Dược lý là gì? Nguyên tắc, lịch sử phát triển và thành tựu
Logo

Dược lý là gì? Nguyên tắc, lịch sử phát triển và thành tựu

Lượt xem: 222 Ngày đăng: 10/01/2024

5/5 - (1 bình chọn)

Dược lý là một lĩnh vực quan trọng trong nền Y tế với nhiệm vụ tạo ra các loại thuốc cũng như nghiên cứu tác động giữa thuốc với cơ thể sống và con người. Trong bài viết này, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội sẽ làm rõ khái niệm, nguyên tắc, lịch sự phát triển và những thành tựu, khó khăn của lĩnh vực này.

1. Dược lý là gì? 

Dược lý là bộ môn khoa học chuyên nghiên cứu cơ chế hoạt động của các chất trung gian và thuốc cũng như các tương tác xảy ra với chức năng trên cơ thể sống. Chúng ta có thể coi đây là cây cầu nối quan trọng khi ngành học này kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng của các ngành cơ bản để phát triển ra phương pháp trị liệu hợp lý.

Phản ứng giữa các chất trung gian, thuốc và cơ thể sống sẽ được nghiên cứu
Phản ứng giữa các chất trung gian, thuốc và cơ thể sống sẽ được nghiên cứu

Trong tiếng Anh, cụm từ này được viết là Pharmacology và hoàn toàn khác với Pharmacy (Dược). Người nhà khoa học hay cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này được gọi là những nhà Dược học. Họ có thể hoạt một hoặc nhiều chuyên ngành xoay quanh Dược lý như:

  • Dược lý lâm sàng
  • Dược lý tim mạch
  • Dược lý nha khoa
  • Dược lý hành vi
  • Dược lý tâm thần kinh
  • Pharmacogenomics
  • Dịch tễ học dược lý
  • Dược động học và kinh tế Dược lý
  • Tâm sinh lý
  • Độc chất học
  • Dược lý hệ thống và lý thuyết.
  • Một số chuyên ngành khác.

2. Nguyên tắc của Dược lý học

Bộ môn khoa học này được hình thành từ hai phạm trù chính gồm:

  • Dược động học nghiên cứu các tác động của cơ thể trên thuốc bao gồm các hoạt động hấp thụ, phân phối, chuyển hóa, bài tiết.
  • Dược lực học sẽ nghiên cứu về cách thức hoạt động của các loại thuốc trong cơ thể, các hệ cơ quan hay bàn về các hóa chất và thụ thể sinh học.

Thông qua nguyên tắc gây ra phản ứng cho cơ thể với thuốc thông qua tăng cường hoặc ngăn chặn đường truyền tín hiệu tế bảo ảnh hưởng đến quá trình tự nhiên. Đó là sự phát triển và phân chia tế bào, điều hòa nhịp tim, nhận thức về cơn đau và các kích thích giác quan khác cũng như phản ứng miễn dịch với mầm bệnh.

Dược lý học được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc phản ứng cơ thể với thuốc
Dược lý học được nghiên cứu dựa trên nguyên tắc phản ứng cơ thể với thuốc

Với kiến thức tích hợp của đa dạng ngành như Y học, Dược phẩm, Điều dưỡng,…, chuyên ngành vô cùng rộng lớn với đa dạng chủ đề nghiên cứu. Một số lĩnh vực tiêu biểu bạn đọc cần biết như: 

  • Thành phần thuốc
  • Đặc tính thuốc
  • Tổng hợp thuốc và bệnh tật
  • Cơ chế tác dụng của thuốc ở phân tử và tế bào
  • Cơ chế của các cơ quan và hệ thống cơ thể
  • Truyền tín hiệu và truyền thông di động khác
  • Chẩn đoán phân tử
  • Tương tác thuốc
  • Độc học
  • Sinh học hóa học
  • Điều trị bằng thuốc
  • Ứng dụng y tế

3. Lịch sử phát triển và hình thành của Dược lý học 

Sự khởi đầu của chuyên ngành này bắt đầu ở phương Tây từ thế kỷ XIX với các thử nghiệm như phát hiện tủy sống gây co giật, thí nghiệm động vật,… Một sự phân chia rõ ràng đã xảy ra khi có những người chuyên thực hiện bào chế thuốc và có những người chủ yếu quan tâm đến điều chế hợp chất thuốc. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển Dược lý sau này.

