Điện châm là gì? Đối tượng, tác dụng, cách tiến hành và lưu ý
Logo

Điện châm là gì? Đối tượng, tác dụng, cách tiến hành và lưu ý

Lượt xem: 92 Ngày đăng: 25/09/2024

5/5 - (5 bình chọn)

Điện châm được biết đến là sự kết hợp hoàn hảo giữa các phương pháp điều trị của Y học cổ truyền cùng công nghiệp, kiến thức của Y học hiện đại. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu khái niệm của phương pháp điều trị này cũng như các nội dung xoay quanh như đối tượng, tác dụng, các tiến hành, lưu ý. 

1. Điện châm là gì? 

Điện châm là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc kết hợp giữa châm cứu và kích thích bằng dòng điện. Phương pháp này được cải tiến từ châm cứu truyền thống khi kết hợp chặt chẽ giữa châm cứu với chữa bệnh bằng dòng điện. Hiện nay, có 4 nhóm phương pháp điều trị điện phổ biến nhất gồm:

  • Điện trường tĩnh điện và ion khí.
  • Dòng điện một chiều đều.
  • Các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp.
  • Các dòng điện cao tần.
Điện châm được kết hợp giữa châm cứu truyền thống và chữa trị bằng dòng điện
Điện châm được kết hợp giữa châm cứu truyền thống và chữa trị bằng dòng điện

2. Điện châm dành cho đối tượng nào? 

Dưới đây là đối tượng chỉ định và chống chỉ định cụ thể của phương pháp này.

2.1 Đối tượng chỉ định

  • Áp dụng giảm đau, viêm với một số bệnh như đau khớp, thoái hóa khớp, đau căng cơ, đau răng, đau dây thần kinh,…
  • Chữa tê liệt, teo cơ trong một số chứng bệnh như liệt nửa người, liệt dây thần kinh ngoại biên,…
  • Gặp phải một số bệnh lý, rối loạn như mất ngủ, suy nhược, táo bón, rối loạn trầm cảm, ù tai, bí tiểu,…
  • Người cần châm tê để tiến hành phẫu thuật.
  • Một số tình trạng bệnh khác liên quan đến tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục,…

2.2 Đối tượng chống chỉ định

  • Đối tượng thuộc diện cấp cứu, có chỉ định ngoại khoa. 
  • Sức khỏe yếu, thiếu máu, tiền sử mắc bệnh tim.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.
  • Một số vị trí huyệt như rốn, đầu vú,…
  • Người đang đặt máy tạo nhịp tim.
  • Cơ thể mệt mỏi, đói, vừa lao động nặng,…
  • Đối với một số huyệt không có chỉ định châm như Phong phủ, Nhũ trung, Ủy trung,… 
Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh sẽ không được châm cứu với dòng điện
Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh sẽ không được châm cứu với dòng điện

3. Tác dụng cụ thể của điện châm với sức khỏe 

Xin mời bạn đọc theo dõi 3 tác dụng cụ thể của phương pháp này dưới đây.

3.1 Tác dụng tại chỗ

Khi thực hiện kích thích, dòng điện sẽ giúp sản sinh ra các hóa chất trung gian, tăng ngưỡng đau và giảm đau hiệu quả. Theo Y học hiện đại, có thể giải thích rằng cơ chế này dựa trên sự tác động hệ thần kinh thực vật. Các sợi thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt làm sản sinh chất kháng viêm, giảm đau nội sinh hiệu quả. 

Trục vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận,… được kích hoạt giúp tăng đáng kể nồng độ corticosterone trong huyết tương. Phương pháp này còn thể hiện sự hiệu quả với các cơn đau dai dẳng, giảm thiểu tỷ lệ tái phát. Tại vị trí đặt điện cực, mạch máu sẽ được giãn và tăng chuyển hóa tới các khu vực quan trọng. 

3.2 Tác dụng toàn thân

Điện châm đem lại rất nhiều tác động tích cực đến cho toàn bộ cơ thể người bệnh. Đó là an thần, thư giãn khỏi những lo âu hay ức chế thần kinh. Hoặc hệ tiêu hóa cũng có thể được cải thiện và giảm thiểu tỷ lệ mỡ, béo phì cơ thể. Đặc biệt, phương pháp này còn có khả năng ngăn chặn tác dụng xấu của xạ trị. 

Người bệnh sẽ giảm thiểu được tỉ lệ mỡ, béo phì cơ thể
Người bệnh sẽ giảm thiểu được tỉ lệ mỡ, béo phì cơ thể

3.3 Điều trị và phòng bệnh

Hiện nay, phương pháp châm cứu này được ứng dụng rất rộng rãi trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Đặc biệt, với các bệnh lý trên các hệ cơ quan thì hiệu quả này được thể hiện rất cụ thể như sau.

