Quản lý và cung ứng thuốc là gì? Cơ hội và thách thức trong ngành
Logo

Quản lý và cung ứng thuốc là gì? Vai trò và mô hình hoạt động

Lượt xem: 1.794 Ngày đăng: 08/01/2024

5/5 - (2 bình chọn)

Với ưu điểm như sự nhanh chóng, sẵn sàng cũng như thuận tiện, thuốc tồn tại ở xung quanh chúng ta và có thể mua bất cứ khi nào. Để làm được điều này, ta không thể không đề cập tới hoạt động Quản lý và cung ứng thuốc với vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu khái niệm về ngành nghề này cũng như vai trò và mô hình hoạt động cụ thể ngay bây giờ.

1. Quản lý và cung ứng thuốc là gì? 

Quản lý và cung ứng thuốc là một trong 5 chuyên ngành chính của ngành Dược tại hầu hết các trường thuộc khối ngành Y tế hiện nay. Đây cũng đồng thời là một chuỗi quy trình của những cá nhân có chuyên môn nhằm đưa được thuốc tới tay người tiêu dùng một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Thuốc sẽ được đưa tới tay người tiêu dùng thuận lợi và nhanh chóng
Thuốc sẽ được đưa tới tay người tiêu dùng thuận lợi và nhanh chóng

2. Vai trò và nhiệm vụ của ngành quản lý cung ứng thuốc

Ta có thể dễ dàng nhận ra vai trò và nhiệm vụ của ngành thông qua loại hàng hóa đặc biệt mà ngành đảm nhận – thuốc. Thuốc đã trở thành một phần quan trọng giúp đem lại hiệu quả điều trị bệnh cũng như cải thiện đời sống của con người. Tương ứng với đó, thuốc cũng có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, hoạt động phân phối hay sử dụng hiệu quả.

Chính vì vậy, chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc như một cầu nối quan trọng nhằm phân phối thuốc kịp thời, chất lượng và đảm bảo tới mọi người. Các khâu như quản lý, cấp phát, đảm bảo chất lượng trong quá trình vận chuyển,… đều góp phần to lớn trong công cuộc hướng tới hoạt động sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả. 

3. Mô hình hoạt động chuỗi Quản lý và cung ứng thuốc

Mô hình về hoạt động này gồm 6 nội dung chính lần lượt là Tổng quát hóa → Lựa chọn thuốc → Tìm kiếm, thu mua → Phân phối → Sử dụng → Quản lý. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về từng yếu tố trong mô hình này ngay bây giờ.

3.1 Tổng quát hóa

Để bắt đầu hoạt động quản lý và cung ứng mặt hàng đặc biệt này, thực trạng tình hình cung ứng thuốc trong khu vực là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm. Dựa vào đó, bạn sẽ đưa ra được mục tiêu mà bản thân hay doanh nghiệp cần đạt được. Sau khi đã xác định được quy mô phân phối phù hợp, kế hoạch cung ứng sẽ được lên dựa vào 06 bước cơ bản dưới đây:

  • Thiết lập một đội hình có tổ chức kế hoạch cụ thể.
  • Xác định mục tiêu cũng như đối tượng trong khu vực.
  • Xác định những điểm quan trọng để tập trung và phát triển.
  • Mô tả thực trạng tổ chức cũng như nguồn cung cấp sẵn có. 
  • Chỉ ra và xác nhận những thiếu hụt.
  • Thiết lập chiến lược phát triển phù hợp.
Dược sĩ cần xác định mục tiêu cũng như đối tượng trong khu vực
Dược sĩ cần xác định mục tiêu cũng như đối tượng trong khu vực

3.2 Lựa chọn thuốc

Là người thực hiện công tác quản lý và cung ứng thuốc, bạn cần xác định loại thuốc cần lựa chọn cũng như số lượng phù hợp là bao nhiêu. Để làm được điều này, những nguyên tắc chung dưới đây chắc chắn không thể bỏ qua:

  • Lựa chọn số lượng thuốc tối thiểu để điều trị bệnh nhân dựa trên cơ sở dịch tễ học của tần số mục tiêu.
  • Thuốc được lựa chọn phải đúng tên danh pháp.
  • Chỉ chọn dạng và liều cần thiết, đáp ứng được nhu cầu trong khu vực.
  • Hoàn thiện danh mục thuốc có hệ thống và đồng nhất về nội dung điều trị.

3.3 Tìm kiếm và thu mua thuốc

Giai đoạn tìm kiếm và thu mua thuốc là một bài toán khó với bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân Dược sĩ tự kinh doanh nào. Nguồn cung ứng có thể xuất phát từ bất cứ đơn vị nào như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, nhà sản xuất địa phương,… Để lựa chọn đúng nguồn cung ứng, độ uy tín, tin cậy hay giới hạn có thể cung cấp đều cần chú ý đến.

Trong quản lý và cung ứng thuốc, tìm kiếm nguồn thuốc uy tín tương đối khó khăn
Trong quản lý và cung ứng thuốc, tìm kiếm nguồn thuốc uy tín tương đối khó khăn

Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ các bước sau trong quá trình tìm kiếm và thu mua thuốc:

  • Xem xét lại danh mục thuốc đã lựa chọn.
  • Cân bằng giữa nhu cầu nhập hàng và khả năng tài chính.
  • Lựa chọn phương pháp thu mua tối ưu.
  • Giới hạn và lựa chọn đơn vị cung ứng phù hợp.
  • Xác định rõ các điều khoản hợp đồng quan trọng.
  • Tiếp nhận và kiểm tra thuốc.
  • Thanh toán.
  • Thực hiện phân phối thuốc.
  • Thu thập dữ liệu người dùng phục vụ công việc.

