Chứng chỉ hành nghề Dược: Điều kiện, thủ tục cấp cần thiết
Lượt xem: 2.397 Ngày đăng: 27/11/2023
Chứng chỉ hành nghề là loại giấy tờ vô cùng quan trọng với bất kỳ cá nhân hoạt động trong các ngành nghề hay công việc nào. Với Chứng chỉ hành nghề Dược, tất cả những thông tin về khái niệm, điều kiện, thủ tục,… đề đã được quy định rõ ràng tại Chương 3, điều 11 đến 29 của Luật Dược số 105/2016/QH13. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu về chủ đề này ngay bây giờ.
Mục lục
1. Chứng chỉ hành nghề Dược là gì?
Chứng chỉ hành nghề Dược là loại giấy tờ được Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho những Dược sĩ đạt trình độ chuyên môn và kinh nghiệm theo quy định. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một Chứng chỉ hành nghề Dược và trên đó sẽ ghi rõ các nội dung sau:
- Thông tin cá nhân của người hành nghề Dược
- Văn bằng chuyên môn
- Hình thức hành nghề
- Phạm vi hoạt động chuyên môn
- Hình thức cấp Chứng chỉ hành nghề Dược theo hình thức xét duyệt hoặc hình thức thi, thời gian thi trong trường hợp cấp theo hình thức thi
- Ngày cấp, cơ quan cấp, ngày có hiệu lực.
Theo Luật Dược số 105/2016/QH13, có 3 vị trí công việc bắt buộc phải có loại chứng chỉ này gồm:
- Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh Dược.
- Cá nhân phụ trách đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất, cơ sở nguyên liệu thuốc.
- Cá nhân phụ trách công tác Dược lâm sàng tại các cơ sở khám chữa bệnh.
2. Điều kiện làm Chứng chỉ hành nghề Dược
2.1 Điều kiện cơ bản
Văn bằng chuyên môn | Các loại bằng tốt nghiệp: a, Đại học ngành Dược b, Đại học ngành Y đa khoa c, Đại học ngành Y học/Dược cổ truyền d, Đại học ngành Sinh học đ, Đại học ngành Hóa học e, Cao đẳng ngành Dược g, Trung cấp ngành Dược h, Cao đẳng, Trung cấp ngành Y i, Trung cấp Y học/Dược cổ truyền. k, Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp Dược l, Giấy chứng nhận về lương y, lương Dược, bài thuốc gia truyền hoặc các loại văn bằng, chứng nhận khác về Y Dược cổ truyền cấp trước 01/01/2017. |
Thời gian thực hành |
|
Sức khỏe | Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe hành nghề. |
Trường hợp ngoại lệ không Dược cấp |
|
Cá nhân xin cấp bằng hình thức thi | Đáp ứng tất cả điều kiện đã nêu trên. |
2.2 Điều kiện với từng đối tượng cụ thể
Bên cạnh đó, Luật Dược số 105/2016/QH13 cũng quy định rõ ràng về yêu cầu với từng đối tượng cụ thể như sau:
Người nước ngoài/Người Việt Nam định cư tại nước ngoài |
Đáp ứng đầy đủ điều kiện đã nêu trên. |
Đáp ứng yêu cầu cần ngôn ngữ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn Dược của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là Dược chất, tá Dược, vỏ nang | |||
Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược tại cơ sở nguyên liệu hay sản xuất thuốc. | Cá nhân đảm bảo chất lượng tại cơ sở nguyên liệu hay sản xuất thuốc. | Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược tại cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm, nguyên liệu sản xuất. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, đ | a, b, d |
Thời gian thực hành (năm) | 5 | 3 | 5 |
Người phụ trách đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc là Dược chất, tá Dược, vỏ nang | |||
Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc. | Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm. | Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là Dược chất, tá Dược, vỏ nang | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, b, d | a, đ |
Thời gian thực hành (năm) | 5 | 3 | 5 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược và người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất Dược liệu. | ||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất Dược liệu. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược, người phụ trách về bảo đảm chất lượng của hộ kinh doanh, hợp tác xã sản xuất Dược liệu. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a, c | a, c, e, g, i, l |
Thời gian thực hành (năm) | 2 | 2 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc. | |||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở bán buôn Dược liệu, thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, b, d | a, c, i, l |
Thời gian thực hành (năm) | 2 | 2 | 2 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc | |||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu vắc xin, sinh phẩm. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu Dược liệu, thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, b, d | a, c |
Thời gian thực hành (năm) | 2 | 2 | 2 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở bán lẻ thuốc | |||||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của nhà thuốc. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của nhà thuốc. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của tủ thuốc trạm y tế xã. | Cá nhân hoạt động tại trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở chuyên bán lẻ Dược liệu, thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, e, g | a, e, g, k | b, h | a, c, e, g, i, l |
Thời gian thực hành (năm) | 2 | 1,5 | 1 | 1 | 1 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc | ||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, b, d |
Thời gian thực hành (năm) | 3 | 3 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc | ||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc. | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học của thuốc Dược liệu, thuốc cổ truyền. | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a, b | a, b, c |
Thời gian thực hành (năm) | 3 | 3 |
Người phụ trách công tác Dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh | ||
Người phụ trách công tác Dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh | Người phụ trách công tác Dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | c |
Thời gian thực hành (năm) | 2 | 2 |
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc | ||
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc | Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm | |
Văn bằng chuyên môn (đáp ứng ít nhất một văn bằng) | a | a, b, d |
Thời gian thực hành (năm) | 2 | 2 |
3. Thủ tục xin cấp Chứng chỉ hành nghề Dược
Dưới đây là 4 vấn đề quan trọng mà Dược sĩ cần lưu ý có thể đăng ký cấp phép chứng chỉ này.
