Dạng bào chế là gì? Phân loại và chi tiết về một số dạng phổ biến
Logo

Dạng bào chế là gì? Phân loại và chi tiết về một số dạng phổ biến

Lượt xem: 1.950 Ngày đăng: 03/06/2024

5/5 - (2 bình chọn)

Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của con người và xã hội. Để sử dụng thuốc được hiệu quả, các nhà sản xuất sẽ thực hiện tính toán, nghiên cứu và đưa ra dạng bào chế phù hợp với thuốc. Cùng tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay bây giờ. 

1. Dạng bào chế là gì? 

Dạng bào chế là sản phẩm cuối cùng của thuốc, Dược phẩm sau quá trình bào chế để phục vụ việc sử dụng, lưu trữ hoặc nhu cầu cụ thể. Hoạt động bào chế sẽ được nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu và triển khai theo dây chuyền của nhà sản xuất. Tương ứng với đó là rất nhiều dạng như tiêm, dung dịch, bột,…

Sản phẩm cuối cùng của thuốc phục vụ sử dụng, lưu trữ hoặc nhu cầu cụ thể
Sản phẩm cuối cùng của thuốc phục vụ sử dụng, lưu trữ hoặc nhu cầu cụ thể

2. Tại sao thuốc lại có nhiều dạng bào chế?

Thuốc có nhiều dạng bào chế để phục vụ cho quá trình sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ vậy, hiệu quả điều trị cũng như uy tín của Dược sĩ, nhà sản xuất và cung ứng thuốc mới được đảm bảo. Để giải thích cho điều này, chúng ta có thể nhìn nhận qua một số yếu tố, phương diện dưới đây.

  • Khả năng giải phóng và hấp thu Dược chất của người bệnh là khác nhau. Do đó, tùy vào lứa tuổi, tình trạng bệnh, đường dùng,… mà cũng cần dạng bào chế thuốc phù hợp.
  • Mỗi loại thuốc sẽ có yêu cầu đáp ứng về tính chất lý hóa khác nhau. Do đó, cần lựa chọn tá dược, kỹ thuật bào chế, bao bì,.. thích hợp để đáp ứng điều kiện của thuốc. 
  • Đảm bảo tính đa dạng của các loại thuốc trên thị trường theo nhu cầu của nhóm người dùng, cộng đồng,…
  • Đáp ứng yêu cầu bảo quản, vận chuyển trước khi đến tay người bệnh.
  • Nền tảng quan trọng để phát triển lĩnh vực Bào chế nói riêng và ngành Y Dược nói chung.
Thuốc có nhiều dạng bào chế đảm bảo tính đa dạng của các loại thuốc

3. Phân loại dạng bào chế thuốc

Thông thường thuốc sẽ được phân loại theo 2 dạng là thể chất của thuốc và đường dùng. Trong đó, thể chất của thuốc được hiểu là dạng tồn tại của thuốc như rắn, hỗn dịch, siro,… Còn đường dùng là cách để đưa thuốc vào trong cơ thể theo các đường như tiêm, bôi ngoài da, sử dụng qua đường hô hấp,…

3.1 Theo thể chất của thuốc

Thuốc lỏng

  • Dung dịch thuốc: Thể chất đồng nhất, có thể hấp thụ nhanh, ít gây kích ứng niêm mạc nhưng dễ nhiễm khuẩn, không phù hợp với một số dược chất.
  • Hỗn dịch thuốc: Dạng bào chế thuốc phân tách Dược chất rắn trong dung môi.
  • Nhũ tương thuốc: Thuốc phân tán Dược chất dạng lỏng trong dung môi.
  • Siro thuốc: Dược chất phân tán trong dung dịch đường hoặc chất làm ngọt.

Thuốc mềm

  • Thuốc mỡ, cao mềm,… dùng để bôi lên bề mặt da hoặc niêm mạc cơ thể.
Thuốc mỡ, cao mềm,... dùng để bôi lên bờ mặt da
Thuốc mỡ, cao mềm,… dùng để bôi lên bờ mặt da

Thuốc rắn

  • Viên nén: Gồm 1 hoặc nhiều Dược chất kết hợp tá dược.
  • Viên nang: Dược chất và tá dược bao gói trong nang thuốc.
  • Bột thuốc: Dạng thuốc rắn hỗn hợp giữa bột dược chất và bột tá dược. 
  • Thuốc giải phóng kéo dài hoặc theo chương trình: Bào chế đặc biệt để dược chất giải phóng ổn định vào máu với nồng độ nhất định. 

