10 điều Dược đức sinh viên ngành Dược cần ghi nhớ [Cập nhật]
Logo

[Cập nhật] 10 điều Dược đức sinh viên ngành Dược cần ghi nhớ

Lượt xem: 4.340 Ngày đăng: 08/05/2023

4.8/5 - (12 bình chọn)

Tại Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh, sinh viên ngành Dược luôn được nhắc nhở về tầm quan trọng của 10 điều Dược đức. Dù không phải pháp luật nhưng đây đó là những chuẩn mực đạo đức dành riêng cho người học ngành Dược và Dược sĩ. Mời bạn theo dõi những cập nhật mới nhất về Dược đức trong bài viết này.

Dược đức là gì? 

Dược đức là một thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực Y tế. Có thể hiểu đây là đạo đức nghề nghiệp riêng của ngành Dược. Ngoài việc nghiêm túc thực hiện 12 điều Y đức đối với bác sĩ, 10 điều Dược đức cũng là bắt buộc với người trong ngành.

Dược đức được hiểu là đạo đức nghề nghiệp của ngành Dược
Dược đức được hiểu là đạo đức nghề nghiệp của ngành Dược

10 điều Dược đức sinh viên trong ngành cần ghi nhớ 

Nội dung chủ yếu của 10 điều Dược đức thể hiện trách nhiệm của Dược sĩ với người bệnh, bản thân cũng như xã hội. Với mỗi đối tượng sẽ có những yêu cầu khác nhau đòi hỏi sinh viên phải có sự quyết tâm và nghiêm túc để có thể học và làm nghề.

  • Lợi ích của người bệnh và sức khỏe nhân dân phải được đặt lên trên hết.
  • Tư vấn đúng, hướng dẫn cách sử dụng thuốc cụ thể, đúng cách đúng liều. Phải đảm bảo bán đúng giá để tiết kiệm chi phí cho người bệnh và quốc gia. Có thái độ tích cực và tích cực tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
  • Những bí mật đời tư của bệnh nhân phải tuyệt đối giữ bí mật. Nghiêm cấm tiết lộ dưới bất kỳ hình thức nào và tôn trọng quyết định người bệnh trong mọi trường hợp.
  • Người làm nghề Dược phải trung thực, thật thà, dũng cảm, tôn sư trọng đạo. Trong công việc, họ phải dành cho đồng nghiệp sự tôn trọng cũng như tinh thần đoàn kết. Hãy sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm để hỗ trợ bệnh nhân tối đa và cùng nhau tiến bộ.
  • Khi hành nghề, 10 điều Dược đức yêu cầu luôn phải giữ tính cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác. Không vì các mục đích cá nhân mà làm tổn hại đến sức khoẻ và quyền lợi người bệnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất người Dược sĩ.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp thông qua học tập. Tích cực tham gia nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy và cải tiến để đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ cộng đồng.
  • Trong công việc, Dược sĩ cần có tinh thần trách nhiệm cao và tránh xa những cám dỗ. Tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện một đời sống văn minh
  • Cần hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác trong nhiệm vụ phòng chống các dịch bệnh, khám chữa hay nghiên cứu khoa học. 
  • Với Đảng, nhà nước và cơ quan quản lý thuốc phải tuyệt đối trung thành. Nghiêm túc và tích cực tham gia phòng chống những biểu hiện, những hoạt động tiêu cực khi làm nghề.
  • Đảm bảo chấp hành theo pháp luật về chuyên môn, thực hiện đúng chính sách về thuốc. Không được lợi dụng để phục vụ cho mục đích cá nhân hay hỗ trợ người khác. Nếu xảy ra vi phạm phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
10 điều Dược đức nói về trách nhiệm của Dược sĩ với người bệnh, bản thân, xã hội 
10 điều Dược đức nói về trách nhiệm của Dược sĩ với người bệnh, bản thân, xã hội

7 nguyên tắc thay thế cho 10 điều Dược đức

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đạo đức người làm nghề Dược được ban hành và sửa đổi theo các năm. Gần đây nhất, bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 08/2021/TT-BYT kèm bản “Nguyên tắc đạo đức hành nghề Dược”. Dù thay đổi về số lượng nhưng nội dung và yêu cầu đặt ra vẫn được đảm bảo.

Dưới đây là 7 nguyên tắc thay thế cho 10 điều Dược đức mà người hành nghề Dược cần tuân thủ.

