Những kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu ai cũng nên biết
Logo

Những kỹ thuật sơ cấp cứu ban đầu ai cũng nên biết

Lượt xem: 1.556 Ngày đăng: 09/01/2020

Rate this post
A – NGUYÊN TẮC CHUNG

I – Mục đích :
• Duy trì sự sống – Không làm nặng thêm – Giúp nạn nhân sớm phục hồi

II – Thái độ & hành động :
• Bình tỉnh – Xác định nguyên nhân gây tai nạn – Giải pháp sơ cứu an toàn , nhanh , hiệu quả – Trấn an nạn nhân
• Đánh giá tình trạng sức khỏe nạn nhân
• Gọi sự trợ giúp – Hướng dẫn công việc cho người trợ giúp
• Ưu tiên sơ cứu người bị nặng nhất nếu có nhiều người bị tai nạn – lưu ý người kêu la to nhất không phải là người nặng nhất
• Giải tỏa đám đông

III – Tiến hành chẩn đoán :
Đánh giá tình trạng ý thức của nạn nhân :
• Tỉnh : Nói – trả lời – thực hiện đúng theo lệnh
• Lơ mơ (ngủ gà): Gọi thì tỉnh nhưng sau đó trở lại tình trạng lơ mơ
• Lờ đờ (đờ đẫn) : Gọi không tỉnh nhưng cấu véo biết đau
• Hôn mê : Không đáp ứng các kích thích ( gọi , cấu véo )
• Các tình trạng không tỉnh đều là dấu hiệu nguy hiểm
• Đánh giá tình trạng sức khỏe : Tim mạch – hô hấp – vị trí bị chấn thương – tình trạng vết thương

IV – Xử lý theo trình tự :
• Duy trì sự sống : Bằng phương pháp hô hấp nhân tạo – cầm máu – đặt nạn nhân ở tư thế thích hợp
• Giảm nhẹ chấn thương : Săn sóc vết thương – băng bó – bất động xương gãy
• Giúp sớm phục hồi : Trấn an tâm lý – chăm sóc – làm giảm đau – hạn chế xê dịch – ủ ấm hoặc thoáng mát thích hợp
• Vận chuyển : An toàn – giảm sốc – chắc chắn – nơi sẽ đưa đến , có kèm bản báo cáo ngắn gọn tình trạng của nạn nhân – thông báo gia đình và cơ quan công an nếu có nghi án

V – Những việc không nên :
1 – Không nên có động tác thừa
2 – Không nên để nhiều người xúm xít lại
3 – Không nên tháo quần áo nếu có chấn thương
4 – Không nên đổ bất kỳ thứ gì khi nạn nhân bị hôn mê
5 – Không nên cho uống nước nếu nạn nhân mất nhiều máu
6 – Không nên lay , lắc nhất là đầu nếu nạn nhân có chấn thương hoặc trong tình trạng hôn mê
7 – Không nên dựng nạn nhân đứng dây nếu nạn nhân không có mạch
8 – Không nên kết luận vội vàng tình trạng hôn mê do say rượu
9 – Không nên ủ ấm nếu nạn nhân bị sốt cao , say nắng
10 – Không nên để nạn nhân nằm ngữa nếu nạn nhân bị hôn mê
B – KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU

I – Hô hấp nhân tạo :

1/ Hà hơi thổi ngạc :
• Khai thông đường thở : Tư thế nằm – Lấy dị vật trong miệng
• Tư thế người thổi ngạc : Ngồi ngang – tay nâng cằm – tay để trên trán và bóp mũi
• Kỹ thuật hô hấp : Hít thật sâu – miệng áp miệng thổi mạnh – nhịp độ 15 lần/phút ( 4 -5 nhịp đầu làm nhanh )
• Nếu lồng ngực không nhô lên : Hơi thổi không vào do thổi yếu hoặc sâu trong cổ họng nạn nhân có dị vật
• Sử dụng phương pháp Heimlick để lấy dị vật

2/ Bóp tim ngoài lồng ngực :
a) Xác định ngưng tim :
• Da – môi xanh tím , mạch bẹn không đậm , đồng tử giãn to
b) Kỹ thuật :
• Dùng nắm tay đập mạnh từ 5 – 6 cái vào bên trái ngực cạnh sườn ức – bắt xem mạch bẹn . Nếu mạch không có tiếng hành bóp tim ngoài lồng ngực
• Quỳ ngang – bàn tay trên bàn tay – hai cánh tay thẳng góc cơ thể nạn nhân – dùng lực toàn thân ấn xuống sao cho xương ức lún sâu từ 3 – 4 cm . Nếu trẻ em tùy theo lứa tuổi mà vận dụng phương pháp thích hợp vì xương trẻ em mềm dễ gãy .
• Nhịp độ 60 lần/phút – trẻ em từ 10 tuổi trở xuống từ 80 – 90 lần/phút – trẻ sơ sinh thì 100 lần/phút

