Hộ sinh học mấy năm? Chi tiết các hệ đào tạo và một số lưu ý
Logo

Hộ sinh học mấy năm? Chi tiết các hệ đào tạo và một số lưu ý

Lượt xem: 1.385 Ngày đăng: 19/04/2024

4.9/5 - (13 bình chọn)

Hộ sinh là ngành học liên quan đến lĩnh vực Sinh sản với nhiệm vụ chăm sóc cho cả mẹ bầu và trẻ nhỏ. Có rất nhiều câu hỏi được thí sinh đặt ra như chương trình học, trường đào tạo,… và đặc biệt là Hộ sinh học mấy năm. Cùng đến với câu trả lời cho chủ đề này ngay trong bài viết này. 

1. Hộ sinh học mấy năm? 

Hộ sinh học trong khoảng 1-5 năm tùy vào mục tiêu và nhu cầu đào tạo mà thí sinh lựa chọn. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy bởi ngành Hộ sinh có nhiều hệ hoặc chương trình đào tạo. Bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố có liên quan như nội dung đào tạo, đề án tuyển sinh mỗi trường,…

Hộ sinh học từ 1-5 năm tùy vào chương trình đào tạo
Hộ sinh học từ 1-5 năm tùy vào chương trình đào tạo

2. Chi tiết thời gian học Hộ sinh của các hệ đào tạo

Dưới đây là chi tiết câu trả lời cho “Hộ sinh học mấy năm?” với các chương trình, hệ đào tạo cụ thể. Thông tin được tham khảo dựa trên quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và đề án tuyển sinh của một số trường đào tạo ngành Hộ sinh uy tín. 

2.1 Hệ đại học

Ở Hệ đại học, Hộ sinh học trong vòng 4-5 năm tùy trường. Một số cái tên tiêu biểu như Đại học Y Hà Nội là 4 năm, Đại học Y Dược TP.HCM là 5 năm, Đại học Y Dược – Đại học Huế là 4 năm,…

2.2 Hệ Cao đẳng

Thời gian đào tạo ngành Hộ sinh nói riêng và hầu hết các ngành nói chung hệ Cao đẳng thường là 3 năm. Chương trình sẽ tập trung chủ yếu vào thực hành tích lũy kinh nghiệm để sinh viên có thể làm việc ngay khi ra trường.

2.3 Hệ Trung cấp

Tại Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH có quy định khối lượng kiến thức tối thiểu đào tạo hệ Trung cấp là 1.700 giờ. Con số này tương đương với 60 tín chỉ và có thời gian học trong khoản 1-1.5 năm. 

2.4 Hệ Liên thông Đại học, văn bằng 2 

Để liên thông Đại học từ Cao đẳng hay học văn bằng 2 Hộ sinh, thí sinh cần học trong vòng 1.5-2 năm. Tùy vào nhu cầu và hoạt động đào tạo của đơn vị mà thời gian học có thể diễn ra vào các ngày trong tuần hoặc buổi tối, thứ 7 chủ nhật.  

Với Hệ liên thông hay Văn bằng 2, thí sinh có thể linh hoạt thời gian học Hộ sinh
Với Hệ liên thông hay Văn bằng 2, thí sinh có thể linh hoạt thời gian học Hộ sinh

2.5 Khóa đào tạo bên ngoài

Bên cạnh các Hệ đào tạo trên, Hộ sinh cũng thường xuyên học thêm các khóa đào tạo bên ngoài. Mục đích thường là lấy chứng chỉ hoặc nâng cao kỹ thuật, tay nghề. Các khóa học có thể diễn ra trong một vài buổi cho đến vài tháng. 

Xem thêm: Y sĩ là gì? Học những gì? Công việc, yêu cầu cụ thể và mức lương

Y sĩ và Bác sĩ: So sánh chi tiết và đưa ra lựa chọn phù hợp

3. Một số yếu tố cần quan tâm về thời gian học Hộ sinh

Sau khi tìm hiểu “Hộ sinh học mấy năm?”, thí sinh cần chú ý một số yếu tố dưới đây. Đây là 4 yếu tố có liên quan trực tiếp tới thời gian đào tạo. 

3.1 Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Hộ sinh bao gồm rất nhiều kiến thức Sinh sản, kỹ năng chuyên môn,… Với Hệ Đại học sẽ định hướng theo nghiên cứu lâm sàng, khoa học. Với Hệ Cao đẳng sẽ dành đến 70% thời gian để thực hành và nâng cao kỹ năng. Hay các khóa học bên ngoài sẽ tập trung rất nhiều vào các kiến thức chuyên môn phục vụ công việc.

Tùy vào mục đích, định hướng và nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn hệ đào tạo tương ứng. Hệ đào tạo ngắn hạn sẽ dành cho cá nhân muốn  làm việc tích lũy kinh nghiệm sớm. Còn với hệ đào tạo như Đại học trở lên sẽ giúp bạn có bằng cấp chuyên môn cũng như lợi thế khi xin việc. 

Bằng Đại học Hộ sinh sẽ đem lại những lợi thế khi xin việc
Bằng Đại học Hộ sinh sẽ đem lại những lợi thế khi xin việc

3.2 Chi phí

Hộ sinh học mấy năm sẽ ảnh hưởng đến mức chi phí cần trả. Đó là tiền học phí, tiền thuê trọ, tiền điện nước,… và sẽ tăng dần theo số năm học. Thí sinh cần dựa trên khả năng chi trả của gia đình để lựa chọn hệ đào tạo phù hợp. Nếu quyết định sai, khả năng rất cao thí sinh sẽ bỏ dở giữa chừng vì không đủ khả năng chi trả các chi phí. 

3.3 Hộ sinh cần liên tục bổ sung, trau dồi kiến thức

Bên cạnh việc học trên giảng đường, Hộ sinh cần liên tục trau dồi và bổ sung kiến thức. Đó có thể là các khóa học bên ngoài, các tài liệu nước ngoài hay đồng nghiệp, giảng viên. Điều này giúp bạn ngày càng nâng cao kiến thức chuyên môn, đảm bảo chất lượng dịch vụ Y tế và gia tăng cơ hội trong công việc. 

3.4 Tuyển sinh

Đề án tuyển sinh của đơn vị đào tạo cũng cần lưu ý để phù hợp với bản thân. Ví dụ như các bạn có mức điểm đầu vào thấp có thể ưu tiên học Cao đẳng rồi mới liên thông Đại học nếu có nhu cầu. Hay các cá nhân muốn có văn bằng 2 có thể linh hoạt vừa học vừa làm để không gián đoạn công việc.

Xem thêm: Y sĩ và Y tá: So sánh chi tiết và lựa chọn ngành phù hợp nhất

Thí sinh cần lưu ý về đề án tuyển sinh của mỗi cơ sở đào tạo khi đăng ký
Thí sinh cần lưu ý về đề án tuyển sinh của mỗi cơ sở đào tạo khi đăng ký

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho chủ đề “Hộ sinh học mấy năm?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn đọc đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân. Theo dõi thêm các bài viết từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status