là nhu cầu của rất nhiều sinh viên nội thành, phải kể đến như tại trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh – địa chỉ tại 51 Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Hiện nay. Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh có rất nhiều ngành học cho sinh viên lựa chọn như: Cao đẳng Dược, cao đẳng Điều dưỡng, cao đẳng Phục hồi chức năng, Cao đẳng Dinh dưỡng – Tiết chế, Cao đẳng Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Cao đẳng chăm sóc sắc đẹp, cao đẳng ngôn ngữ Nhật, Anh, Hàn, Trung cấp Y học cổ truyền và rất nhiều các ngành nghề hệ Trung cấp phù hợp với đông đảo nhu cầu thực tế của sinh viên. Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên theo học và hàng trăm sinh viên tốt nghiệp, ra trường để góp vào nguồn cung cấp không nhỏ cho nhu cầu thị trường lao động thời vụ cũng như lao động chính của rất nhiều doanh nghiệp các ngành nghề và hệ thống chuỗi nhà thuốc, phòng khám, hộ kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà nội

  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Các công việc làm thêm hay còn gọi là công việc bán thời gian (part – time work) được định nghĩa là công việc làm mà trong đó số giờ làm việc ít hơn bình thường (Thurman & Trah, 1990). Theo Arne (2000) thì được tính là tổng thời gian làm việc trung bình mỗi tuần theo quy định làm căn cứ phân loại công việc bán thời gian và toàn thời gian ở các quốc gia khác nhau. Ở Hoa Kỳ và Pháp thì công việc bán thời gian được quy định là dưới 35 giờ một tuần, ở Canada là dưới 30 giờ một tuần và ở Đức là dưới 36 giờ, trong khi đó ở Nhật Bản thì cũng có cái khác là việc quyết định một nhân viên làm bán thời gian hay không thì sẽ do chủ doanh nghiệp phân loại mà không cần căn cứ vào thời lượng làm việc. Chính vì thế, sinh viên làm bán thời gian sẽ làm việc theo ca, mỗi ca sẽ được sắp xếp xoay vòng luân phiên giữa các nhân viên cho phù hợp.

 

Tham khảo Nghiên cứu của Hielke năm 2004 về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã cho thấy có 3 nhóm yếu tố đã ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của người lao động gồm: Chu kỳ kinh doanh, Tổ chức thị trường lao động, thể chế luật pháp và Yếu tố cấu trúc khác.

 

2.2. Phương pháp phân tích

Để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đến việc đi làm thêm của sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh, tác giả sử dụng mô hình kinh tế lượng probit để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc là hàm số của biến độc lập. Đây là một loại mô hình có hồi quy phản ứng định danh (qualitative response regression models) có dạng như sau:

 

Trong đó có biến phụ thuộc có dạng nhị phân (binary or dichotomous) nhận hai giá trị là Có tham gia làm thêm (1) và Không tham gia làm thêm (0), các biến độc lập được đưa vào mô hình gồm có Giới tính, ngành học, năm đang học, nơi cư trú, thu nhập, chi tiêu, thời gian rảnh, kinh nghiệm – kỹ năng sống và kết quả học tập. Nghiên cứu lần này  các dữ liệu được thu thập bằng bản câu hỏi soạn sẵn, điều tra trực tiếp trên 267 sinh viên các khóa thuộc khoa Y DượcTrường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh.

 

  1. Kết quả và diễn giải phân tích kết quả

3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Trong tổng số 267 sinh viên Khoa Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh trả lời phỏng vấn có 112 sinh viên nam tương đương 41,95% và có 154 sinh viên nữ tương đương 58,05%, như vậy số lượng sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam và đây cũng là thực trạng của rất nhiều trường trong khối ngành Y Dược.

 

Số lượng sinh viên theo học các ngành gồm có 116 sinh viên Ngành Dược; 88 sinh viên Ngành Điều dưỡng, đây là ngành có số lượng sinh viên theo học cao nhất chiếm tỉ lệ cao, 63 sinh viên học Ngành Y học cổ truyền tương đương tỉ lệ 43,5%, 33%, 23,5%

Trong tổng mẫu điều tra có 79 sinh viên đang học năm thứ nhất, 112 bạn đang học năm thứ hai, 76 bạn theo học năm cuối, tương đương tỉ lệ 29,6%, 41,9% và 28,5%

 

Qua thống kê cơ cấu mẫu theo giới tính, ngành học, khóa học trên cho thấy số sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn đồng đều ở cả hai giới tính, khá đa dạng ở các ngành học và khóa học. Tuy có thấy chênh lệch về số lượng nhưng không đáng kể. Qua đây, có thể kết luận cơ cấu mẫu tương đối phù hợp với đề tài nghiên cứu.

 

3.2. Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên

Số liệu điều tra về thực trạng sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh có tham gia đi làm thêm cho thấy số lượng sinh viên đã tham gia làm thêm rất đông. Có 206/267 sinh viên được khảo sát trả lời đang làm hoặc đã từng làm thêm cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố bao gồm các Nhà thuốc, phòng khám, cửa hàng kinh doanh, gia sư, quán café…. trong thời gian theo học, trong đó có 1 số ít là sinh viên năm nhất và gần như toàn bộ sinh viên của năm hai và năm cuối đã được phỏng vấn. Điều đó có thể lý giải được nguyên nhân tỉ lệ sinh viên tham gia lao động bán thời gian ngày càng nhiều là do rất nhiều lợi ích mang lại từ việc làm thêm như thu nhập thêm, các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế… điều này đã khiến cho các bạn sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh ngày càng thêm yêu ngành, yêu nghề và yêu mái trường nơi đây.

Với con số ít còn lại là 61/267 sinh viên không tham gia làm thêm thì có nhiều lý do khiến số sinh viên này không mặn mà với việc đi làm thêm vì 1 số lý do như: sinh viên muốn tập trung thời gian cho việc học; mặc dù muốn đi làm thêm nhưng gia đình không ủng hộ, cảm thấy không đảm bảo sức khỏe khi cùng một lúc vừa đi làm vừa đi học và sinh viên không muốn đi làm thêm do không có thời gian hoặc không gặp áp lực về kinh tế nên không nhất thiết phải ra tăng thu nhập từ công việc làm thêm….

 

Điểm qua khảo sát về các loại công việc mà sinh viên lựa chọn thì thường là những công việc giản đơn không phải được đào tạo chuyên sâu, chưa đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và có thể chủ động thời gian tham gia có thể kể đến như nhân viên phục vụ chiếm 39,4%, gia sư là 24,8%, nhân viên bán hàng hay nhân viên kinh doanh là 14,7%, nhân viên phát tờ rơi chiếm 11%, kinh doanh trực tiếp hoặc online là 3,7%, còn lại 4,6% sinh viên được hỏi làm cộng tác viên cho các hoạt động marketing của doanh nghiệp, trình dược viên, cộng tác viên của các phòng khám và 1,8% làm các công việc khác.

Thực trạng kết quả nghiên cứu về tiền công hay thu lao làm thêm của sinh viên cho thấy tiền công của sinh viên được trả theo số giờ đi làm thực tế hoặc được giao khoán theo thỏa thuận giữa sinh viên và người chủ dao động từ 20 đến 25 ngàn đồng/giờ. Nếu sinh viên tích cực lao động hơn thì tổng tiền công được trả trung bình tháng sẽ tương đối ổn định để các bạn trang trải các chi phí cần thiết. Kết quả cũng cho thấy, số sinh viên này chiếm tỉ lệ nhỏ trong mẫu phỏng vấn, số sinh viên có tiền công trên 8 triệu đồng/tháng chỉ có 1,8%, tiền công từ 5 triệu đồng/tháng chiếm 7,3%, cao nhất là những sinh viên có tiền công trung bình dưới 3 triệu đồng/tháng chiếm 57,8% và tiền công từ 1 đến dưới 3 triệu đồng/tháng chiếm 33%.

 

3.3. Kết quả phân tích hồi quy probit

Bảng 1: Kết quả ước lượng mô hình probit

Tính theo công thức

Từ đó đối với kết quả hồi quy của mô hình Probit thì các hệ số của hàm hồi quy không trực tiếp biểu diễn mối quan hệ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc mà có chăng phải sử dụng hệ số tác động biên để giải thích sự thay đổi của biến độc lập lên khả năng xảy ra của biến phụ thuộc. Kết quả cho thấy, biến giới tính, ngành học, nơi cư trú ….. gần như không có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình nghĩa là khả năng để sinh viên đi làm thêm không nhất thiết căn cứ vào 3 yếu tố này.

