Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

Đường nâu liệu có tốt cho sức khoẻ hơn đường trắng?

Lượt xem: 559 Ngày đăng: 21/06/2023

Rate this post

Tin rằng việc sử dụng lượng lớn đường tinh luyện (đường trắng) có thể dẫn đến béo phì, cao huyết áp… nên nhiều người đã chuyển sang sử dụng đường nâu. Màu nâu nói chung thường gắn với những mác “tốt cho sức khỏe hơn” như ít tinh chế, ít qua xử lý hơn. Vậy điều này đúng hay sai?

Thật bất ngờ! Sự thật là đường nâu phải trải qua quá trình xử lý còn nhiều hơn so với đường trắng. Quá trình tinh chế đường nâu giống hệt so với đường trắng, chỉ khác ở giai đoạn cuối cùng là những hạt đường trắng được bọc một lớp mật mía để thành đường nâu (trước đây, mật mía được tách ra từ các khối tinh thể đường và bán ra thị trường dưới dạng khối).

Do đó, về thành phần hóa học thì đường nâu và đường trắng gần như giống nhau. Thành phần chính đều là sucrose (đường trắng có 99,9% sucrose, đường nâu có khoảng 96% sucrose) và mật mía có trong đường nâu khiến chúng tăng thêm 1 calorie trên mỗi thìa đường.

Cơ thể của chúng ta chuyển hóa đường trắng và đường nâu theo cùng một quy trình. Sucrose là một loại đường thực phẩm dạng disaccarit, có cấu tạo gồm một nửa là glucose và một nửa là fructose (đường trái cây). Cơ thể của chúng ta thường chuyển hóa glucose sang năng lượng tốt hơn, nhưng khi glucose gắn với fructose thì lại trở nên khó chuyển hóa hơn.

Sucrose chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin và chất dinh dưỡng, vì vậy hệ tiêu hóa không chuyển hóa chúng. Đường sẽ được tách ra thành glucose và fructose khi đến tá tràng (phần đầu của ruột non), rồi chúng được hấp thụ vào mạch máu.

Trong khi glucose có thể được chuyển hóa ở khắp các nơi trong cơ thể, thì fructose chỉ được chuyển hóa tại gan. Khi có quá nhiều fructose, gan sẽ chuyển hóa chúng thành mỡ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra danh sách các bệnh kể trên như kết quả từ việc hình thành mỡ gan.

Vì vậy, dù đúng là cả đường trắng và đường nâu đều “tinh khiết”, không có chất bảo quản hay phụ gia, và tất nhiên đường mía là một loại nguyên liệu thiên nhiên, thì cũng không có nghĩa là chúng “tốt cho sức khỏe”. Về cơ bản thì cả hai loại đường này đều giống nhau, bạn có thể thay thế giữa đường trắng và đường nâu trong hầu hết các công thức nấu ăn.

Chính vì vậy, bạn đừng nghĩ rằng đường nâu là một lựa chọn an toàn và lành mạnh hơn đường trắng.

#kiênthứcyhọc

#sinhviênydược

#yhọcđờisống

#hạsổgiảmđau

#dượcsỹ

#ydượctuệtĩnhhànội

DMCA.com Protection Status