Điều 1

Tuân thủ pháp luật

Điều 2

Luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân

Điều 3

Trách nhiệm với nghề nghiệp

Điều 4

Bảo mật thông tin người bệnh

Điều 5

Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức

Điều 6

Quan hệ với người thực hành chuyên môn

Điều 7

Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Điều 1: Tuân thủ pháp luật

  • Ngoài Hiến pháp, pháp luật thì còn phải tuân thủ Luật Dược, các văn bản pháp luật và quy định có liên quan.
  • Tuân thủ nguyên tắc đạo đức hành nghề Dược cùng điều lệ tổ chức xã hội.

Điều 2: Luôn rèn luyện, tu dưỡng bản thân

  • Các kỹ năng như giao tiếp, ứng xử cần phải rèn luyện. Đặc biệt phải nâng cao phẩm chất đạo đức của bản thân, lương tâm và trách nhiệm với nghề.
  • Sẵn sàng đối mặt với khó khăn gian khổ.
  • Tích cực đấu tranh phòng chống các loại tệ nạn như tham nhũng, lãng phí,…Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách học tập hay tham gia các lớp bồi dưỡng. Tích cực nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, phát huy sáng kiến cũng như cải tiến. 
Dược sĩ cần tích cực nâng cao trình độ chuyên môn
Dược sĩ cần tích cực nâng cao trình độ chuyên môn

Điều 3: Trách nhiệm với nghề nghiệp

  • Coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp. Nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín của người thầy thuốc hay các cán bộ công nhân viên y tế.
  • Chấp hành quy định chuyên môn là yêu cầu bắt buộc trong cả 10 điều Dược đức và 7 nguyên tắc Đạo đức hành nghề Dược. 
  • Trách nhiệm hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người bệnh và nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, cảnh giác,… nhằm giúp người dân có ý thức về chăm sóc sức khỏe.
  • Tôn trọng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bệnh. Bình đẳng, công bằng và không có thái độ ban ơn hay lạm dụng. Trung thực trong các khoản thanh toán.
  • Tự nhận lỗi nếu bản thân có lỗi.
  • Ứng xử văn minh, khôn khéo, niềm nở, trang phục phù hợp trong hoạt động nghề.

Điều 4: Bảo mật thông tin người bệnh 

  • Cũng giống như yêu cầu trong 10 điều Dược đức, Dược sĩ phải tôn trọng bí mật riêng tư của người bệnh.
  • Chỉ được phép công bố thông tin về sức khoẻ và đời tư khi bệnh nhân cho phép hoặc được pháp luật cho phép.
Tuyệt đối giữ bảo mật về thông tin người bệnh
Tuyệt đối giữ bảo mật về thông tin người bệnh

Điều 5: Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức

  • Trung thực, đoàn kết, biết lắng nghe và kính trọng đồng nghiệp. 
  • Không có hành vi trái đạo đức, gây áp lực, đe doạ hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật để giành lợi thế trong hành nghề.
  • Giám sát, giúp đỡ đồng nghiệp. Đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động kinh doanh Dược.
  • Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ với những người mới vào nghề.
  • Tham gia các hoạt động có liên quan nhằm góp phần vào sự phát triển chung của ngành Dược.

Xem thêm: Ngành Dược sĩ học trường nào

Điều 6: Quan hệ với người thực hành chuyên môn

  • Có trách nhiệm hướng dẫn người thực hành chuyên môn về Dược. Nêu cao tinh thần, tận tâm truyền đạt giúp người mới hành nghề.
  • Không phân biệt đối xử mang tính cá nhân, đòi hỏi vật chất tinh thần hay lợi dụng để trục lợi cho bản thân.

Điều 7: Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

  • Chấp hành quyết định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như hợp tác với các bên liên quan để đảm bảo cung ứng thuốc. 
  • Tôn trọng, hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước để loại bỏ các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề.

Trên đây là bài viết của Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh về 10 điều Dược đức. Ngoài đảm bảo kiến thức chuyên môn, các nguyên tắc trên luôn được nhà trường đề cao trong công tác giảng dạy và học tập. Nếu bạn có định hướng chuyên ngành Dược tại ngôi trường Cao đẳng Dược chính thống Thủ đô, xin mời theo dõi các trang thông tin dưới đây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://www.tuetinh.edu.vn/

 http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status