 

Ngược lại, chúng ta lại thấy rất rõ trong mô hình có 6 biến độc lập có ý nghĩa về mặt thống kê gồm có thu nhập, kinh nghiệm – kỹ năng sống (mức ý nghĩa 5%), năm đang học, chi tiêu, thời gian rảnh, kết quả học tập (mức ý nghĩa 1%).

 

Biến có ý nghĩa đầu tiên là thu nhập với mức ý nghĩa 5% có tác động vào quyết định đi làm thêm ngược chiều do hệ số mang dấu âm trái với kỳ vọng cũng có nghĩa là sinh viên có thu nhập từ gia đình càng cao thì khả năng đi làm thêm càng thấp. Nguyên nhân xuất phát là do sinh viên được chu cấp kinh phí đi học hàng tháng từ gia đình cao sẽ không đặt nặng vấn đề thu nhập là tiêu chí hàng đầu khi quyết định đi làm thêm mà có thể do có mục đích khác.

 

Biến kinh nghiệm về kỹ năng sống có mức ý nghĩa 5%, hệ số mang dấu dương nên biến có ảnh hưởng thuận đến quyết định đi làm thêm đúng như kỳ vọng. Điều đó cũng có nghĩa là những sinh viên càng muốn nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm, xu hướng quyết định đi làm thêm càng cao vì đây là cách đơn giản nhất để có cơ hội trải nghiệm thực tế và củng cố những kiến thức đã học.

 

Biến năm đang học có hệ số mang dấu dương như kỳ vọng ở mức ý nghĩa 1% đã cho thấy, những sinh viên năm thứ nhất thường ít đi làm thêm hơn do thời gian mới vào cần để làm quen với môi trường và phương pháp học mới của hệ trung cấp, cao đẳng đồng thời khối kiến thức đại cương bắt buộc phải học trong năm đầu cũng tương đối nặng khiến các bạn sinh viên mới phải dành nhiều thời gian cho việc học tập nên khả năng quyết định đi làm thêm thấp hơn chút so với các anh chị học ở khóa trên.

 

Ở biến chi tiêu với mức ý nghĩa 1%, trái với kỳ vọng do có hệ số ước lượng âm nên có thể nhìn thấy sự tác động ngược chiều với quyết định làm thêm của sinh viên. Những bạn sinh viên có mức chi tiêu thấp thì khả năng đi làm thêm cao hơn do nhu cầu chi tiêu đối với một sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng gồm ăn ở, đi lại, học phí, vui chơi, liên lạc… luôn có xu hướng tăng theo thời gian.

Biến thời gian rảnh thì có mức ý nghĩa 1%, hệ số ước lượng dương như kỳ vọng đã cho thấy sinh viên có nhiều thời gian rảnh sẽ quyết định đi làm thêm nhiều hơn so với các bạn khác. Do biết sắp xếp thời gian hợp lý, cân nhắc thời lượng học nên các bạn sinh viên có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi ngoài giờ học để tham gia làm thêm, gia tăng thu nhập.

 

Biến cuối cùng là tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc đó là kết quả học tập với mức ý nghĩa 1% như kỳ vọng cũng có nghĩa là những bạn sinh viên có kết quả học tập thấp sẽ có khả năng tham gia làm thêm thấp hơn so với các bạn học khá, nguyên nhân một phần cũng là do lực học hạn chế, các bạn muốn giành nhiều thời gian hơn để cải thiện điểm số.

 

  1. Kết luận

Thông qua nghiên cứu này xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm thêm của sinh viên Khoa Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh bao gồm: thu nhập, kinh nghiệm – kỹ năng sống, năm đang học, chi tiêu, thời gian rảnh, kết quả học tập. Nghiên cứu này đã đưa ra được đánh giá khả năng tác động của các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đến việc làm thêm của sinh viên và phần nào góp phần giúp lãnh đạo khoa Y Dược, Ban Giám hiệu của Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh có định hướng đúng đắn để sinh viên vừa làm thêm đạt hiệu quả công việc vừa không ảnh hưởng đến kết quả học tập.

 

DMCA.com Protection Status