Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

Cây Thuốc Thông Thảo

Lượt xem: 653 Ngày đăng: 27/06/2023

Rate this post

Vị thuốc Thông thảo có tính hàn, vị nhạt, quy vào 2 kinh Phế và Vị. Vị thuốc trên được biết với tác dụng nổi bật là lợi sữa, thông thủy. Thường dùng để chữa thấp ôn, chứng lâm.

Tên tiếng Việt: Thông thảo, Thông thoát, Mạy lầu đông (Tày), Co táng nốc (Thái)

Tên khoa học: Tetrapanax papyriferus (Hook.) C. Koch

Họ: Araliaceae Họ Nhân sâm hay Ngũ gia bì.

Công dụng: Lợi sữa, lợi tiểu, sốt, sưng phù (Lõi thân sắc uống). Còn chữa đái đỏ, bệnh lậu đái buốt, thuỷ thũng, tỳ lạnh, mắt mờ. Rễ chữa thuỷ thũng, bụng trướng. Hoa chữa âm nang của con trai trễ xuống.

  1. Mô tả cây

Thông thảo là một cây nhỏ thường cao 3m có khi tới 6m. Thân cứng nhưng giòn. Giữa thân có lõi trắng xốp, cây cành già, lõi càng đặc và chắc hơn. Lá to chia thành nhiều thuỳ có khi cắt sâu, mép có răng cưa to. Cuống lá dài 30cm, đường kính 1cm có lõi mềm, phiến lá dài 30cm-90cm. Hoa màu trắng hình cầu, cụm hoa hình tán tụ thành chùm. Quả dẹt gần hình cầu.

  1. Phân bố, thu hái và chế biến
  • Ta mới khai thác một số cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm thấp vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang
  • Có thể trồng bằng hạt hay bằng cách chia gốc. Nếu trồng bằng hạt thì mùa thu hái quả chin về phơi khô, sang xuân gieo hạt. Sau một tháng cây mọc. Một năm sau có thể đánh cây con để trồng. Có thể trồng bằng cách chia gốc: vào mùa đông, cuốc cho tơi đất xung quanh gốc, năm tới cây sẽ cho nhiều cây con, khi đã khá lớn đem đánh đi trồng chỗ khác
  • Sau khi trồng 33 năm, có thể thu hoạch, cắt bỏ đầu và chia thành từng đoạn dài 50-60cm. dùng que tròn kích thước vừa bằng lõi mà đẩy lõi ra phơi nắng cho khô. Nếu gặp mưa to thì treo trong nhà, chỗ thoáng gió, không dùng thân sấy vì bị biến chất. có thể thu hoạch quanh năm.
  1. Thành phần hoá học và tác dụng dược lý

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu, công dụng còn ở phạm vi nhân dân.

  1. Công dụng và liều dùng

Tính vị theo tài liệu cổ: vị ngọt nhạt, tính hàn, vào hai kinh phế và vị. Có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, hạ sữa. Dùng chữa thuỷ thũng, tiểu tiện khó khăn, ít sữa.

Nhân dân dùng làm thuốc thông tiểu tiện, giảm sốt, trấn tĩnh, dùng chữa bệnh sốt khát nước, tiểu tiện khó khăn, ho.

Còn dùng làm thuốc lợi sữa.

Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc lợi sữa

Thông thảo 10g, cám gạo nếp 10g, hạt bông (sao vàng) 15g, nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

  1. Bài thuốc chữa bệnh từ thông thảo theo kinh nghiệm dân gian

+ Chữa phù do viêm thận cấp

Sử dụng 8 gram thông thảo sắc chung chung với 12 gram phục linh bì và 10 gram đại phúc bì.

+ Điều trị viêm tiết niệu

Dùng thông thảo và cù mạch, mỗi vị 10 gram kết hợp với 3 gram cam thảo, 6 gram mộc thông và 10 gram liên kiều. Cho tất cả các vị thuốc vào sắc chung và lọc lấy nước uống trong ngày.

Thông thảo còn dùng để điều trị viêm đường tiết niệu dưới dạng thuốc sắc

 

+ Bài thuốc ý dĩ lợi sữa sau sinh

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị Thông thảo 10g, gạo bông đã sao vàng 10g, Cám gạo nếp 10g. Tất cả các vị thuốc sau khi rửa sạch cho vào ấm, thêm 300 ml nước và sắc cho đến khi cạn còn 200 ml. Lọc lấy thuốc, chia làm 3 và uống trong ngày. Uống liên tục 5 – 7 ngày, giúp tăng tiết sữa sau sinh.
  • Bài thuốc 2: Dùng 6 – 8 g thông thảo sắc chung với 3 g cam thảo, 1 đôi móng heo, xuyên sơn giáp 6g, xuyên khung 6g. Bên cạnh uống thuốc, để tăng tính hiệu quả, các bạn nên dùng nước hành để rửa vú bên ngoài, giúp lợi sữa cho con.
  1. Món ăn chữa bệnh từ thông thảo

+ Cháo lô cănthông thảo trần bì

  • Tác dụng: Giúp chữa nôn khan, nôn thổ sau khi bị thương hàn hoặc đường ruột
  • Chuẩn bị: 6 g thông thảo, 2 g trần bì và 30 g sinh lô căn
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc này vào nấu cháo loãng và uống mỗi ngày

+ Chân giò hầm thông thảo

  • Tác dụng: Giúp tăng cường sản sinh sữa ở những sản phụ sau sinh ít sữa
  • Nguyên liệu cần có: 4 g thông thảo, 1 đôi chân lợn, 2 – 4 g nhân sâm
  • Cách thực hiện: Chân lợn sau khi được rửa sạch sẽ được chặt nhỏ. Sau đó cho vào nồi, thêm thông thảo và nhan sâm vào vào hầm.

 

DMCA.com Protection Status