Chi tiết về 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản và ý nghĩa quan trọng
Lượt xem: 2.995 Ngày đăng: 18/03/2024
Để trở thành một Điều dưỡng viên, chương trình đào tạo sẽ bao gồm rất nhiều kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ thuật. Trong đó, những kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản có thể coi là bắt buộc nhằm phục vụ hoạt động điều dưỡng ở bất kỳ vị trí công việc nào. Cùng tìm hiểu 30 kỹ thuật cơ bản Điều dưỡng cần biết và ý nghĩa quan trọng của chúng ngay bây giờ.
Mục lục
- 1. Kỹ thuật Điều dưỡng là gì?
- 2. 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản thường sử dụng
- 2.1 Kỹ thuật phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép
- 2.2 Kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh
- 2.3 Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi
- 2.4 Kỹ thuật thay băng rửa vết thương sạch
- 2.5 Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn
- 2.6 Thay băng vết thương và cắt chỉ
- 2.7 Kỹ thuật hút đờm, dãi
- 2.8 Thở oxy qua mũi và ống mở khí quản
- 2.9 Kỹ thuật sơ cứu gãy xương
- 2.10 Các biện pháp cầm máu tạm thời
- 2.11 Kỹ thuật băng
- 2.12 Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn
- 2.13 Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn
- 2.14 Vệ sinh cho người bệnh
- 2.15 Kỹ thuật mang găng vô khuẩn
- 2.16 Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa
- 2.17 Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn
- 2.18 Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn Y tế
- 2.19 Kỹ thuật khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế
- 2.20 Sử dụng bô vịt, bô dẹt cho bệnh nhân
- 2.21 Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh
- 2.22 Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh
- 2.23 Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày
- 2.24 Đặt ống thông vào trực tràng
- 2.25 Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân
- 2.26 Kỹ thuật thông tiểu nữ
- 2.27 Kỹ thuật thông tiểu nam
- 2.28 Dẫn lưu nước tiểu liên tục
- 2.29 Kỹ thuật rửa bàng quang
- 2.30 Điều dưỡng ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân
- 3. Ý nghĩa của các kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản
1. Kỹ thuật Điều dưỡng là gì?
Kỹ thuật Điều dưỡng là những thao tác, hoạt động được đào tạo và áp dụng trực tiếp trong công việc của Điều dưỡng viên với người bệnh. Trong đó bao gồm cả những kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản và nâng cao nhằm hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân được hiệu quả.
2. 30 kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản thường sử dụng
Xin mời bạn đọc theo dõi 30 kỹ thuật cơ bản được đào tạo và ứng dụng trực tiếp trong công việc của các Điều dưỡng viên dưới đây.
2.1 Kỹ thuật phát thuốc cho bệnh nhân và ghi chép
Trước khi tiến hành phát thuốc cho người bệnh, Điều dưỡng viên cần nắm bắt đầy đủ các thông tin về thuốc như tên, loại thuốc, công dụng, tác dụng phụ,… Đối tượng người cao tuổi và trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý do thể trạng, khả năng tác dụng của thuốc cũng như một số yếu tố liên quan.
2.2 Kỹ thuật pha thuốc cho người bệnh
Quy trình pha thuốc cần được thực hiện cẩn trọng và lần lượt từng bước. Điều này giúp hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay gây quá liều lượng làm ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
2.3 Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi
Những kỹ thuật tiêm cơ bản của Điều dưỡng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đặc biệt là đặt kim luồn để thực hiện kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch. Loại kim được sử dụng sẽ làm từ ống nhựa mềm luồn vào trong lòng tĩnh mạch để tạo hiệu quả nhanh chóng và tối ưu.
Xem thêm: Kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng
2.4 Kỹ thuật thay băng rửa vết thương sạch
Thay băng rửa vết thương sạch là một trong các kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản thường được sử dụng nhất. Loại băng được sử dụng cần đảm bảo điều kiện vô khuẩn để tránh gây lây nhiễm hay viêm cho các vết thương sạch.
2.5 Thay băng rửa vết thương nhiễm khuẩn
Với vết thương nhiễm khuẩn, kỹ thuật cũng gần như tương tự với vết thương sạch. Dưới vị trí vết thương cần trải nilon, cởi bỏ băng và gạc cũ cũng như cho vào túi bẩn. Sau đó Điều dưỡng viên sẽ rửa lại vết thương và thay băng mới. Trước khi thực hiện quá trình này, họ cần rửa sạch tay và đeo găng tay vô khuẩn.
2.6 Thay băng vết thương và cắt chỉ
Dung dịch sát khuẩn sẽ được sử dụng để rửa sạch vết thương trước khi cắt chỉ. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, vết thương sẽ được tháo băng và cắt chỉ theo chiều dọc của vết mổ. Bệnh nhân và người nhà cũng sẽ được hướng dẫn tự chăm sóc vết thương tại nhà sau khi kết thúc kỹ thuật.