3.1 Hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề dược
Với hồ sơ cấp mới
- Đơn đề nghị cấp có ảnh chân dung của người đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề Dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Giấy xác nhận về thời gian thực hành chuyên môn do người đứng đầu cơ sở nơi người đó thực hành cấp.
- Giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược (đối với trường hợp đã bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề).
- Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Phiếu lý lịch tư pháp.
- Trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề Dược do bị thu hồi thì người đề nghị cấp chỉ cần nộp đơn theo quy định.
Xem thêm: Học dược liên thông bác sĩ
OTC trong ngành Dược là gì? Lợi ích và giải pháp cho kênh OTC
Với hồ sơ đề nghị cấp lại
- Đơn đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề.
- Ảnh chân dung được chụp không quá 6 tháng.
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề đã được cấp, nếu mất thì cần có cam kết người đề nghị cấp lại.
Với hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung
- Đơn đề nghị Điều chỉnh nội dung Chứng chỉ hành nghề.
- Ảnh chân dung được chụp không quá 6 tháng.
- Bản sao các giấy tờ chứng minh nội dung thay đổi
- Bản sao Chứng chỉ hành nghề Dược đã được cấp.
3.2 Cơ quan cấp phép
Nếu thí sinh xét cấp Chứng chỉ hành nghề thì sẽ nộp hồ sơ cho Giám đốc Sở Y tế còn thi cấp Chứng chỉ hành nghề thì nộp hồ sơ cho Bộ Y tế.
3.3 Thời gian giải quyết
Thời gian giải quyết hồ sơ là 20 ngày kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không cấp thì cơ quan đó sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3.4 Chi phí
Chi phí thẩm định hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề Dược là 500.000 đồng/hồ sơ.
3.5 Quy trình thực hiện
Quy trình sẽ lần lượt gồm các bước sau:
- Cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh sẽ thực hiện nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho cá nhân đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Chứng chỉ hành nghề.
- Cơ quan tiếp nhận sẽ thẩm định hồ sơ, yêu cầu sửa đổi bổ sung (nếu có) và cấp chứng chỉ cho cá nhân đề nghị cấp phép theo đúng quy định.
Xem thêm: Các loại dược chất
4. Thời gian hiệu lực của Chứng chỉ hành nghề Dược
Theo quy định hiện nay, trên Chứng chỉ hành nghề của Dược sĩ chỉ ghi ngày bắt đầu có hiệu lực và không có thời hạn hiệu lực. Do đó, có thể hiểu loại chứng chỉ này sẽ có giá trị vĩnh viễn trừ các trường hợp sau:
- Dược sĩ đã chết hoặc mất tích theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
- Dược sĩ không có giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn trong 3 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ.
5. 11 trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề Dược
Dưới đây là 11 trường hợp sẽ bị thu hồi chứng chỉ được quy định tại điều 28 Luật Dược số 105/2016/QH13.
- Chứng chỉ được cấp không đúng thẩm quyền.
- Cá nhân sở hữu chứng chỉ được đề nghị thu hồi.
- Chứng chỉ sai thông tin do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
- Giấy tờ trong hồ sơ bị giả mạo.
- Cá nhân có 2 Chứng chỉ ngành nghề Dược trở lên.
- Chứng chỉ cho thuê, mượn hoặc cho cá nhân khác sử dụng.
- Cá nhân được cấp chứng chỉ không đáp ứng điều kiện.
- Cá nhân không hành nghề liên tục trong 12 tháng.
- Cá nhân không có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược trong 3 năm kể từ ngày cấp hoặc có giấy xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo.
- Vi phạm đạo đức nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng.
- Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước Chứng chỉ hành nghề từ 2 lần trở lên.
Chứng chỉ hành nghề Dược là loại giấy tờ rất quan trọng đối với Dược sĩ đã và đang hoạt động trong ngành. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc có thể hiểu rõ về chủ đề này và thuận lợi xin cấp chứng chỉ này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi