Chi tiết về các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền phổ biến
Lượt xem: 563 Ngày đăng: 27/09/2024
Y học cổ truyền là nền Y học có vai trò quan trọng trong hệ thống Y tế nước nhà. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền phổ biến. Bên cạnh đó, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cũng sẽ giải đáp thắc mắc rằng có nên sử dụng các phương pháp này hay không.
Mục lục
1. Các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền phổ biến
Dưới đây là 6 phương pháp đã được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp.
1.1 Xoa bóp bấm huyệt
Mở đầu danh sách các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền là xoa bóp bấm huyệt. Thông qua các tác động vật lý từ tay người thực hiện, hệ thần kinh sẽ được kích thích tạo ra những thay đổi của thể dịch, nội tiết và nâng cao sức khỏe. Ứng dụng của xoa bóp bấm huyệt thể hiện rõ nhất với các bệnh cơ xương khớp, bệnh thần kinh, thẩm mỹ, tăng cường.
1.2 Cấy chỉ
Cấy chỉ sẽ đưa một loại chỉ tự tiêu đặc biệt vào các huyệt của Hệ kinh lạc để duy trì kích thích, tạo tác dụng điều trị. Hai lĩnh vực phổ biến thường ứng dụng cấy chỉ là điều trị và thẩm mỹ. Với điều trị, đó là các bệnh về viêm mũi, xương khớp, bệnh nam/phụ khoa,… Với lĩnh vực thẩm mỹ, đó là giảm béo và căng da các vùng cổ, mặt bụng.
1.3 Châm cứu
Châm cứu được nhiều người biết đến nhất trong các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền. Bên cạnh các phương pháp truyền thống như hào châm, thể châm,… thì rất nhiều phương pháp mới được phát triển như điện châm (điện châm là gì), nhĩ châm, thủy châm,… Với mỗi đối tượng hay tình trạng cụ thể sẽ được cân nhắc sử dụng các kỹ thuật khác nhau.
Khi thực hiện kỹ thuật, bác sĩ/y sĩ sẽ sử dụng đầu mũi kim đặc biệt để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể bệnh nhân. Phương pháp này đem đến khả năng giảm đau, giãn cơ, phục hồi chức năng và an thần. Những đối tượng thường được chỉ định điều trị bao gồm:
- Các bệnh lý cơ xương khớp.
- Một số bệnh lý thần kinh.
- Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn giấc ngủ,…
- Phục hồi các rối loạn cơ năng sau sinh đẻ.
- Ngạt mũi, đau răng, viêm mũi dị ứng,…
1.4 Xông hơi thuốc
Xông hơi thuốc tận dụng hơi nước thuốc tác động đến cơ quan, vị trí đang gặp vấn đề. Mục tiêu quan trọng nhất khi xông thuốc là điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà. Với sự tiến bộ của khoa học, các máy xông hơi hiện đại đã được ra đời để gia tăng hiệu quả, sự tiện lợi. Những đối tượng được chỉ định xông hơi thuốc gồm:
- Liệt nửa người, liệt dây thần kinh…
- Viêm tắc động mạch; viêm da…
- Cảm mạo, đau đầu, lạnh tay chân; Viêm mũi, xoang, họng; đau mắt đỏ…
- Vẹo cổ cấp, căng cơ đột ngột, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,…
- Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi do lao động quá sức…
- Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều…
- Giảm béo, giảm mỡ thừa trong cơ thể.
1.5 Cứu ngải
Cái tên tiếp theo trong các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền phổ biến là cứu ngải. Trong đó, cứu chỉ hoạt động dùng sức nóng tác động lên các huyệt đạo. Sự kích thích này tạo phản ứng cho cơ thể và hỗ trợ phòng, chữa bệnh hiệu quả. Ngải chỉ lá ngải cứu khô thường được chế làm ngải nhung để mồi hay điều ngải để cứu.
Cứu ngải phát huy hiệu quả giảm đau, giãn cơ và điều trị các bệnh lý thể hàn. Tương ứng với đó là một số tình trạng bệnh như đau, co cơ do lạnh, ảnh hưởng thoái hóa khớp, liệt dây thần kinh VII, cảm cúm thể hàn, nấc, rối loạn tiêu hóa thể hàn,… Có hai phương pháp cứu ngải chính là cứu trực tiếp và cứu gián tiếp.
1.6 Ngâm thuốc
Ngâm thuốc sử dụng nước sắc/hãm từ các vị thuốc để ngâm một vùng cơ thể hoặc toàn bộ. Đây là phương pháp điều trị an toàn dành cho các nhóm đối tượng viêm khớp, đau cơ, một số bệnh ngoài da, tắc động mạch, trĩ,… Phương pháp này chống chỉ định với vết thương hở, bệnh cấp cứu và người dị ứng với thành phần của thuốc.
Xem thêm: Cao đẳng Y sĩ và Trung cấp Y sĩ: So sánh và đưa ra lựa chọn phù hợp
Các phương pháp và tiêu chuẩn chế biến thuốc Y học cổ truyền
2. Có nên sử dụng các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền?
Ứng dụng Y học cổ truyền trong điều trị an toàn và được đông đảo bộ phận người dân tin tưởng. Các phương pháp này hầu hết đều lành tính và giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ tới cơ thể người bệnh. Mặt khác, hiệu quả điều trị cũng đã được chứng minh thông qua quá trình sử dụng và lưu truyền lại đến ngày nay.
Tuy nhiên, các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền không đem lại tác dụng ngay lập tức. Quá trình bào chế cũng tương đối kỳ công và mất nhiều thời gian. Với nguồn nhân lực Y học cổ truyền vẫn còn hạn chế, bệnh nhân khó có thể tiếp cận tới các đơn vị uy tín và chất lượng. Vì vậy, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây khi tham khảo và điều trị bằng các phương pháp trên.
- Ưu tiên lựa chọn các cá nhân, đơn vị,… uy tín và nhân được nhiều phản hồi tích cực.
- Lắng nghe và tham khảo ý kiến từ bác sĩ, các chuyên gia,… về phương pháp điều trị.
- Tự tìm hiểu thêm thông qua sách báo, internet,…
- Tuân thủ các hướng dẫn, yêu cầu, lưu ý,… từ bác sĩ hoặc người thực hiện.
- Ưu tiên kết hợp Y học cổ truyền cùng Y học hiện đại để đem lại hiệu quả tối ưu.
- Theo dõi các phản ứng hay thay đổi của cơ thể để báo lại cho người thực hiện.
Trên đây là các phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền cũng như các lưu ý khi điều trị bệnh. Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc đã có thêm hiểu biết và có thể tự tin lựa chọn để nâng cao sức khỏe bản thân. Theo dõi thêm các bài viết mới nhất từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi