3 Kỹ Năng Giao Tiếp trong ngành Dược và Cách cải thiện
Logo

[Hướng dẫn] Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược?

Lượt xem: 1.402 Ngày đăng: 05/06/2023

4.9/5 - (19 bình chọn)

Đối với ngành Dược, việc có những kỹ năng giao tiếp với khách hàng, bệnh nhân hay đồng nghiệp là một lợi thế rất lớn. Vậy đó là những kỹ năng gì? Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược? Cùng tìm hiểu ngay. 

1. Những kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược cần có

1.1 Kỹ năng lắng nghe 

Công việc của một Dược sĩ đòi hỏi họ phải nắm bắt những thông tin, vấn đề bệnh nhân gặp phải để đưa ra được cách xử lý phù hợp. Bất kỳ sai sót hay nhầm lẫn trong quá trình tư vấn chữa bệnh hoàn toàn không được cho phép. Chính vì vậy, có kỹ năng lắng nghe sẽ vô cùng quan trọng khi làm ngành Dược.

Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành Dược cần chăm chú lắng nghe những kiến thức và kinh nghiệm từ giảng viên. Trong công việc, tiếp nhận thông tin từ những người giỏi hơn sẽ giúp bạn cải thiện bản thân từng ngày. Từ đó mở ra nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai dành cho bạn.

Sinh viên ngành Dược cần cải thiện kỹ năng lắng nghe 
Sinh viên ngành Dược cần cải thiện kỹ năng lắng nghe

1.2 Kỹ năng truyền đạt thông tin

Với đối tượng là con người, phát ngôn của bạn đều mang giá trị “sống còn” đối với bệnh nhân. Những vấn đề giao tiếp thường là cách sử dụng thuốc, liều lượng, lưu ý,… và chúng đều liên quan trực tiếp đến sức khoẻ bệnh nhân. Đặt cái tâm của ngành Dược lên hàng đầu là yêu cầu vô cùng quan trọng.

Trao đổi kỹ với bệnh nhân, trấn an tinh thần, tư vấn nhiệt tình,… là những biểu hiện của người có kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược. Đối với đồng nghiệp, kỹ năng truyền đạt thông tin sẽ giúp việc hoạt động nhóm diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó, công tác phòng và chữa bệnh sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

1.3 Giao tiếp phi ngôn ngữ 

Cùng với giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng rất cần thiết cho người làm nghề Dược. Khi đối diện với khách hàng hay bệnh nhân, sự thân thiện thể hiện qua ánh mắt hay khuôn mặt sẽ tạo bầu không khí thoải mái. Khi khách hàng cảm nhận được điều này, họ sẽ tin tưởng vào người Dược sĩ hơn.

Sự thân thiện qua ánh mắt và khuôn mặt sẽ tạo bầu không khí hòa đồng
Sự thân thiện qua ánh mắt và khuôn mặt sẽ tạo bầu không khí hòa đồng

Hãy tạo sự tôn trọng đối với người đối diện. Bạn cần sử dụng những cử chỉ từ lông mày đến đôi mắt, giữ thái độ thật cởi mở và nhiệt tình khi giao tiếp với bệnh nhân. Tư thế làm việc cũng có ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Tránh tỏ ra lúng túng bằng việc gãi đầu hay xoay chuyển nhiều tư thế, nhìn đi hướng khác.

2. Cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược

2.1 Tuân thủ những nguyên tắc của ngành Dược

Mặc dù không phải quy định pháp luật nhưng 12 điều Y đức và 10 điều Dược đức là chuẩn mực mà người trong ngành cần tuân theo. Nội dung của những nguyên tắc này quy định về trách nhiệm của người Dược sĩ đối với người bệnh, bản thân và xã hội.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược bằng tuân thủ 10 điều Dược đức
Cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược bằng tuân thủ 10 điều Dược đức

Trong 10 điều Dược đức, người làm nghề Dược phải tích cực khi tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Chú ý lắng nghe, thể hiện sự quan tâm đến bệnh nhân là một trong những yêu cầu về kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược. 

Hay trong công việc, người hành nghề luôn phải trung thực và bình đẳng. Người làm điều sai trái dễ để lộ qua lời nói, cử chỉ và hành động. Khi giao tiếp, những dấu hiệu trên sẽ gây mất thiện cảm với bệnh nhân và khiến họ không tin tưởng Dược sĩ. 

2.2 Cải thiện trình độ tiếng Anh cũng như kiến thức chuyên môn

Với sự phát triển của xã hội, yêu cầu của ngành Dược dành cho ngoại ngữ càng tăng cao. Để bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược đặc biệt với người nước ngoài, vốn từ vựng tiếng Anh là thứ trau dồi hằng ngày.

Sinh viên ngành Dược cần trau dồi tiếng Anh và kiến thức chuyên ngành
Sinh viên ngành Dược cần trau dồi tiếng Anh và kiến thức chuyên ngành

Tên thuốc, cách sử dụng hay các tài liệu học thuật phần lớn đều dùng loại ngôn ngữ này. Việc nghiên cứu và học tập sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn có sẵn vốn tiếng Anh. Đối với các bệnh nhân nước ngoài, bạn có thể tự tin giao tiếp và trao đổi với họ. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức để sinh viên phát triển bản thân.

Một lý do cũng khiến sinh viên không tự tin trong giao tiếp là sự thiếu kiến thức chuyên môn và thực hành. Để cải thiện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược, sinh viên cần nắm vững kiến thức và kỹ năng làm việc. Trong trường hợp khẩn cấp hay cần tư vấn, người làm ngành Dược có thể đưa ra cách giải quyết nhanh chóng.

Xem thêm: Nên học chuyên ngành Dược nào?

2.3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp trong ngành Dược hằng ngày

Có thể với nhiều sinh viên, việc giao tiếp khá khó khăn và gây trở ngại trong quá trình học tập, làm việc. Hãy bắt đầu từ những cuộc trò chuyện với một cá nhân hay nhóm nhỏ. Khi bắt đầu xây dựng được sự tự tin, bạn cần tăng cường cường độ giao tiếp để tăng khả năng tiếp thu và truyền đạt kiến thức.

Công việc ngành Dược yêu cầu sự chính xác và cấp thiết. Bạn cần luyện tập trước mọi tình huống có thể xảy ra. Những người bạn, đồng nghiệp có thể giúp bạn bằng việc đưa ra các tình huống bất ngờ. Điều bạn cần là sự cố gắng để khi đối mặt với bệnh nhân, bạn hoàn toàn tự tin để xử lý vấn đề.

Một yêu cầu quan trọng nữa là thể hiện ngôn ngữ cơ thể với người khác. Thử đứng trước gương và nở một nụ cười thật tự tin. Ban đầu sẽ có sự ngại ngùng nhưng dần dần bạn sẽ cải thiện được bản thân. Tránh để lộ sự lo lắng và bối rối ra bên ngoài và lựa chọn một điểm an toàn để nhìn khi giao tiếp với người khác.

Trên đây là những kỹ năng giao tiếp quan trọng trong ngành Dược và cách giúp bạn cải thiện khả năng giao tiếp hằng ngày. Nếu bạn có nhu cầu theo học ngành Dược tại ngôi trường Y Dược chính thống Thủ Đô, xin mời theo dõi các trang thông tin chính thức dưới đây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status