Bệnh lý hệ thần kinh

  • Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ, đau đầu, tiền đình,…
  • Phục hồi chức năng cho các đối tượng đặc biệt như trẻ bại liệt, người thiểu năng tuần hoàn não,…
  • Giảm đau thần kinh liên sườn, thần kinh sinh ba, đau răng, hội chứng ống cổ tay,…

Bệnh lý cơ xương khớp

  • Đau cổ vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau nhức, tê mỏi tay chân,…
  • Thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm,…

Bệnh lý nhóm vận động

  • Điện châm tác động tốt tới những tai biến liệt nửa người, liệt các chi.
  • Hội chứng tự kỷ, chậm nói, bại não.
Những tai biến liệt nửa người, liệt các chi sẽ được cải thiện theo thời gian
Những tai biến liệt nửa người, liệt các chi sẽ được cải thiện theo thời gian

Bệnh lý hệ hô hấp

  • Ho, ngạt mũi, viêm phế quản.
  • Cơn ho hen vừa và nhẹ.
  • Viêm họng, viêm xoang.

Bệnh lý tiêu hóa

  • Phòng và điều trị các cơn đau đại tràng, đại tràng cơ năng.
  • Đau thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa,…

Bệnh lý cơ quan khác

  • Thống kinh, rối loạn kinh nguyệt.
  • Bí đái cơ năng, đái dầm ở trẻ, tiểu tiện không tự chủ. 

4. Cách thức tiến hành điện châm

Chuẩn bị

Người thực hiện chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết như máy điện châm hai tần số, kim châm cứu vô khuẩn, khay men, bông,… Người bệnh sẽ được thăm khám, làm hồ sơ bệnh án và được đặt ở tư thế thoải mái nhất. 

Chọn huyệt

Xác định vị trí huyệt cần được kích thích và thực hiện sát trùng phần da ở trên. Với mỗi huyệt đạo sẽ có độ dài kim châm, cường độ dòng điện,… tương ứng là hoàn toàn khác nhau. 

Người thực hiện xác định vị trí huyệt cần được kích thích và thực hiện sát trùng
Người thực hiện xác định vị trí huyệt cần được kích thích và thực hiện sát trùng

Tiến hành châm cứu

  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn căng da vùng huyệt. Tay phải châm kim nhanh và đúng kỹ thuật. 
  • Đẩy kim theo huyệt đạo, kích thích kim đến khi người bệnh cảm thấy căng, tức, nặng vừa phải, không đau ở vùng huyệt. 
  • Kích thích bằng máy điện châm với tần số, cường độ, thời gian,… phù hợp.
  • Rút kim, sát khuẩn da vừa châm.

Theo dõi

Bệnh nhân sẽ được cho nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng chuyển biến.

5. Một số lưu ý trong quá trình thực hiện điện châm

Có hai lưu ý quan trọng khi thực hiện phương pháp này là cách xử lý một số tai biến cũng như lưu ý khi thực hiện. 

5.1 Tai biến và cách xử lý

Trong quá trình điện châm, một số rủi ro và tai biến có thể diễn ra. Trong mọi trường hợp, bệnh nhân và người thực hiện đều cần giữ bình tĩnh để xử lý an toàn và kịp thời. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể.

  • Gãy kim: Giữ nguyên người bệnh, xử lý ngoại khoa nếu kim gãy lún sâu vào da, rút kim ngay nếu đầu kim gãy thò lên mặt da. 
  • Chảy máu: Rút kim, dùng bông chặn lại lỗ kim để cầm máu. 
  • Choáng: Rút kết kim châm, bấm nhân trung hoặc trích máu đầu ngón tay, hơ nóng.
  • Phản ứng với kích thích điện: Rút kim, ngắt dòng điện. 
Nếu xảy ra tai biến, người thực hiện cần giữ bình tĩnh để xử lý an toàn và kịp thời
Nếu xảy ra tai biến, người thực hiện cần giữ bình tĩnh để xử lý an toàn và kịp thời

5.2 Lưu ý khi thực hiện

Trên thực tế, phương pháp này tương đối an toàn và được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bác sĩ cũng sẽ lưu ý cho bạn một số vấn đề trước khi thực hiện điện châm.

  • Thực hiện trị liệu theo đúng chỉ định và yêu cầu của bác sĩ. 
  • Khai báo chi tiết, đầy đủ và chính xác về tình trạng trước khi châm cứu. 
  • Không đâm kim vào các vị trí huyệt đạo bị viêm nhiễm, lở loét.
  • Tuyệt đối không tự thực hiện hoặc để các cá nhân không có chuyên môn châm cứu.
  • Không thực hiện phương pháp này với người có cấy ghép thiết bị điện tử. 
  • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, căng cứng cơ, không nhịn ăn hay ăn quá no.
  • Đánh giá hiệu quả và báo cáo ngay cho người thực hiện nếu xảy ra bất thường.

Trên đây là những chia sẻ của Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội về phương pháp điều trị “Điện châm”. Hi vọng với những kiến thức được cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu hơn về phương pháp này. Cập nhật các bài viết mới về lĩnh vực Y Dược từ nhà trường bằng cách theo dõi ngay các trang thông tin dưới đây. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi 

DMCA.com Protection Status