Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

Ô đầu – Phụ tử

Lượt xem: 806 Ngày đăng: 28/05/2023

Rate this post

Ô đầu, Phụ tử là dược liệu quý hiếm có nhiều công dụng nhưng có độc tính rất mạnh. Dược liệu này thường ngâm rượu hoặc sắc uống nhằm chữa chứng đau nhức xương khớp, các chứng bệnh do trúng phong hàn như tê mỏi, chân tay co quắp, miệng mồm méo xệch, … Tuy nhiên vì có độc tính cao nên dược liệu chỉ được dùng khi có chỉ định từ thầy thuốc.

  • Tên gọi khác: Củ ấu tàu, củ gấu tàu, xuyên ô, thiên hùng, trắc tử, ô uế, cố y.
  • Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl
  • Họ: Mao lương (Danh pháp khoa học: Ranunculaceae)
  1. Đặc điểm thực vật

Ô đầu là vị thuốc quý hiếm nhưng có độc tính rất cao. Cây ở dạng thân thảo, sống nhiều năm, chiều cao trung binh khoảng 60 – 100cm. Rễ dạng củ, có rễ củ cái và củ con, thường mọc thành chuỗi. Lá xẻ thành 3 thùy, mép lá có răng cưa to, mép khía răng nhọn và mặt lá có lông ngắn.

 

Ô đầu là cây thân thảo sống nhiều năm, chiều cao khoảng 60 – 100cm và có rễ phát triển thành củ.

Hoa mọc thành chùm, mọc không đều, có màu xanh lam tím. Quả 5 đại mỏng, bên trong chứa hạt và có vảy trên bề mặt.

  1. Bộ phận dùng

Rễ củ được thu hái để làm thuốc.

  • Rễ củ cái được gọi là Ô đầu
  • Rễ con được gọi là Phụ tử.
  1. Phân bố

Cây Ô đầu phân bố chủ yếu ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây đã phát hiện loại thực vật này được trồng ở tỉnh Lào Cai.

  1. Thu hái – sơ chế.

Củ cái (rễ cái) được thu hái vào giữa hoặc cuối mùa xuân là tốt nhất. Nếu thu hái vào những mùa khác thì chất lượng củ không tốt, thường teo và xốp.

Sau khi thu hái củ về, cần bào chế để giảm bớt độc tính trong dược liệu

Củ tốt là loại củ khô, bề ngoài đen, bên trong có thịt trắng ngà, khi dùng lưỡi nếm thấy tê cay là loại tốt nhất. Vì ô đầu có độc tính cao nên khi dùng cần bào chế để giảm bớt độc tính.

  • Tán nhỏ, sau đó ngâm rượu trong 5 – 7 ngày và dùng dịch rượu để xoa bóp.
  • Hoặc tán bột rồi trộn cùng với bột thuốc khác để làm thuốc dùng ngoài.
  • Nướng chín/ dùng sống hoặc nấu với đậu đen để giảm bớt độc tính.
  1. Bảo quản

Y học xếp ô đầu thuộc nhóm thuốc độc bảng A. Chính vì vậy cần bảo quản riêng trong lọ kín, đặt nơi thoáng mát và khô ráo. Ngoài ra cần phơi sấy thường xuyên để tránh mối mọt.

  1. Thành phần hóa học

Thành phần chính trong củ ô đầu là aconitin (hoạt chất tạo ra mùi cay tê đặc trưng. Ngoài ra dược liệu còn chứa các acid hữu cơ, chất nhựa, đường, tinh bột, alkaloid,…

  1. 7. Vị thuốc Ô đầu – Phụ tử.

7.1. Vị thuốc Ô đầu.

Tính vị Qui kinh

Vị đắng, cay, tính nóng và có độc mạnh.

Quy vào 12 kinh nhưng chủ yếu là Thận, Tỳ, Can và Tâm.

Tác dụng dược lý

+Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Chỉ thống, ôn kinh, khu phong trừ thấp.
  • Chủ trị: Đau mỏi chân tay sai khớp, tê bại, chấn thương gây đau nhức, trúng gió phát kinh, chân tay lạnh ở trẻ nhỏ và co giật méo mồm.

+Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng đối với hệ thần kinh: Acotinin trong dược liệu có tác dụng gây ngứa, sau chuyển sang cảm giác nóng, bong và sau đó làm mất cảm giác tê bại. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng tăng cường tuyến nước bọt, ức chế trung khu hô hấp và hạ thân nhiệt ở cả động vật thực nghiệm bình thường và bị sốt.
  • Tác dụng giảm đau: Ô đầu chứa một số alkaloid – có tác dụng giảm đau đối với chuột trắng thực nghiệm. Tác dụng giảm đau của dược liệu được xác định là có mối liên hệ mật thiết với catecholamine. Ngoài ra hoạt chất Aconitin trong dược liệu còn có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh và khiến não bộ không cảm nhận được tín hiệu đau.
  • Tác dụng chống viêm: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng chống viêm khớp ở chuột thực nghiệm được gây viêm do formaldehyde. Ngoài ra hoạt chất Alcaloid còn có khả năng ức chế tình trạng tăng thẩm thấu của thành mạch ở chuột cống trắng thực nghiệm.
  • Cách dùng – liều lượng

Dược liệu thường được dùng ở dạng sắc uống, ngâm rượu làm thuốc xoa bóp. Mỗi ngày dùng 3 – 4g.

7.2 Vị thuốc Phụ tử chế.

Tên khác. Cách tử, Bạch phụ, Hắc phụ, Diêm phụ, Phụ tử muối…

  1. Cách bào chế Phụ tử chế.
  • Hắc phụ phiến: Chọn phụ tử cỡ vừa, sau đó đem ngâm với nước muối mặn trong 3 – 5 ngày. Đem nấu sôi lên, bỏ nước, đem vớt rễ ra, rửa sạch và thái thành từng phiến dày. Tiếp tục ngâm với nước muối hạt cùng với thuốc nhuộm (có màu trà đặc). Sau đó đem rửa sạch đến khi dùng lưỡi nếm không thấy bị cay tê. Cuối cùng đem dược liệu đồ chín, sấy khô 1 nửa và đem phơi khô hoàn toàn.
  • Diêm phụ tử: Chọn thứ rễ hơi to, rửa sạch và ngâm với nước muối pha. Mỗi ngày vớt rễ ra phơi cho đến khi thấy tinh thể muối hóa cứng bên ngoài phụ tử. Sau đó giần sơ qua để loại bỏ bớt muối trên dược liệu là dùng được.
  • Đạm phụ phiến: Dùng diêm phụ phiến ngâm với nước, ngày thay nước từ 2 – 3 lần cho hết muối. Sau đó cho dược liệu vào nồi cùng với đậu đen và cam thảo, đổ thêm nước vào, nấu cho thấm đến khi cắt ra và nếm lưỡi không thấy vị tê, cay là được. Cuối cùng bỏ hết đậu đen và cam thảo, cạo bỏ vỏ, chẻ làm 2 miếng, thêm nước và nấu trong 2 giờ. Khi dược liệu chín, đem để ráo và ủ cho mềm, sau đó cắt thành miếng và phơi khô là dùng được.
  • Bạch phụ phiến: Chọn loại rễ nhỏ, đem ngâm với muối mặn trong vài ngày. Sau đó đem đun sôi cho đến khi dược liệu chín nhừ, vớt ra, bóc bỏ vỏ ngoài và cắt thành từng phiến. Dùng dược liệu rửa nhiều lần với nước cho đến khi còn vị cay tê, sau đó lấy ra đem đồ chín, phơi khô nửa chừng và xông với lưu huỳnh cho khô hoàn toàn là dùng được.
  • Hoặc dùng Diêm phụ tử rửa sạch, ngâm trong nước qua 1 đêm, bỏ cuống và vỏ, sau đó cắt miếng và ngâm với nước cho đến khi không còn vị cay, tê. Vớt dược liệu ra đem tẩm với nước gừng trong 1 – 3 ngày, sau đó vớt ra, đồ chín và sấy khô 7 phần. Cuối cùng cho vào nồi rang với lửa to để nước gừng bay hoàn toàn, đem dược liệu ra và để nguội dùng dần
  1. Tính vị – Quy kinh

– Vị cay, tính ôn

– Quy vào kinh Tỳ, Thận, Tâm, Thái âm Phế, túc Thiếu âm Thận, Thiếu dương Tam tiêu và túc Quyết âm Can.

  1. Tác dụng dược lý

Theo Đông Y:

  • Tác dụng: Thông hành các kinh (12 kinh), tính tẩu mà bất thủ, chỉ thống, hành thủy, hồi dương và ôn thận.
  • Chủ trị: Chứng âm thư, dương hư, phong thấp, thủy thũng, vong dương.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng tăng cường miễn dịch.
  • Nước sắc từ dược liệu có tác dụng tăng co bóp cơ tim, tăng lưu lượng máu, cường tim và tăng huyết áp.
  • Một số thí nghiệm cho thấy, nước sắc phụ tử có tác dụng tăng chuyển hóa protein, mỡ, đường và tăng tiết hormone ở vỏ tuyến thượng thận.
  • Tiêm Aconite trong dược liệu với liều 0.1 – 0.2mg/ kg có tác dụng giảm phản xạ không điều kiện, có điều kiện và làm giảm nồng độ Ammoniac ở não.
  • Dược liệu có độc tính cao, dấu hiệu nhiễm độc: Buồn nôn, chảy nước miếng, hoa mắt, tê chân tay, khô miệng, nôn mửa, hoa mắt, thân nhiệt giảm, mạch chậm, tim hồi hộp, khó thở, tụt huyết áp,… Dùng bài thuốc cam thảo 20g, sinh khương 20g, kim ngân hoa 80g, đậu xanh 80g, đem sắc uống và thêm đường để giải độc.
  1. Cách dùng – liều lượng.

Liều dùng trung bình: 3 – 15g/ ngày. Khi dùng phụ tử, nên sắc 30 – 60 phút trước khi cho các dược liệu khác vào.

Một số người có đáp ứng tốt có thể dùng liều cao hơn. Tuy nhiên ở những người có cơ địa nhạy cảm, sử dụng phụ tử ở liều thấp cũng đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc. Vì vậy khuyến cáo nên dùng ở liều thấp nhất để xem xét biểu hiện trước khi quyết định tăng liều dùng.

Ô đầu là thảo dược quý, có khả năng quy vào 12 kinh mạch. Tuy nhiên dược liệu này có độc tính rất mạnh, có thể gây ngộ độc và tử vong nếu thiếu thận trọng khi sử dụng. Vì vậy bạn chỉ nên dùng bài thuốc từ ô đầu khi được thầy thuốc hướng dẫn cụ thể.

  1. 5. Bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Ô đầu – Phụ tử.

5.1. Bài thuốc sử dụng dược liệu Ô đầu chữa khớp sưng đau, xuất hiện u xung quanh khớp, co duỗi khó khăn và kéo dài lâu ngày gây tổn thương thận.

  • Chuẩn bị: Tế tân 5g, xích thược 12g, thổ phục 16g, ý dĩ 20g, quế chi 4 – 6g, ô đầu (sắc trước) 5g, đương quy 12g, uy linh tiên 10g, tỳ giải 12g, mộc thông 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

Ngoài ra, dân gian còn tận dụng độc tính của ô đầu để bôi lên mũi tên khi săn bắt thú.

5,2. Bài thuốc chữa trị bệnh từ dược liệu phụ tử

Dược liệu phụ tử được dùng để trị chân tay lạnh, viêm thận mãn tính, răng đau do âm hư,…

  1. Bài thuốc trị tay chân lạnh, co rút, đổ nhiều mồ hôi, tiêu chảy và buồn nôn
  • Chuẩn bị: Can khương 60g, chích thảo 80g và phụ tử (dùng sống, đem bỏ vỏ và cắt thành 8 miếng).
  • Thực hiện: Sắc cùng với 3 thăng nước, sau đó còn lại 1 thăng 2 hợp. Đem vớt bỏ bã, chắt lấy nước, chia thành nhiều lần uống và dùng ấm.
  1. Bài thuốc trị ra mồ hôi không ngừng và lậu phong
  • Chuẩn bị: Thục tiêu (bỏ mắt, sao cho bay hết hơi nước) 15g, bạch truật 60g, phụ tử 45g (chế, bỏ vỏ và cuống) 45g, hạnh nhân (bỏ đầu nhọn, vỏ và sao cho bay hết nước) 15g.
  • Thực hiện: Đem các vị băm nát và đem sắc với 5 thăng nước, còn lại 2 thăng. Vớt bỏ bã, dùng nước chia thành 4 lần uống khi còn ấm.
  1. 3. Bài thuốc trị ngực có hòn khối, giữa ngực có hàn khí uất kết không tan và ngực đau
  • Chuẩn bị: Nga truật (nướng) 30g, phụ tử (bào, bỏ vỏ và cuống) 30g, chỉ thực (sao trấu) 15, hồ tiêu 15g.
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 9g uống với rượu nóng.
  1. Bài thuốc trị mạch Vi muốn tuyệt, hàn tàn nhập lý, bụng đau, chân tay lạnh run, thổ tả, thân nhiệt, tụt huyết áp
  • Chuẩn bị: Nhục quế 4g, đảng sâm, phụ linh, bạch truật và trần bì mỗi thứ 12g, ngũ vị tử 6g, thục phụ tử 12g, can khương 6g, cam thảo 4g, sinh khương và bán hạ mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Sắc, sau đó thêm vào 0.1g xạ hương và dùng uống.
  1. Bài thuốc trị hàn thấp thấm vào bên trong gây đau nhức xương khớp, chân tay lạnh, không khát và lưng lạnh
  • Chuẩn bị: Đảng sâm, thục phụ tử, thược dược, phục linh và bạch truật mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  1. Bài thuốc trị âm độc thương hàn, tay chân lạnh, bụng đau, mặt xanh, các chứng lãnh khí
  • Chuẩn bị: Phụ tử 3 trái (bào chế, bỏ vỏ và cuống).
  • Thực hiện: Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 9g uống với ½ chén rượu lạnh và ½ chén nước cốt gừng.
  1. Bài thuốc trị quan cách, chân lạnh và mạch trầm
  • Chuẩn bị: Nhân sâm và thục phụ tử mỗi thứ 4g, 1 ít xạ hương.
  • Thực hiện: Đem thục phụ tử tán nhuyễn, sau đó trộn với làm viên (viêm to bằng hạt ngô đồng). Dùng xạ hương bọc bên ngoài. Mỗi lần dùng 7 viên uống cùng với nước sắc đăng tâm.
  1. Bài thuốc trị răng đau do âm hư
  • Chuẩn bị: Phụ tử (sống) một lượng vừa đủ.
  • Thực hiện: Nghiền nát dược liệu, sau đó trộn với một ít nước miếng và đắp vào giữa lòng bàn chân.
  1. Bài thuốc trị dương khí không đủ, viêm thận mãn tính, phù thũng, chân lạnh và lưng mỏi
  • Chuẩn bị: Nhục quế 4g, sơn dược và thục địa mỗi thứ 16g, thục phụ tử 12g, trạch tả, đơn bì, phục linh và sơn thù mỗi thứ 12g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu tán thành bột, sau đó trộn với mật làm thành viên. Mỗi lần dùng 12g, ngày dùng 2 lần.
  1. 6. Lưu ý khi dùng bài thuốc từ vị thuốc Ô đầu
  • Sử dụng ô đầu có thể gây ra tình trạng ngộ độc. Dấu hiệu ngộ độc, bao gồm hôn mê, giảm ý thức, chóng mặt, đổ mồ hôi, ngứa ran tứ chi, mờ mắt, tụt huyết áp, bồn chồn, hạ kali máu, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn,…
  • Người không thực sự trúng phong hàn và phụ nữ mang thai thì không nên dùng.
  • Dược liệu có độc tính rất mạnh. Do đó không tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc.
  • Ô đầu phản Tê giác, Bạch liễm, Qua lâu, Bạch cập, Bán hạ và Bối mẫu.
  • Khi dùng phải đem sắc trước với lửa to rồi mới thêm các dược liệu còn lại vào.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm độc, đem sắc gừng tươi 20g, cam thảo 20g, kim ngân hoa và đậu xanh 80g với đường để giải độc.
  • Rượu xoa bóp từ dược liệu chỉ được dùng trên vùng khớp đau nhức trong trường hợp không có xây xát hay vết thương hở.
  1. 7. Những điều cần lưu ý khi dùng bài thuốc từ Phụ tử

Phụ tử có tác dụng hồi dương, thoái phong hàn và thông hành kinh mạch. Tuy nhiên dược liệu này chứa độc tính rất mạnh, vì vậy khi sử dụng bạn nên lưu ý những thông tin sau:

  • Không dùng dược liệu cho phụ nữ mang thai (loại thuốc hàng đầu gây trụy thai), chân nhiệt giả hàn và âm hư dương thịnh.
  • Nếu không dùng bài thuốc từ đậu xanh, gừng khô và cam thảo để giải độc tính của phụ tử, có thể dùng Lidocaine để giảm nguy cơ tử vong.
  • Khi dùng phụ tử, nên phối hợp với các dược liệu có tác dụng làm ấm như can khương, bạch truật, quế nhục, cam thảo, nhân sâm và hoàng kỳ.
  • Cần phân biệt rễ con của cây ô đầu (phụ tử) với củ của cây ô đầu (dược liệu ô đầu). Ô đầu có công năng tương tự phụ tử nhưng yếu hơn.
  • Dược liệu có độc tính cao nên cần phải bào chế đúng cách trước khi dùng. Đồng thời nên dùng liều thấp trước khi tăng liều lượng.
  • Phụ tử có độc tính rất mạnh và tính kiềm, do đó nên sắc phụ tử trước với lửa to và sắc lâu (khoảng 4 giờ).
  • Tương phản với phòng phong.
  • Cấm dùng cho người không phải thận dương bất túc
  • Người bị chứng hỏa, chứng nhiệt, chứng dương, huyết dịch suy yếu và âm hư nội nhiệt không nên dùng.

 

DMCA.com Protection Status