Y học cổ truyền và Y học hiện đại: So sánh và kết hợp 2 nền Y học
Lượt xem: 1.346 Ngày đăng: 07/08/2024
Y học cổ truyền và Y học hiện đại đã cùng nhau tồn tại cũng như đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của xã hội. Trong bài viết này, hãy cùng so sánh chi tiết về hai nền tảng Y học này cũng như về chủ chương kết hợp của Bộ Y tế. Nội dung được tổng hợp và chia sẻ bởi Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
Mục lục
1. Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền là ngành Y học nghiên cứu các kiến thức, kinh nghiệm,… khám chữa bệnh được đúc kết qua nhiều thế hệ. Mặc dù quốc gia nào cũng có nền Y học cổ truyền nhưng hầu hết đều coi xuất phát điểm của nền Y học này ở phương Đông, cụ thể là Việt Nam và Trung Quốc. Một tên gọi khác của Y học cổ truyền là Đông Y để phân biệt với Tây Y.
2. Y học hiện đại là gì?
Y học hiện đại là lĩnh vực Y học áp dụng những công nghệ, phương pháp hiện đại phục vụ hoạt động khám chữa bệnh. Chúng ta còn có một tên gọi khác cho Y học hiện đại là Tây Y hay Y học phương Tây. Một số đặc điểm của nền Y học này là sử dụng máy móc hiện đại, điều chế thuốc từ các chất hóa học,…
3. So sánh Y học cổ truyền và Y học hiện đại
Hai nền Y học này có những điểm giống cũng như khác biệt cụ thể. Để hiểu rõ hơn về hai nền Y học này, xin mời bạn đọc theo dõi chi tiết những thông tin dưới đây.
3.1 Điểm giống nhau
Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều là những nền Y học được tạo ra với mục tiêu vì sức khỏe con người. Cả hai đều đã, đang và sẽ giành được sự tin tưởng từ xã hội với mức độ phổ biến cao. Bên cạnh đó, cả hai đều có tính tích lũy và phát triển dựa trên lịch sử phát triển của mỗi nền Y học.
Với mỗi người hay tình trạng bệnh riêng, Đông Y và Tây Y sẽ hướng tới đưa ra những giải pháp được cá nhân hóa. Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế cũng đã có rất nhiều chính sách để duy trì, phát triển hai nền Y học. Nhờ vậy, hiệu quả khám chữa bệnh và nền Y tế nước nhà mới ngày càng phát triển.
3.2 Điểm khác nhau
Tiêu chí so sánh | Y học cổ truyền | Y học hiện đại |
Nguồn gốc | Hầu hết các quốc gia đều có nhưng được coi là xuất phát từ Việt Nam và Trung Quốc là chính. | Phát triển và được ứng dụng bởi các nước phương Tây. |
Nền tảng | Dựa vào tri thức, kinh nghiệm truyền lại qua nhiều thế hệ. | Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hiện đại |
Cách tiếp cận | Cân bằng âm dương, năng lượng cơ thể để đảm bảo tính ổn định. | Dựa trên các cơ sở khoa học, Y tế để giải quyết và điều trị triệt để. |
Giá trị văn hóa | Thể hiện giá vị văn hóa truyền thống của một quốc gia cụ thể. | Ít liên quan đến văn hóa, mang tính toàn cầu. |
Một số phương pháp điều trị cụ thể | Sử dụng thảo dược, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh,… | Sử dụng thuốc tây, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị |
Đối tượng | Hiệu quả với các loại bệnh mãn tính tồn tại lâu và có độ phổ biến cao. | Có thể áp dụng với hầu hết các loại bệnh hiện nay. |
Mức độ tin tưởng | Vẫn có một bộ phận người dân ưu tiên lựa chọn. | Được hầu hết mọi người tin tưởng. |
Hai nền Y học này có những điểm khác nhau tương đối rõ rệt. Đó là về nền tảng kiến thức, về phương pháp áp dụng, về nguồn gốc xâu xa,… Sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng và phong phú cho nền Y học của mỗi quốc gia.
Xem thêm: Dưỡng sinh Đông y là gì? Tác dụng cụ thể tới chăm sóc và điều trị
4. Sự kết hợp của Y học cổ truyền và Y học hiện đại
Hiểu được ưu thế và nhược điểm của từng nền Y học, Bộ Y tế đã đưa thông tư quy định nhằm kết hợp cả hai. Sự chú trong việc kết hợp cả những phương pháp cổ truyền và hiện đại được đánh giá rất cao. Đây cũng là xu hướng phát triển tất yếu của nền Y học trên thế giới.
Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn, đây là một số nội dung được trích từ chương III, thông tư số 02/2024/TT-BYT. Nội dung của chương về kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Nguyên tắc
- Kết hợp trong khám chữa bệnh gồm sử dụng phương pháp, kỹ thuật để khám chữa bệnh, theo dõi và đánh giá.
- Việc kết hợp phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép và các văn bản cho phép.
- Tuân thủ quy định về kỹ thuật chuyên môn, phù hợp từng giai đoạn bệnh, tình trạng bệnh.
Chỉ định và thực hiện
- Đối tượng được chỉ định và thực hiện là Bác sĩ/Y sĩ với phạm vi hành nghề liên quan.
- Đối tượng được thực hiện kết hợp các phương pháp, kỹ thuật là Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên với phạm vi công việc liên quan.
Hoạt động tại một số cơ sở cụ thể
- Căn cứ vào rất nhiều yếu tố như phạm vi chuyên môn, nhu cầu, số lượng, cơ sở vật chất,…
- Được phép kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh,… phù hợp với phạm vi hành nghề, giấy phép, văn bản cho phép.
Xem thêm: Chi tiết điều kiện mở phòng khám Y học cổ truyền và lưu ý cụ thể
Phát triển Y học cổ truyền: Chính sách cụ thể và lý do cần thực hiện
5. Một số hình thức kết hợp Y học cổ truyền và hiện đại có thể áp dụng
Dưới đây là một số hình thức áp dụng mà bạn đọc có thể tham khảo.
- Thực hiện khám, chẩn đoán và điều trị bằng Y học cổ truyền. Kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng của Y học hiện đại để tăng tính an toàn, hiệu quả.
- Kết hợp cả hai nền Y học trong chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn.
- Sử dụng Y học hiện đại để điều trị căn nguyên bệnh. Kết hợp các biện pháp không dùng thuốc của Y học cổ truyền để nâng cao hiệu quả.
- Sử dụng Y học cổ truyền để điều trị căn nguyên bệnh. Kết hợp Y học hiện đại nếu xảy ra biến chứng, diễn biến phức tạp.
Trên đây là những chia sẻ cũng như so sánh về Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Hy vọng bạn đọc đã nắm được những thông tin quan trọng về hai nền tảng Y học này. Theo dõi các bài viết mới nhất từ nhà trường để cập nhật thêm kiến thức lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi