Đánh giá Điều dưỡng là gì? Ý nghĩa, 5 tiêu chí quan trọng và lưu ý
Lượt xem: 1.387 Ngày đăng: 12/04/2024
Điều dưỡng viên là ngành nghề độc lập được công nhận trong hệ thống Y tế. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của cá nhân, cộng đồng. Để xác định được tính hiệu quả của hoạt động Điều dưỡng, đánh giá Điều dưỡng là khâu bắt buộc cần thực hiện. Cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm, ý nghĩa, các tiêu chí và lưu ý ngay bây giờ.
Mục lục
1. Đánh giá Điều dưỡng là gì?
Đánh giá Điều dưỡng là hoạt động xem xét, nhận định hiệu quả công việc của Điều dưỡng viên cũng như công tác điều dưỡng. Hoạt động này thường được tổ chức và diễn ra trong nội bộ bệnh viện, cơ sở Y tế, đơn vị khám chữa bệnh,… Người thực hiện thường là Điều dưỡng trưởng khoa hoặc quản lý Điều dưỡng.
2. Ý nghĩa của hoạt động đánh giá Điều dưỡng
Hoạt động này thể hiện được tầm quan trọng của bản thân qua một số phương diện dưới đây.
- Nền tảng cơ sở quan trọng để nhận định được mức độ hiệu quả của hoạt động chăm sóc điều dưỡng tại đơn vị.
- Phát hiện sai phạm, khuyết điểm,… để điều chỉnh cũng như những ưu điểm, thành tích,… để khen thưởng.
- Đưa ra các tiêu chí quan trọng để Điều dưỡng viên phấn đấu và hoàn thiện trong hoạt động công việc hằng ngày.
- Duy trì và nâng cao hiệu quả chăm sóc Điều dưỡng.
- Tối ưu hóa hoạt động tổ chức, phân công, quản lý.
- Tạo động lực để thúc đẩy Điều dưỡng viên cải thiện kỹ năng và hiệu quả công việc.
3. Những tiêu chí cần quan tâm khi đánh giá Điều dưỡng viên
Mỗi đơn vị, bệnh viện hay cơ sở khám chữa bệnh sẽ thiết lập và đưa ra những tiêu chí đánh giá khác nhau. Dưới đây là 5 tiêu chí đã được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tham khảo và tổng hợp.
3.1 Chuyên môn nghiệp vụ
Đây là tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất để đánh giá một Điều dưỡng viên giỏi. Chuyên môn nghiệp vụ sẽ được đánh giá dựa trên kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc cũng như bằng cấp chuyên môn. Bên cạnh đó, Điều dưỡng viên cũng cần liên tục trau dồi, tích lũy và học hỏi để nâng cao kinh nghiệm nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, những cải tiến, đóng góp, sáng tạo,… trong công việc cũng cần được ghi nhận. Tiêu biểu có thể kể đến các báo cáo khoa học, nghiên cứu Điều dưỡng,… giúp cải thiện và nâng cao hiệu quả điều dưỡng tại cơ sở làm việc.
3.2 Trí lực và thể lực
Công việc của Điều dưỡng viên yêu cầu đảm bảo về trí lực và thể lực để đạt hiệu quả tốt. Về trí lực, Điều dưỡng viên cần có một tâm lý vững vàng để chịu được áp lực của công việc. Sự tư duy logic, khả năng xử lý tình huống hay nhạy bén trong công việc cũng là điểm cộng lớn khi thực hiện đánh giá điều dưỡng.
Mỗi ngày, công việc của họ có thể bao gồm chăm sóc bệnh nhân, vệ sinh dụng cụ, xử lý giấy tờ,… Bên cạnh đó, công việc này cũng yêu cầu thường xuyên trực ca và tăng ca theo phân công. Do đó, Điều dưỡng viên cần giữ sức khỏe của bản thân kể cả thể chất lẫn tinh thần.
3.3 Khả năng phối hợp và làm việc nhóm
Để hoạt đồng Điều dưỡng của cơ sở Y tế hoạt động tốt đòi hỏi sự phối hợp và tối ưu hóa quy trình. Để làm được điều này, Điều dưỡng viên cần liên tục trao đổi, tôn trọng và thể hiện thái độ hòa nhã, sẵn sàng hỗ trợ đồng nghiệp. Họ cũng cần trao đổi liên tục với các phòng ban hay cá nhân liên quan để đảm bảo hiệu quả chăm sóc, điều trị.
Xem thêm: Trợ lý điều dưỡng
3.4 Phản hồi của bệnh nhân
Phản hồi từ người bệnh là yếu tố rất đáng chú ý khi thực hiện đánh giá Điều dưỡng. Thông qua những nhận xét, phản ứng, thông tin mà người bệnh cung cấp, công tác đánh giá cũng có thể thực hiện một cách khoa học. Một số yếu tố được thể hiện rõ có thể kể đến như:
- Thái độ của Điều dưỡng viên trong quá trình chăm sóc, điều trị.
- Khả năng giao tiếp, phản hồi.
- Mức độ thân thiện, cởi mở cũng như sự nhiệt tình trong xuyên suốt quá trình khám chữa bệnh.
- Khả năng hỗ trợ, ứng biến kịp thời với bệnh nhân.
- Đảm bảo chăm sóc liên tục, tạo sự an toàn, thoải mái và kín đáo cho người bệnh.
- Thiết lập mối quan hệ tốt với người bệnh và gia đình người bệnh.
3.5 Khả năng đáp ứng công việc
Mức độ hiệu quả của hoạt động điều dưỡng còn được xem xét qua khả năng đáp ứng công việc của từng cá nhân. Điều dưỡng viên trưởng sẽ là người phân công công việc và có thể dựa vào đó để đánh giá. Mức độ hoàn thành, hiệu quả hay tỷ lệ sai sót đều cần được xem xét công bằng, minh bạch.
Đây cũng là tiêu chí quan trọng để cân nhắc về động thái khen thưởng, tăng lương hay thăng chức. Nếu không đáp ứng được công việc được phân công, Điều dưỡng viên cần báo cáo kịp thời để đưa ra phương án xử lý phù hợp. Nếu để tình trạng trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng tới nhiều cá nhân, chắc chắn sẽ có những hình thức phạt, kỷ luật tương ứng.
4. Lưu ý khi thực hiện nhận định hiệu quả hoạt động điều dưỡng
Để đánh giá Điều dưỡng đúng đắn và hiệu quả, tham khảo ngay một số tiêu chí dưới đây.
- Thực hiện công khai với toàn bộ cán bộ công nhân viên tại bệnh viện hay Cơ sở Y tế.
- Đảm bảo tính khả thi, cụ thể và có thể đo lường được của các tiêu chí đánh giá.
- Đánh giá công bằng, minh bạch và tránh thiên vị tới một hay một số cá nhân cụ thể.
- Đưa ra phản hồi, tinh chỉnh liên tục để khắc phục, ổn định và nâng cao hiệu quả.
- Ưu tiên thu thập dữ liệu dựa trên số liệu và từ nhiều nguồn khác nhau.
- Thực hiện khen thưởng, đề bạt cũng như kỷ luật, nhắc nhở với từng trường hợp cụ thể.
- Thực hiện định kỳ theo quý, năm,… tùy vào phạm vi, quy mô của cơ sở.
Xem thêm: Chăm sóc Điều dưỡng là gì? Chi tiết 3 nhiệm vụ chuyên môn cụ thể
Đánh giá Điều dưỡng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng và cần được thực hiện định kỳ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ Điều dưỡng viên, quản lý thực hiện công tác hiệu quả. Theo dõi thêm các bài viết mới nhất từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi