Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi: Khái niệm – Quy trình – Lưu ý
Lượt xem: 710 Ngày đăng: 05/08/2024
Tiêm truyền tĩnh mạch là phương pháp đưa thuốc, dịch, dinh dưỡng vào cơ thể người bệnh nhằm giúp hấp thụ và phát huy tác dụng nhanh chóng. Có rất nhiều các phương thức thực hiện và nổi bật hơn cả là kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi. Cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này.
Mục lục
1. Đặt kim luồn ngoại vi là gì?
Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi là một thủ thuật Y tế nhằm tiêm, truyền tĩnh mạch với ống nhựa mềm luồn trong lòng tĩnh mạch. Đây cũng là kỹ thuật cơ bản mà một Điều dưỡng viên cần thực hiện với yêu cầu về tính chính xác và an toàn tuyệt đối. Những đối tượng được chỉ định để thực hiện gồm:
- Trẻ nhỏ có dấu hiệu, triệu chứng nguy hiểm.
- Thực hiện tiêm thuốc qua tĩnh mạch.
- Truyền dịch, chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
- Lấy máu xét nghiệm.
2. Quy trình kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi
Xin mời bạn đọc tham khảo quy trình dưới đây do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp lại.
2.1 Chuẩn bị
Trước khi tiến hành kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi, khâu chuẩn bị có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện. Người thực hiện cần mặc áo choàng, mũ, khẩu trang, rửa tay và đeo găng tay vô khuẩn. Người thực hiện thủ thuật cần xem trước hồ sơ bệnh án cũng như chuẩn bị các vật tư Y tế cần thiết như:
- Bộ dụng cụ vô khuẩn.
- Hộp đựng bông cồn 70°.
- Kim luồn các cỡ tùy thuộc vào bệnh nhân.
- Chạc ba, dây nối.
- Dung dịch natri clorid 9‰.
- Bơm tiêm.
- Dụng cụ sạch.
- Găng tay.
- Dây caro, kéo, băng dính hoặc băng opsite.
- Dung dịch sát khuẩn tay.
- Hộp chống sốc.
- Thùng đựng kim kiêm, rác thải theo quy định.
- Các dụng cụ Y tế cần thiết khác.
Với bệnh nhân, Điều dưỡng viên hay cá nhân sẽ giải thích về thủ thuật sẽ thực hiện và chuẩn bị tâm lý thật tốt. Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ đại tiểu tiện trước khi thực hiện. Sau đó, bệnh nhân sẽ được đặt nằm nghỉ trên giường thoải mái để có thể dễ dàng thực hiện đặt kim.
2.2 Tiến hành
Dưới đây là chi tiết các bước thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi.
- Đặt bệnh nhân lên giường, nằm ngửa và thoải mái.
- Lựa chọn vị trí tĩnh mạch phù hợp để tiêm, kê gối dưới chi đã được chọn.
- Làm ấm vùng tĩnh mạch đặt kim trong 5 phút (nếu cần).
- Sát khuẩn tay và găng (nếu cần)
- Garo chi được lựa chọn để đặt kim luồn.
- Sát khuẩn vùng da đặt kim luồn.
- Cố định ven và căng da dưới vị trí đâm kim.
- Cầm ngửa mũi kim sát và đưa kim theo hướng tĩnh mạch chếch 150°.
- Đẩy kim vào da cho đến khi thấy máu trào ra.
- Luồn ống kim vào lòng mạch.
- Đẩy nhẹ (ống nhựa) vào lòng mạch.
- Cố định đốc kim.
- Hạ thấp góc giữa đầu kim và mặt da, điều chỉnh góc độ cho chắc chắn.
- Tháo garo và rút nòng kim ra.
- Lắp bơm tiêm hoặc bộ truyền dịch vào đầu kim luồn.
- Tiếp tục ấn, giữ nhẹ đốc khim rồi lắp với bơm tiêm tĩnh mạch hoặc bộ dây truyền đã được chuẩn bị từ trước.
- Quan sát vị trí đặt kim luồn và hỏi thăm tình trạng người bệnh.
- Cố định kim bằng băng dính vào da người bệnh.
- Phủ lên kim một miếng gạc vô khuẩn và băng nhẹ nhàng.
- Thu dọn dụng cụ.
- Ghi chép hồ sơ bệnh án.
- Liên tục theo dõi và xử lý nếu xảy ra biến chứng.
Xem thêm: Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
3. Một số kinh nghiệm và lưu ý khi đặt kim luồn ngoại vi
Để thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi được an toàn và hiệu quả, người thực hiện có thể tham khảo một số lưu ý và kinh nghiệm dưới đây.
3.1 Chọn vein và vị trí tiêm
Vị trí được lựa chọn để đặt kim luồn nên có tĩnh mạch thẳng hoặc tại vị trí ngã ba của đường mạch máu. Những vị trí có nếp gấp hay tổn thương da, viêm nhiễm, chi phù nề hay chấn thương nặng sẽ không được ưu tiên lựa chọn. Nếu khó lấy vein, bác sĩ có thể dùng đèn soi tĩnh mạch. Cụ thể các vị trí ưu tiên bạn có thể tham khảo gồm:
- Các vị trí tĩnh mạch vùng đầu ngoại trừ trên mặt.
- Mu bàn tay, cẳng tay, trước hố khuỷu tay.
- Mắt cá chân.
3.2 Các loại kim luồn ngoại vi
Do tính chất liên quan đến sức khỏe, người thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi cần sử dụng loại kim luồn phù hợp. Vật liệu chế tạo thông dụng là ETFE với thành mỏng và có thể đặt trong cơ thể người bệnh đến 72 giờ. Kim luồn cũng được phân chia dựa trên màu sắc để có thể thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
- Màu vàng cỡ 24.
- Màu xanh nước biển cỡ 22.
- Màu hồng cỡ 20.
- Màu xanh lá cây cỡ 18.
- Màu xám cỡ 16.
- Màu gạch cua cỡ 14.
3.3 Tai biến có thể xảy ra
Là một kỹ thuật Y tế gây xâm lấn nên đặt kim luồn ngoại vi hoàn toàn có tỷ lệ xảy ra tai biến. Lúc này, Điều dưỡng viên hay người thực hiện cần bình tĩnh và đưa ra phương án xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Những nhóm tai biến chính bao gồm:
- Tụ máu: Xuất phát từ vỡ mạch máu trong quá trình đưa và rút kim.
- Chệch ven: Đưa kim luồn vào tổ chức mô thay vì mạch máu.
- Tắc mạch: Do khí, cục máu đông, mảnh đứt của kim tuần thâm nhập vào mạch máu.
- Viêm tại chỗ hoặc viêm tĩnh mạch: Có thể do kích thích, do hóa chất.
- Nhiễm trùng: Do thực hiện kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi không đảm bảo vô khuẩn.
- Một số tai biến khác: Đặt nhầm vào động mạch, bỏng do dùng cồn hoặc sát khuẩn sai kỹ thuật, thiếu máu cục bộ, hoại tử vùng thấp hơn,…
Xem thêm: Thực tập ngành Điều dưỡng là gì? Mục tiêu và chia sẻ kinh nghiệm
Tiềm năng của ngành Điều dưỡng trong tương lai và lưu ý quan trọng
Trên đây là những thông tin quan trọng về kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi mà bạn cần biết. Chắc chắn những kiến thức trên sẽ hỗ trợ bạn đọc hiểu về kỹ thuật này cũng như áp dụng vào trong công việc một cách chuẩn chỉ. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật những kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http:/tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi