Học Hộ sinh ra làm gì? Những công việc cụ thể và vị trí làm việc
Logo

Học Hộ sinh ra làm gì? Những công việc cụ thể và vị trí làm việc

Lượt xem: 395 Ngày đăng: 14/08/2024

Rate this post

Được chứng kiến và chào đón một sinh linh ra đời là trải nghiệm rất ít người có được, trong đó có Hộ sinh. Đây cũng là lí do nhiều thí sinh rất quan tâm và mong muốn tìm hiểu về ngành học này. Hãy cùng tìm hiểu học Hộ sinh ra làm gì với những công việc cụ thể và vị trí làm việc ngay bây giờ.

1. Hộ sinh là gì?

Hộ sinh là ngành nghề liên quan đến chuyên môn về sinh sản với nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Những cá nhân hoạt động tại vị trí công việc này cần được đào tạo các kiến thức chuyên môn về sinh sản, có chứng nhận và kinh nghiệm thực hành. Đây cũng là một ngành học tương đối hot và được nhiều thí sinh quan tâm.

Hộ sinh là ngành nghề có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh
Hộ sinh là ngành nghề có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh

2. Học Hộ sinh ra làm gì?

Dưới đây là những công việc, nhiệm vụ cụ thể mà một Hộ sinh cần đảm nhận.

2.1 Chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Hộ sinh chắc chắn là chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh. Họ là người tiếp đón, hỗ trợ mẹ bầu làm thủ tục và thực hiện thăm khám ban đầu để nhận định, xác định tình trạng sức khỏe. Dựa vào đó, mẹ bầu sẽ được cung cấp bản kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng giai đoạn thai kỳ. 

Xuyên suốt giai đoạn mang thai đến sinh con, Hộ sinh sẽ theo dõi và hỗ trợ tư vấn sức khỏe cho mẹ. Các khâu vệ sinh, hỗ trợ vận chuyển, ổn định tinh thần,… đều được các Hộ sinh thực hiện. Em bé sau khi sinh ra cũng sẽ được chăm sóc và theo dõi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Học hộ sinh ra làm chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và bé
Học hộ sinh ra làm chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và bé

2.2 Sơ cứu, cấp cứu

Bà bầu và trẻ sơ sinh là hai đối tượng chăm sóc chính của Hộ sinh. Đối tượng này có phần đặc thù khi có nguy cơ diễn biến đột ngột như đau bụng, vỡ nước ối, sốc,… Chính vì vậy, học Hộ sinh ra sẽ làm công việc sơ cứu cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp. Họ cũng cần kiến thức dự phòng để tổ chức và xử lý những trường hợp đặc biệt. 

2.3 Truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng

Hộ sinh cũng sẽ đảm nhận hoạt động truyền thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng. Công việc này bao gồm các hoạt động tổ chức, lập kế hoạch cũng như tư vấn về chống bạo lực gia đình, an toàn tình dục,… Hoạt động này có thể thực hiện tại địa phương, khu vực với một nhóm cộng đồng cụ thể.

2.4 Phối hợp và hỗ trợ bác sĩ điều trị

Đây là một công việc của Hộ sinh cần thực hiện tương đối giống Điều dưỡng viên. Trong quá trình thăm khám và chăm sóc bà bầu, họ sẽ phối hợp cùng bác sĩ để đảm bảo dịch vụ tốt nhất. Một số công việc cụ thể mà học Hộ sinh ra cần làm là: 

  • Tổ chức nhập viện và xử lý giấy tờ cơ bản.
  • Hỗ trợ di chuyển trong quá trình thăm khám, chuyển khoa,…
  • Quản lý phòng bệnh và dụng cụ Y tế trong quá trình điều trị.
  • Thực hiện một số kỹ thuật cơ bản trong Y tế như lấy máu, xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe,… 
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe mẹ và bé cũng như báo cáo nếu có biến chứng, rủi ro cho bác sĩ quản lý.
  • Đánh giá sức khỏe trẻ sơ sinh và đánh giá những vấn đề cần quan tâm sau sinh.
  • Thực hiện theo các Y lệnh được phân công. 
Hộ sinh thực hiện phối hợp và hỗ trợ bác sĩ xuyên suốt quá trình điều trị
Hộ sinh thực hiện phối hợp và hỗ trợ bác sĩ xuyên suốt quá trình điều trị

2.5 Bảo vệ quyền của người bệnh

Bên cạnh chăm sóc và hỗ trợ, Hộ sinh cũng trực tiếp đứng ra bảo vệ quyền của mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Điều này đảm bảo những quyền lợi, yêu cầu, biện hộ,… của đối tượng chăm sóc đúng theo quy định của Pháp luật.

2.6 Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển

Bên cạnh các công việc đã nêu trên, Hộ sinh còn cần liên tục trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ. Những Hộ sinh có kiến thức chuyên môn cao sẽ thực hiện đào tạo, huấn luyện thực tập sinh theo phân công. Bạn cũng có thể tự nghiên cứu khoa học, sáng tạo hay cải tiến phương pháp chăm sóc sức khỏe mẹ và bé.  

3. Những vị trí công việc cụ thể cho Hộ sinh

Học Hộ sinh ra có thể làm một số vị trí công việc cụ thể dưới đây.

  • Hộ sinh viên làm việc trực tiếp tại các bệnh viện, cơ sở Y tế cả trong nước. 
  • Hộ lý, hộ sinh, cán bộ Y tế, nhân viên tư vấn sinh sản,… 
  • Các phòng ban, chuyên khoa,… liên quan trực tiếp đến lĩnh vực phụ sản.
  • Các đơn vị phòng khám, bệnh viện tư chuyên về dịch vụ sinh sản.
  • Làm việc với người nước ngoài tại các cơ sở trong nước hoặc làm việc ở nước ngoài.
  • Tham gia vào công tác đào tạo, quản lý nguồn nhân lực Hộ sinh cho cơ sở Y tế.
  • Giảng viên, trợ giảng tại các trường Đại học, Cao đẳng.
  • Cán bộ đảm nhận công tác tuyên truyền, giáo dục,… tại địa phương. 
Hộ sinh viên làm việc trực tiếp tại các bệnh viện, cơ sở Y tế cả trong nước
Hộ sinh viên làm việc trực tiếp tại các bệnh viện, cơ sở Y tế cả trong nước

Học Hộ sinh ra có thể làm rất nhiều công việc và vị trí tùy thuộc vào năng lực, trình độ. Hy vọng những thông tin đã cung cấp ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này. Theo dõi thêm các bài viết mới từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://facebook.com/truongtuetinhhanoi 

DMCA.com Protection Status