2.7 Kỹ thuật hút đờm, dãi
Tại thời điểm hút, ống hút vô khuẩn sẽ được sử dụng và yêu cầu phải đeo găng vô khuẩn trong quá trình thực hiện. Sau khi thực hiện xong, đờm dãi sẽ được xử lý và đường hô hấp của bệnh nhân sẽ trở nên dễ chịu, thông thoáng hơn.
2.8 Thở oxy qua mũi và ống mở khí quản
Kỹ thuật này được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện thiếu oxy. Điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ bệnh nhân thở oxy qua mũi, miệng hoặc trực tiếp cấp oxy qua ống thông khí quản hoặc mở nội khí quản.
2.9 Kỹ thuật sơ cứu gãy xương
Tùy vào tình trạng gãy xương mà Điều dưỡng viên cần phải kịp thời ứng cứu. Các khâu thực hiện bao gồm sơ cứu, đánh giá ban đầu, cố định vị trí xương gãy và theo dõi đề phòng tai biến nghiêm trọng xảy ra.
2.10 Các biện pháp cầm máu tạm thời
Điều dưỡng viên cần xác định vết thương mạch máu thuộc vị trí nào (động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch). Sau khi xác định chính xác, kỹ thuật sơ cứu Điều dưỡng cơ bản sẽ được áp dụng để cầm máu cho bệnh nhân.
2.11 Kỹ thuật băng
Thao tác băng vết thương cần thực hiện đúng kỹ thuật, tránh những nếp gấp gây tổn thương mô và tạo sự khó chịu cho bệnh nhân. Việc xác định loại vết thương cũng vô cùng quan trọng để lựa chọn hình thức băng bó phù hợp.
2.12 Rửa tay thường quy phòng ngừa nhiễm khuẩn
Rửa tay thường quy là một trong những kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản nhất cần được thực hiện chuẩn chỉ. Mục tiêu của kỹ thuật này nhằm phòng ngừa nhiễm khuẩn tại bệnh viện hay cơ sở Y tế làm việc.
2.13 Sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn
Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn, rửa tay vô khuẩn với dung dịch sát khuẩn là yêu cầu bắt buộc trước khi thực hiện các thủ thuật xâm lấn.
2.14 Vệ sinh cho người bệnh
Để ngăn ngừa viêm nhiễm cũng như giúp người bệnh được thoải mái, gia tăng hiệu quả điều trị thì thực hiện vệ sinh là yêu cầu bắt buộc. Với đối tượng đặc biệt như trẻ em, người cao tuổi hay người không có khả năng tự chăm sóc bản thân thì Điều dưỡng viên cần trực tiếp hỗ trợ.
2.15 Kỹ thuật mang găng vô khuẩn
Găng vô khuẩn là một trong những vật dụng quan trọng được sử dụng nhằm kiểm soát mức độ lây lan vi khuẩn. Khi đeo găng, Điều dưỡng viên cần lưu ý về việc lột mặt trong, mặt ngoài để tránh gây nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng vết thương.
2.16 Kỹ thuật rửa tay vô khuẩn ngoại khoa
Rửa tay vô khuẩn ngoại khoa là kỹ thuật bắt buộc trước khi tiến hành phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ hay thực hiện thao tác chăm sóc đặc biệt. Kỹ thuật này cần được thực hiện với cả phẫu thuật viên, người phụ mổ cũng như Điều dưỡng viên.
Xem thêm: Điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc: Khái niệm, nội dung và ý nghĩa
2.17 Kỹ thuật mặc và cởi áo choàng vô khuẩn
Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản tiếp theo Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội muốn giới thiệu tới bạn đọc là mặc và cởi áo choàng vô khuẩn. Điều dưỡng viên phụ trách không được pháp tiếp xúc tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo sẽ bị thay thế nếu chạm vào người hỗ trợ.
2.18 Chuẩn bị dụng cụ tiệt khuẩn Y tế
Bộ dụng cụ Y tế sẽ được giữ nguyên trong hộp với tình trạng vô khuẩn và không ảnh hưởng bởi bất kỳ yếu tố môi trường hay vi khuẩn xâm nhập.
2.19 Kỹ thuật khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế
Điều dưỡng viên sẽ thực hiện làm sạch bộ dụng cụ Y tế theo đúng các bước, đóng gói và khử khuẩn với sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại.
2.20 Sử dụng bô vịt, bô dẹt cho bệnh nhân
Bô vịt, bô dẹt thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể rời khỏi giường hoặc gặp những vấn đề về di chuyển, vệ sinh. Điều dưỡng viên sẽ cung cấp bô dẹt, bô vịt cho bệnh nhân cũng như hướng dẫn để bệnh nhân và người nhà có thể sử dụng.
