Chăm sóc Điều dưỡng là gì? Chi tiết 3 nhiệm vụ chuyên môn
Logo

Chăm sóc Điều dưỡng là gì? Chi tiết 3 nhiệm vụ chuyên môn cụ thể

Lượt xem: 659 Ngày đăng: 24/04/2024

5/5 - (1 bình chọn)

Điều dưỡng viên là ngành quan trọng trong lĩnh vực Y tế với nhiệm vụ, vai trò quan trọng. Trong hoạt động của một Điều dưỡng viên, không thể không kể tới hoạt động chăm sóc Điều dưỡng. Hoạt động này thể hiện tầm quan trọng qua với những nhiệm vụ cấp thiết, ý nghĩa. Cùng tìm hiểu chi tiết về nội dung này ngay bây giờ.

1. Chăm sóc Điều dưỡng là gì?

Chăm sóc Điều dưỡng là hoạt động nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh. Những phương diện được áp dụng bao gồm:

  • Hô hấp.
  • Tuần hoàn.
  • Dinh dưỡng.
  • Bài tiết.
  • Vận động và tư thế.
  • Ngủ và nghỉ ngơi.
  • Mặc và thay đồ vải.
  • Thân nhiệt.
  • Vệ sinh cá nhân.
  • Môi trường an toàn.
  • Giao tiếp.
  • Tín ngưỡng.
  • Hoạt động, giải trí.
  • Kiến thức bảo vệ sức khỏe.
Hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng,... là một số phương diện cần chăm sóc
Hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng,… là một số phương diện cần chăm sóc

Hoạt động này cần đảm bảo đúng chuyên môn, toàn diện, liên tục, an toàn, phù hợp, công bằng. Tương ứng với đó, hoạt động chăm sóc cần có sự hỗ trợ, phối hợp từ cá nhân, phòng ban liên quan.

2. Nhiệm vụ chuyên môn khi thực hiện chăm sóc Điều dưỡng 

Xin mời bạn đọc theo dõi chi tiết nhiệm vụ chuyên môn của hoạt động này được tổng hợp và trích dẫn từ Thông tư số 31/2021/TT-BYT

2.1 Tiếp nhận và nhận định

Đầu tiên, Điều dưỡng viên tiếp nhận và phối hợp cùng bác sĩ phân loại, sàng lọc, cấp cứu người bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đối tượng và thứ tự khám. Điều dưỡng viên cũng sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình khám chữa bệnh.

Bên cạnh đó, hoạt động chăm sóc Điều dưỡng còn có cả hoạt động nhận định lâm sàng. Bệnh nhân sẽ được khám, nhận định sức khỏe và nhu cầu cơ bản. Nguy cơ ảnh hưởng, chẩn đoán Điều dưỡng,… sẽ được xác định và thực hiện phân cấp. Những yếu tố ảnh hưởng và sự cố y khoa cũng sẽ được dự báo trong quá trình chăm sóc người bệnh.  

2.2 Xác định và thực hiện can thiệp

Hoạt động chăm sóc tiếp theo cần thực hiện là can thiệp Điều dưỡng. Cơ sở xác định dựa trên nguồn lực, phân cấp, chẩn đoán,… và đưa ra can thiệp Điều dưỡng phù hợp. Tính phù hợp, đáp ứng, phối hợp,… cần được đảm bảo trong quá trình thực hiện. Dưới đây là những can thiệp Điều dưỡng cụ thể được thực hiện.

  • Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt: Thực hiện theo dõi và can thiệp nhằm đáp như nhu cầu hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt của bệnh nhân theo chẩn đoán Điều dưỡng.
Chăm sóc Điều dưỡng cần theo dõi và can thiệp theo chẩn đoán Điều dưỡng
Chăm sóc Điều dưỡng cần theo dõi và can thiệp theo chẩn đoán Điều dưỡng
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Thực hiện hoặc hỗ trợ bệnh nhân thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khả năng dung nạp hay mức độ hài lòng cũng cần được theo dõi và báo cáo để đưa ra tinh chỉnh kịp thời.
  • Chăm sóc giấc ngủ và nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần được cung cấp môi trường phòng bệnh đủ yên tĩnh, ánh sáng và sẽ được hướng dẫn những biện pháp, giải pháp đáp ứng phù hợp.
  • Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Thực hiện chăm sóc Điều dưỡng với hoạt động vệ sinh răng miệng, thân thể, kiểm soát chất tiết, mặc và thay đồ cho người bệnh.
  • Chăm sóc tinh thần: Người bệnh cần được thiết lập môi trường an toàn, thân thiện, gần gũi để yên tâm phối hợp trong quá trình khám chữa bệnh. 
  • Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật: Thực hiện đúng các can thiệp Điều dưỡng theo chỉ định và phạm vi chuyên môn dựa trên nguyên tắc và quy định.
  • Phục hồi chức năng cho người bệnh: Phối hợp với Bác sĩ, kỹ thuật viên hay các chức danh tương đương để đảm bảo quá trình phục hồi chức năng diễn ra được thuận lợi. 
  • Quản lý người bệnh: Lập hồ sơ và cập nhật hằng ngày cho người bệnh, bàn giao số lượng và các vấn đề quan trọng giữa các cá nhân, ca trực. 
  • Truyền thông, giáo dục sức khỏe: Thực hiện phối hợp với các cá nhân, phòng ban liên quan để tư vấn, hướng dẫn các kiến thức quan trọng về bệnh, tự chăm sóc,… 

Xem thêm: Ghi chép hồ sơ bệnh án

Điều dưỡng viên sẽ thực hiện truyền thông và giáo dục sức khỏe
Điều dưỡng viên sẽ thực hiện truyền thông và giáo dục sức khỏe

2.3 Đánh giá kết quả thực hiện 

Sau khi chăm sóc Điều dưỡng, hoạt động đánh giá kết quả cần được thực hiện ngay sau đó. Dựa vào mục tiêu, kết quả chăm sóc mà các can thiệp sẽ được đánh giá. Nguyên tắc áp dụng là liên tục, chính xác và toàn diện về tình trạng mỗi cá nhân người bệnh.

Nếu phát hiện sai sót, hoạt động điều chỉnh cần được thực hiện kịp thời. Vấn đề ưu tiên, mục tiêu và điều chỉnh sẽ được trao đổi với các cá nhân có liên quan. Kết quả đánh giá còn ảnh hưởng tới quá trình cải thiện nâng cao chất lượng chăm sóc Điều dưỡng.

Xem thêm: Kỹ thuật hút đờm là gì? Mục đích, các bước thực hiện và lưu ý

Chi tiết về kỹ thuật tiêm bắp, vị trí cụ thể và lưu ý khi thực hiện

Nếu phát hiện ra sai sót, hoạt động điều chỉnh cần thực hiện kịp thời
Nếu phát hiện ra sai sót, hoạt động điều chỉnh cần thực hiện kịp thời

Trên đây là khái niệm chăm sóc Điều dưỡng và những nhiệm vụ chuyên môn cụ thể. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những kiến thức trên trong quá trình học tập, làm việc. Theo dõi các trang thông tin dưới đây từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status