Xem thêm: Thuốc không kê đơn là gì? Đặc điểm, nguyên tắc, tiêu chí và lưu ý

3.2 Theo đường dùng của thuốc 

Thuốc tiêm

  • Sử dụng để tiêm nhiều vị trí khác nhau như tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da,…

Thuốc dùng qua đường tiêu hóa

  • Có thể uống, ngậm, nhai với Dược chất tác động chủ yếu ở ruột non.
  • Có thể đặt, thụt với Dược chất tác động chủ yếu qua hệ mao mạch ở trực tràng.

Thuốc dùng qua đường hô hấp

  • Dạng thuốc xông, hít, phun mù, nhỏ mũi,…
  • Dạng thuốc tác dụng tại niêm mạc đường hô hấp.

Thuốc dùng qua đường da

  • Thuốc mỡ, thuốc nước, cao dán,…
  • Thuốc tác dụng tại chỗ để chữa mẩn ngứa, bảo vệ da,…
  • Thuốc hấp thu qua da, ngấm vào cơ thể như chống đau, chống say xe,…
Thuốc bôi qua da có thể hấp thụ trực tiếp qua da, ngấm vào cơ thể
Thuốc bôi qua da có thể hấp thụ trực tiếp qua da, ngấm vào cơ thể

3.3 Theo công thức thuốc

Thuốc bào chế 

  • Bào chế theo công thức được quy định tại các tài liệu chính thống. 

Thuốc pha theo đơn

  • Hàm lượng, nồng độ, dạng bào chế,… được tùy tình theo ý của Dược sĩ. 

4. Chi tiết về một số dạng bào chế thuốc tiêu biểu

Dưới đây là một số dạng tiêu biểu thường được sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

4.1 Dạng thuốc tiêm

Thuốc tiêm là dạng bào chế dược phẩm vô khuẩn dưới dạng dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương,… Sau khi điều chế hoặc pha, thuốc sẽ được tiêm qua ống kim tiêm và bơm vào cơ thể bệnh nhân.

4.2 Dạng dung dịch

Dạng dung dịch là các loại Dược phẩm hình thái chế phẩm lỏng. Cách điều chế thường sử dụng là hòa tan một hoặc nhiều Dược chất với một hoặc hỗn hợp dung môi. Hai dạng phổ biến nhất là dung dịch uống và dung dịch bôi ngoài da. Dược chất ở dạng dung dịch thường có độ ổn định kém do chịu ảnh hưởng bởi phản ứng hóa học, nấm mốc,…

Thuốc dạng dung dịch có hình thái chế phẩm lỏng
Thuốc dạng dung dịch có hình thái chế phẩm lỏng

4.3 Dạng viên sủi

Dạng viên sủi khắc phục được hầu hết nhược điểm của viên nén hay dung dịch. Sau khi được bào chế thành viên nén và có thể hòa tan để uống hoặc bôi. Viên nén sau khi thả vào nước sẽ hòa tan hoàn toàn, giải phóng khí CO2 ra ngoài. 

4.4 Dạng bột

Mặc dù cũng có dạng rắn nhưng dạng bột lại có kích thước hạt nhỏ và mịn. Kỹ thuật bào chế dạng bột tương đối đơn giản và không cần thiết bị phức tạp. Người dùng có thể pha thành dung dịch để uống, tiêm hoặc uống trực tiếp. Ngoài tá dược là muối kiềm hoặc acid hữu cơ, viên sủi còn được phối trộn hương vị để giảm nỗi lo khi sử dụng. 

4.5 Dạng viên nén

Dược chất sau khi được điều chế dạng rắn sẽ được nén lại thành viên theo liều lượng nhất định. Người dùng có thể sử dụng Dược phẩm dạng này để uống, ngậm, nhai,… Với những ưu điểm về phân liều, vận chuyển, độ ổn định Dược chất,… thì dạng viên nén chính là dạng bào chế thuốc phổ biến nhất hiện nay.

Xem thêm: Thuốc generic là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng thực tiễn

Thuốc generic và thuốc biệt dược: So sánh và ưu nhược điểm từng loại

Dạng viên nén là dược chất được nén lại thành viên theo liều lượng nhất định
Dạng viên nén là dược chất được nén lại thành viên theo liều lượng nhất định

4.6 Dạng viên nang

Cấu tạo của dạng viên nang gồm các Dược phẩm, thành phần thuốc,… chứa trong vỏ nang thuốc. Chất liệu cấu thành nên vỏ nang thường là gelatin nên có thể uống mà không ảnh hưởng cơ thể. Dược chất ở trong có thể bào chế từ nhiều dạng như bột, cốm, vi hạt, vi nang, viên nang,…

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề dạng bào chế của thuốc, Dược phẩm. Hy vọng những thông tin trên có thể hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập, nghiên cứu. Theo dõi thêm các bài viết từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://facebook.com/truongtuetinhhanoi  

DMCA.com Protection Status