Với những tiến bộ của Hóa học, Sinh học và Bệnh học, các nhà khoa học đã có thể tinh chế các chất từ cây cỏ như morphen hay atropine. Oswald Schmiedeberg được coi là ông tổ ngành Dược lý với cuốn sách giáo khoa đầu tiên về chuyên ngành này. Ông cũng có những công trình nghiên cứu to lớn về chloroform, cloral hydrat, chất gây mê urethane,…

Chân dung Oswald Schmiedeberg (1838-1921)
Chân dung Oswald Schmiedeberg (1838-1921)

Tới thế kỷ XX, nghiên cứu Dược lý đã phát triển nhiều loại thuốc mới và đưa ra những phương pháp quản lý hiệu quả thông qua nghiên cứu lâm sàng bệnh nhân. Cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học đã nhận thức được mối liên hệ quan trọng giữa hợp chất và phản ứng cơ thể. Đây là cột mốc đánh dấu sự chú trọng hơn về các khía cạnh Dược lý học.

Nghiên cứu nền tảng của chuyên ngành này được thực hiện trong phòng thí nghiệm nghiên cứu của các công ty dược phẩm và hóa chất. Sau năm 1930, lĩnh vực nghiên cứu Dược lý này đã phát triển rộng rãi và nhanh chóng, đặc biệt là ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Cho đến nay, đây đã trở thành một chuyên ngành quan trọng trong nền Y tế của tất cả các nước.

4. Thành tựu và thách thức của Dược lý

Thành tựu to lớn nhất của chuyên ngành này chắc chắn là việc phát hiện ra những tác dụng của chất, hoạt chất đối với cơ thể con người. Nhờ vậy, cuộc sống con người được cải thiện và ngày càng được nâng cao. Một số mốc thời gian và các thành tựu quan trọng có thể kể đến như:

  • 1987: Felix Hoffmann tổng hợp thành công acid acetylsalicylic và được Bayer đăng ký sở hữu công nghiệp với Aspirin. 
  • 1890: Đội ngũ giảng viên Dược lý đầu tiên được thiết lập tại Đại học Michigan bởi John Jacob Abel.
  • 1842: Phát hiện của Claude Bernard về nhựa độc curare gây giãn cơ.
  • 1847: Rudolf Buchheim được cử làm giảng viên đầu tiên về Dược lý học.
  • 1885: Cuốn “Nguyên tắc cơ bản của Dược lý học” ra đời.
  • 1919: John Jacob Abel phân lập epinephrine từ tuyến thượng thận, phân lập histamine từ tuyến yên.
  • 1930: Lĩnh vực này chính thức được phát triển rộng rãi và nhanh chóng tại Hoa Kỳ và Châu Âu.
  • Giải Nobel Sinh lý học và Y học được trao cho các nhà khoa học nghiên cứu Dược lý 5 lần: 1994, 1998, 2000, 2004 và 2012.
Các nhà khoa học nghiên cứu về Dược đạt giải Nobel Sinh lý học và Y học
Các nhà khoa học nghiên cứu về Dược đạt giải Nobel Sinh lý học và Y học
  • Bệnh nhiễm khuẩn được đẩy lùi nhờ phát hiện kiềm khuẩn sulfamid và tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh.
  • Các loại bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường,… được điều trị bởi nhóm thuốc đặc chế.
  • Một số thành tựu với phương pháp Hóa trị liệu giúp đem lại hy vong cho bệnh nhân ung thư.

Qua những thông tin nêu trên, ta không thể phủ nhận những thành tựu to lớn của Dược lý đối với đời sống con người và xã hội. Tuy nhiên, chuyên ngành này vẫn còn tồi tại rất nhiều khó khăn như sự tăng nhanh của bệnh ung thư, tỷ lệ kháng kháng sinh hay sự phát triển đại dịch HIV/AIDS. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội và tiềm năng để ngành được phát triển và hoàn thiện.

Ung thư, HIV/AIDS,... tạo ra thách thức cho các nhà khoa học
Ung thư, HIV/AIDS,… tạo ra thách thức cho các nhà khoa học

Trên đây là những chia sẻ của Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội về chủ đề Dược lý là gì. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu hơn về lĩnh vực này cũng như sử dụng để phục vụ cho mục đích của bản thân như nghiên cứu, học tập. Theo dõi các trang thông tin dưới đây để được cập nhật thêm về các kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status