3/ Kết hợp :
• 1 người : 15 lần bóp tim – 2 lần thổi ngạc
• 2 người : 5 lần bóp tim – 1 lần thổi ngạc

4/ Kết quả :
• Bắt thấy mạch bẹn – da, môi hồng lại – đồng tử co nhỏ
• Nếu sau 30 phút tình trạng không thay đổi thì xem như nạn nhân tử vong

II – Garo cằm máu :

Nếu vết thương chảy máu nhiều :
• Xác định động mạch
• Dây xiết – đè ép – băng chèn động mạch trên vết thường khoảng từ 2 – 5 cm . Nếu vùng đặc biệt thì dùng phương pháp băng chèn
• Thời gian garo không quá 6 giờ
• Nới garo từ 1 – 2 phút / 1 lần / 1 giờ , tối đa là 5 lần
• Lập phiếu ghi cụ thể : Họ tên nạn nhân – vết thương – tên người đặt garo – giờ đặt – lần thứ nới garo vào giờ

III – Băng bó vết thương :

1/ Xác định vết thương :
• Tình trạng – vị tr í – độ sâu
• Nếu nặng thì nhanh chóng băng bó rồi chuyển nạn nhân đi liền

2/ Xử lý ban đầu :
a) Vết thương sâu vùng mình nạn nhân :
• Đậy kín vết thương tránh gió vào trong cơ thể
• Thủng lồng ngực & sau lưng : Đậy kín vết thương tránh gió vào phổi
• Bụng bị lồi ruột : Dùng chén , tô , … đậy vết thương tránh gió và làm dị vật dính vào ruột
b) Săn sóc vết thương :
• Vô trùng dụng cụ và hạn chế nhiễm trùng vết thương
• Rửa từ trong ra ngoài và vùng ngoài vết thương theo đường xoắn ốc

3/ Kỹ thuật băng bó :
a) Các loại băng thông dụng :
• Băng thung – băng cuộn – băng vải tam giác
b) Yêu cầu băng :
• Không băng thẳng vết thương mà phải băng trên miếng gạc
• Băng phủ kín vết thương , nếu nơi ngón tay – chân phải chừa một ít để theo dõi máu lưu thông
• Gọn , vừa chặt đủ để máu lưu thông
• Khóa băng bảo đảm không bị tuột
c) Các kiểu băng :
• Băng xoắn ốc : Phần thẳng của các chi tay – chân
• Băng số 8 ( còn gọi băng chữ X ) : Phần lồi hoặc khuyết của các chi tay – chân ( Khủyu tay, chỏ , nhượng chân , đầu gối , bàn ngón tay – chân , bắp đùi )
• Băng lật ( còn gọi băng rẽ quạt ) : Đầu – đầu bàn tay – chân

IV – Bất động cố định xương gãy :

1/ Chẩn đoán xem gãy :
a) Gãy xương khép kín :
• Xương bị nứt : Vút nhẹ lần theo chổ đau của nạn nhân . Nơi nào nạn nhân đau nhiều khi chạm đến là nơi bị tổn thương
• Xương gãy nhưng không đâm ra ngoài : Chỗ gãy sưng to và bầm xanh
b) Gãy xương hở:
• Xương gãy đâm ra ngoài thịt : Xử lý vết thương trước , tránh làm tổn thương phần xương gãy

2/ Yêu cầu :
• Nhẹ nhàng – Không lay động nạn nhân nhiều
• Không kéo , sửa xương gãy
• Cố định xương gãy thật chặc , đảm bảo nơi bị tổn thương sẽ không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển nạn nhân nhưng không nên buộc chèn trên động mạch
• Sử dụng nẹp đúng theo chiều dài của chi nơi có tổn thương

3/ Kỹ thuật cột dây cố định xương gãy :
• 2 đầu nẹp cần bọc kín và êm để không gây trầy da nơi 2 đầu nẹp
• Lót đệm dọc theo 2 bên nẹp
• Cột buộc dây trên và dưới nơi bị tổn thương
• Sau khi cố định xương gãy xong cần phải bất động chi bị thương bằng cách cột chi bị tổn thương với phần cơ thể không bị thương

V – Tải thương :

1/ Nâng , nhấc nạn nhân :
• Xúc muỗng , cầu nối
a/ Tải thương không cáng :
• Tùy theo chấn thương của nạn nhân
b) Một người :
• Dìu – bế – cõng – vác .
c) Hai người :
• Làm kiệu

2/ Tải thương có cáng :
• Cáng tự tạo : 2 cây dài , chắc chắn , dây , áo , mền , . . . . .
• Đầu nạn nhân hướng về người đi trước . Người đi sau có khả năng quan sát trạng thái nạn nhân
• Người đi sau phải cách chân nạn nhân khoảng 40 cm để thấy trở ngại phía trước
• Luôn di chuyển nạn nhân ở phương nằm ngang

DMCA.com Protection Status