3.4 Phân phối thuốc

Khâu phân chia, di chuyển, bảo quản thuốc xuyên suốt quá trình vận chuyển bằng phương tiện khác nhau được gọi là phân phối thuốc. Quy tắc thực hành tốt phân phối thuốc được được Bộ Y tế quy định chi tiết trong Thông tư 03/2018/TT-BYT và đây là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn bắt buộc phải thực hiện. 4 nội dung quan trọng nhất gồm:

  • Cung cấp thông tin về thuốc cho các bên liên quan và người tiêu dùng.
  • Tồn trữ thuốc.
  • Vận chuyển, giao nhận thuốc đến các kênh phân phối.
  • Thanh toán cũng như quyết toán tiền thuốc.
Các bên liên quan và người tiêu dùng sẽ được cung cấp thông tin về thuốc
Các bên liên quan và người tiêu dùng sẽ được cung cấp thông tin về thuốc

3.5 Hướng dẫn sử dụng thuốc

Để người dùng có thể sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, khâu hướng dẫn sử dụng thuốc chắc chắn không thể bỏ qua. Đây vừa là trách nhiệm trực tiếp của Dược sĩ khi bán thuốc cho bệnh nhân cũng như những cá nhân tham gia vào khâu quản lý và cung ứng thuốc. 3 vấn đề cần chú ý đến là:

  • Phối hợp thuốc phải đúng, không có tương tác bất lợi.
  • Khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh cao
  • Có chỉ dẫn dùng thuốc đúng.

3.6 Công tác quản lý

Khâu cuối cùng trong mô hình này là thực hiện công tác quản lý với các nội dung như tổ chức cung ứng, chiến lược giảm giá, thiết kế chương trình huấn luyện… Để quá trình vận hành và cung ứng thuốc được diễn ra thuận lợi, hoạt động quản lý cần được đảm bảo tính chính xác, phù hợp và tỉ mỉ. 

4. Thách thức với ngành Quản lý cung ứng thuốc

Mặc dù có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, ngành nghề này vẫn tồn tại rất nhiều bất cập. Đây vừa là những thách thức mà doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt nhưng cũng là những cơ hội to lớn để cạnh tranh và phát triển.

4.1 Duy trì nguồn tài chính ổn định

Yếu tố cân bằng giữa ngân sách tài chính, mức chi trả và nguồn cung ứng tối ưu cần được đảm bảo. Đây chắc chắn là bài toán khó mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm ra lời giải phù hợp. Bất cứ hoạt động nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng cũng cần gắn liền với hiệu quả thực hiện trên cơ sở, tài chính và cân đối nhu cầu thuốc. 

Tài chính, mức chi trả và nguồn cung ứng tối ưu cần được đảm bảo
Tài chính, mức chi trả và nguồn cung ứng tối ưu cần được đảm bảo

4.2 Cải thiện chế độ pháp lý và nâng cao hiệu quả hệ thống cung ứng

Như Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đề cập, hoạt động phân phối thuốc tốt đều được Bộ Y tế quy định rất rõ ràng. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định Pháp luật, cải thiện tính minh bạch trong khâu quản lý, nâng cao trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, hệ thống quy trình thực hiện sẽ được củng cố và chặt chẽ hơn trong các chính sách.

4.3 Thay đổi nhận thức của các cá nhân liên quan

Trong chuỗi quản lý và cung ứng thuốc, những cá nhân liên quan có thể kể đến như người cung ứng, cán bộ y tế, bệnh nhân, cộng đồng. Thông qua tuyên truyền, chia sẻ hay hướng dẫn, chất lượng đơn thuốc, nhận thức sử dụng thuốc cũng như tính tuân thủ của bệnh nhân sẽ dần được cải thiện.

Bệnh nhân sẽ được nâng cao nhận thức khi sử dụng thuốc
Bệnh nhân sẽ được nâng cao nhận thức khi sử dụng thuốc

4.4 Tái định hướng và nâng cao khả năng tiếp cận thuốc

Ở nước ta, hoạt động phân phối các loại hàng hóa đặc biệt như thế này phải chịu sự quản lý vô cùng nghiêm ngặt của Bộ Y tế và Nhà nước. Từ đó, hoạt động tiếp cận thuốc cũng gặp phải tương đối nhiều khó khăn khi tính sẵn có, khả năng tiếp cận về mặt địa lý, khả năng chi trả,… đều chịu sự quản lý.

5. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc

Đây có phải một ngành học khó hay không? Những yêu cầu về pháp lý, kiến thức Dược học,… cần đảm bảo nghiêm ngặt hay không? Chắc chắn rồi. Mặc dù vậy, đây vẫn là một ngành học tiềm năng và luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn thí sinh đã, đang và muốn theo đuổi ngành Dược. 

Sinh viên ngành Dược rất quan tâm đến ngành học này
Sinh viên ngành Dược rất quan tâm đến ngành học này

Về vị trí công việc, bạn có thể trở thành các Chuyên viên phân phối và quản lý trong các chuỗi cung ứng thuốc của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tham gia vào các khâu như phân phối, quản lý, lựa chọn thuốc,… Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào xử lý giấy tờ pháp lý cho doanh nghiệp Dược phẩm cũng như mở tiệm thuốc riêng nếu có vốn hiểu biết và kiến thức kinh doanh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp với định hướng và ước mơ của bản thân. Theo dõi ngay các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất về ngành Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status