Điều dưỡng hạng 2, 3, 4: Cách phân biệt và tiêu chuẩn từng hạng
Logo

Điều dưỡng hạng 2, 3, 4: Cách phân biệt và tiêu chuẩn từng hạng

Lượt xem: 20.034 Ngày đăng: 12/07/2023

4.7/5 - (13 bình chọn)

Lựa chọn trở thành Điều dưỡng viên, chắc hẳn không ít lần bạn từng nghe về Điều dưỡng hạng 2, Điều dưỡng hạng 3 hay hạng 4. Đây là những chức danh được quy định tại Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV. Bài viết sẽ cung cấp thông tin cơ bản về các chức danh và lý do tại sao cần quan tâm đến các chức danh đó.

1. Điều dưỡng hạng 4 là gì?

1.1 Nhiệm vụ

Là nghề nghiệp thuộc lĩnh vực Y tế, nhiệm vụ quan trọng nhất của Điều dưỡng hạng 4 là chăm sóc người bệnh tại cơ sở Y tế. Những công việc cụ thể bao gồm khám, nhận định hay tham gia tổ chức thực hiện các quy trình trong khám chữa bệnh. 

Họ cũng có thể đưa ra một số chỉ định, thực hiện các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu cơ bản và chuyên khoa. Điều dưỡng hạng 4 sẽ tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng như truyền thông, đưa ra hỗ trợ và tư vấn cho bệnh nhân. Xuyên suốt quá trình làm việc, quyền của người bệnh luôn được bảo vệ và thực hiện theo.

Điều dưỡng viên hạng IV có thể thực hiện sơ cứu và cấp cứu cơ bản
Điều dưỡng viên hạng IV có thể thực hiện sơ cứu và cấp cứu cơ bản

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, họ cần phối hợp cùng bác sĩ và các phòng ban liên quan. Những người đảm nhận chức danh này cũng có thể tổ chức đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp. Nhờ vậy, họ sẽ đem đến sự hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân và góp phần giúp ngành càng vững mạnh. 

1.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có 3 tiêu chuẩn để người trong ngành có thể đạt được chức danh này gồm:

  • Bạn cần tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng hệ trung cấp trở lên. Nếu theo học ngành Y sĩ hay Hộ sinh thì cần có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành Điều dưỡng theo quy định Bộ Y tế.
  • Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 1 trở lên quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT. Nếu hoạt động tại vị trí yêu cầu tiếng dân tộc, Điều dưỡng hạng IV cần chứng chỉ tiếng dân tộc tương đương.
  • Trình độ tin học đạt chuẩn sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
Chứng chỉ tiếng dân tộc là bắt buộc để làm việc tại các vị trí có yêu cầu
Chứng chỉ tiếng dân tộc là bắt buộc để làm việc tại các vị trí có yêu cầu

1.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Để đảm nhiệm chức danh này, Điều dưỡng viên cần hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng. Cùng với đó, họ cần biết về chính sách, pháp luật Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nắm chắc các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu là điều kiện bắt buộc. Cùng vốn hiểu biết chuyên môn, họ sẽ sử dụng quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch đồng thời đảm bảo an toàn cho người bệnh và cộng đồng. Có kỹ năng giao tiếp và giáo dục hiệu quả là tiêu chuẩn cuối cùng của Điều dưỡng hạng 4.

2. Điều dưỡng hạng 3 là gì?

2.1 Nhiệm vụ

Chức danh về cơ bản sẽ có những nhiệm vụ quan trọng tương tự so với Điều dưỡng hạng IV. Họ có thể thực hiện một số nhiệm vụ yêu cầu cao hơn như phối hợp cùng bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức chăm sóc người bệnh.

Về cơ bản thì Điều dưỡng hạng III và hạng IV có nhiệm vụ tương tự
Về cơ bản thì Điều dưỡng hạng III và hạng IV có nhiệm vụ tương tự

2.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Đây là điểm khác biệt so của chức danh này so với chức danh đã nêu trước. Yêu cầu về trình độ bằng cấp đã cao hơn, ít nhất phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Điều dưỡng. Trình độ tiếng ngoại ngữ cũng có yêu cầu đạt từ bậc 2 trở lên hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc.

2.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Viên chức thăng hạng từ Điều dưỡng cấp IV lên III phải giữ chức danh Điều dưỡng cấp 4 một khoảng thời gian nhất định. Nếu có trình độ Điều dưỡng Cao đẳng sẽ là 2 năm còn Trung cấp sẽ là 3 năm. 

3. Điều dưỡng hạng 2 là gì?

3.1 Nhiệm vụ

So với hai chức danh Điều dưỡng đã nêu, Điều dưỡng hạng II sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn hẳn. Ví dụ về chăm sóc sức khỏe cộng đồng, họ có thể nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà. Bên cạnh đó, họ sẽ hỗ trợ và chịu trách nhiệm với các Điều dưỡng viên cấp thấp hơn.

Khi đạt chức danh này, bạn cần chịu trách nhiệm với Điều dưỡng viên cấp thấp hơn
Khi đạt chức danh này, bạn cần chịu trách nhiệm với Điều dưỡng viên cấp thấp hơn

 

3.2 Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

Có 4 tiêu chuẩn để bạn có thể chính thức trở thành Điều dưỡng hạng II.

  • Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Điều dưỡng
  • Trình độ ngoại ngữ đạt bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.
  • Trình độ tin học đạt chuẩn sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT.
  • Sở hữu chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Điều dưỡng hạng 2.

3.3 Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Viên chức đã giữ các chức danh hạng III sẽ mất tối thiểu 9 năm để có thể trở thành Điều dưỡng hạng II. Thời gian gần nhất giữ chức danh đó phải tối thiểu là 2 năm để có thể thăng hạng.

Khi đã đạt đến chức danh này, Điều dưỡng viên có thể là chủ nhiệm, thư ký hay tham gia chính một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng với sáng kiến, phát minh hay sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành được nghiệm thu đạt.

Xem thêm: Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Mục đích, cấu trúc và ví dụ cụ thể

4. So sánh các thứ hạng điều dưỡng 2, 3, 4

Tiêu chíĐiều dưỡng viên hạng 4Điều dưỡng viên hạng 3Điều dưỡng viên hạng 2
Công việcKhám, nhận định hay tham gia tổ chức thực hiện các quy trình trong khám chữa bệnh. Đưa ra một số chỉ định, thực hiện các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu cơ bản và chuyên khoa.Thực hiện các nhiệm vụ tương tự điều dưỡng hạng 4, ngoài ra sẽ thực hiện một số công việc yêu cầu cao hơn.Thực hiện nhiều công việc hơn điều dưỡng hạng 3, 4. Hỗ trợ và chịu trách nhiệm với điều dưỡng cấp thấp hơn.
Hệ đào tạoTốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng hệ trung cấp trở lên.Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Điều dưỡng.Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành Điều dưỡng.

5. Tại sao Điều dưỡng viên cần quan tâm đến thứ hạng Điều dưỡng?

Các thứ hạng Điều dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương Điều dưỡng mà bạn nhận được. Chính vì vậy, Điều dưỡng viên cần liên tục cố gắng và phấn đấu để bản thân tiến lên thứ hạng cao hơn. Điều này cũng tương đương với trách nhiệm công việc và mức độ tín nhiệm dành cho bạn.

Thứ hạng liên quan đến mức lương Điều dưỡng
Thứ hạng liên quan đến mức lương Điều dưỡng

Công thức tính mức lương Điều dưỡng sẽ bằng tích hệ số và mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở sẽ thay đổi tùy thuộc vào chính sách của nhà nước còn hệ số sẽ phụ thuộc vào thứ hạng của Điều dưỡng viên. Dưới đây là con số cập nhật mới nhất từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh.

  • Điều dưỡng viên hạng IV được áp dụng mức lương viên chức loại B với hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.
  • Điều dưỡng viên hạng III được áp dụng mức lương viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
  • Điều dưỡng viên hạng II được áp dụng mức lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.

Xem thêm: Liên thông đại học Điều dưỡng

Văn bằng 2 Điều dưỡng

Lần lượt các chức danh Điều dưỡng hạng II, III, IV có những những điểm khác nhau cơ bản. Việc tìm hiểu về các chức danh này giúp bạn có lộ trình học tập và thăng tiến trong công việc rõ ràng. Ngay từ bây giờ, bạn có thể theo dõi các trang thông tin dưới đây để xét tuyển ngành Cao đẳng điều dưỡng đơn giản và dễ dàng.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status