Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không ?

Lượt xem: 664 Ngày đăng: 01/07/2023

Rate this post

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều bạn? Để giải đáp cho thắc mắc này, mời Quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

Vai trò của đường đối với cơ thể

Đường có trong thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn hàng ngày dưới nhiều dạng khác nhau như đường đơn hay phức, đường được tiêu hoá và hấp thu vào máu, để sau đó đi vào trong tế bào. Đường đóng một vai trò rất quan trọng đối vợi sự sống và sức khỏe con người. Đường là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể.

Bệnh tiểu đường là gì ?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hoormon insulin do tuyến tụy tiết ra (đái tháo đường type I) hoặc do có insulin nhưng không chuyển hóa được đường (đái tháo đường type II).

Tuyến tụy là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hoormon insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.

Bình thường máu của chúng ta chứa một lượng đường cần thiết khoảng 0,8-1.2g/l, dưới dạng glucose. Glucose sẽ bị đốt cháy hay dự trử trong tế bào để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khi cần thiết. Đường được tiêu hoá và hấp thu vào máu, nhưng để vào được bên trong tế bào nó cần một chiếc chìa khoá đó là hormone insulin, đây là hormone được chế tiết bởi tuyến tuỵ. Nếu chìa khoá này bị mất hoặc bị hư, glucose sẽ không vào bên trong tế bào được và sẽ tích luỹ trong máu. Nếu lượng đường >1,8g/l nó sẽ bị thải qua nước tiểu. Mặt khác, những tế bào bị thiếu glucose sẽ phải dùng những chất đốt dự trữ khác. Chất đốt này sẽ sinh ra cặn, thể céton làm cho nước tiểu có mùi acétone rất đặc trưng. Người ta gọi đó là bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không ?

Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều và sút cân nhiều.

Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ớ đó.

Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.

Lời kết

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng việc tiêu thụ đường nhiều có liên quan đến hội chứng béo phì và nguy cơ xuất hiện nhiều căn bệnh không lây truyền khác. Theo thống kê, hội chứng này khiến ít nhất 2,8 triệu người trưởng thành tử vong mỗi năm, chưa kể một tỉ lệ lớn mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, ung thư. Ngoài ra, hiện có hơn 40 triệu trẻ em dưới năm tuổi bị thừa cân.

Nếu bạn đang có thói quen ăn ngọt, ăn nhiều bánh kẹo, bạn nên sớm từ bỏ thói quen này. Thói quen ăn ngọt trong một khoảng thời gian dài, liên tục sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Bạn cũng nên xét nghiệm đường huyết định kỳ (xét nghiệm glucose lúc đói) để tầm soát bệnh tiểu đường, đây là một xét nghiệm đơn giản và chi phí ít.

 

DMCA.com Protection Status