2.21 Quy trình làm sạch và rửa dụng cụ khám chữa bệnh
Dụng cụ khám chữa bệnh cần đảm bảo về tính vô khuẩn và khử khuẩn trước khi được tiếp tục sử dụng. Công việc của Điều dưỡng viên lúc này là vệ sinh dụng cụ sạch sẽ cũng như đảm bảo tính vô trùng, an toàn.
2.22 Hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh
Điều dưỡng viên có nhiệm vụ hỗ trợ và đáp ứng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân. Nếu người bệnh không có khả năng tự ăn qua miệng, kỹ thuật ăn qua sonde sẽ được thực hiện.
2.23 Kỹ thuật đặt ống thông dạ dày
Đặt ống thông dạ dày sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống hay dùng thuốc với những cá nhân mất khả năng ăn uống thông qua đường miệng.
2.24 Đặt ống thông vào trực tràng
Mục đích của kỹ thuật này là đưa thuốc hỗ trợ giãn đại tràng và lỏng phân. Trong một số trường hợp, đặt ống thông vào trực tràng còn hỗ trợ đưa dinh dưỡng và thuốc vào cơ thể trực tiếp qua đường ruột.
2.25 Kỹ thuật thụt tháo cho bệnh nhân
Kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản thụt tháo được sử dụng để làm sạch phân ở đại tràng. Nguyên lý của kỹ thuật này là kích thích nhu động ruột bằng một lượng lớn dung dịch thông qua đường hậu môn.
2.26 Kỹ thuật thông tiểu nữ
Điều dưỡng viên sử dụng ống thông vô khuẩn đưa qua niệu đạo vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài. Kỹ thuật này được áp dụng trọng những trường hợp bệnh nhân bí tiểu, vô niệu,… Khi thực hiện, ống thông sẽ được bôi trơn và đưa vào niệu đạo với độ sâu 4-5 cm.
2.27 Kỹ thuật thông tiểu nam
Thông tiểu nam cũng được áp dụng gần tương tự so với thông tiểu nữ. Điểm khác biệt duy nhất là ống thông sẽ được đưa vào độ sâu từ 18-20 cm.
2.28 Dẫn lưu nước tiểu liên tục
Với một ống thông cố định, nước tiểu sẽ được dẫn liên tục từ bàng quang vào túi đựng nước tiểu vô khuẩn. Điều này phục vụ công tác xét nghiệm hoặc tính toán lượng nước ra vào trong cơ thể người bệnh trong 24 giờ.
2.29 Kỹ thuật rửa bàng quang
Để rửa bàng quang, Điều dưỡng viên sẽ đưa dung dịch rửa kèm theo kháng sinh và dẫn lưu ra ngoài thông qua ống tiểu.
2.30 Điều dưỡng ghi chép và theo dõi lượng dịch vào ra của bệnh nhân
Bất kỳ dung dịch nào được cung cấp vào người bệnh nhân cũng như thải ra ngoài đều cần được ghi chép cẩn thận. Đó có thể là nước, sữa chua, cà phê,… hay truyền máu, truyền nước,…
3. Ý nghĩa của các kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản
Những kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản có ý nghĩa quan trọng trên một số phương diện dưới đây.
- Nền tảng của hoạt động điều dưỡng: Hoạt động chăm sóc, điều dưỡng cho bệnh nhân sẽ dựa vào những kỹ thuật trên làm nền tảng cũng như đánh giá hoạt động của một cơ sở Y tế.
- Hỗ trợ đào tạo, giáo dục: Những kỹ thuật trên là nền tảng quan trọng và được đào tạo trực tiếp cho đội ngũ Điều dưỡng viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Đáp ứng yêu cầu công việc: Họ cần có kiến thức và áp dụng những kỹ thuật trên một cách chuẩn chỉ để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của công việc.
- Phát triển chuyên môn, cơ hội: Điều dưỡng viên có thể tiếp tục nâng cao kiến thức, năng lực cũng như cơ hội phát triển sau khi nắm chắc các kỹ thuật Điều dưỡng cơ bản.
- Đóng góp cho nền Y tế nước nhà: Đội ngũ Điều dưỡng viên vững chắc kỹ thuật, chuyên môn và kiến thức sẽ đem đến nhiều đóng góp to lớn cho nền Y tế nước nhà.
Trên đây là những nội dung quan trọng về các kỹ thuật Điều dưỡng căn bản và ý nghĩa của chúng. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những kiến thức đã được tổng hợp ở trên nhằm phục vụ hoạt động học tập, làm việc của bản thân. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi