Hộ sinh học những môn gì? Chi tiết các môn học ngành Hộ sinh
Lượt xem: 667 Ngày đăng: 26/08/2024
Hộ sinh là một ngành học Y tế chuyên biệt với những đóng góp to lớn cho chuyên khoa Phụ sản. Đối tượng chăm sóc của họ là mẹ bầu và trẻ xuyên suốt thời gian mang thai, sinh nở, hậu sản,… Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu Hộ sinh học những môn gì và chi tiết các môn học.
Mục lục
1. Ngành Hộ sinh học những môn Đại cương cơ bản
Cũng như các ngành học khác, Hộ sinh sẽ học những môn Đại cương cơ bản. Các môn Đại cương sẽ cung cấp nền tảng tư duy và phản biện để thí sinh học kiến thức chuyên ngành. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến như Triết học Mác – Lênin, Pháp luật đại cương, Toán Cao cấp,…
Thông thường các môn học này sẽ được đào tạo vào năm nhất và năm hai. Do vừa chuyển từ cấp 3 lên, nhiều sinh viên vẫn còn lạ lẫm với phương pháp học. Chính vì vậy, các môn Đại cương thường được nhận xét là khó, nặng lý thuyết và vô cùng nhàm chán.
2. Kiến thức Y học cơ sở
Là một ngành thuộc lĩnh vực Y tế, chắc chắn Hộ sinh phải học kiến thức Y học cơ sở. Các môn cơ sở ngành sẽ cung cấp cho sinh viên ngành Hộ sinh những kiến thức chung nhất về ngành học. Đây cũng là nền tảng quan trọng để tạo tiền đề cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu và làm việc. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến như:
- Xác suất thống kê Y học.
- Hóa sinh.
- Tâm lý Y học.
- Đạo đức nghề nghiệp.
- Dịch tễ học.
- Dược lý.
- Bệnh học Nội khoa – Ngoại khoa.
- Sinh lý học.
- Giải phẫu học.
- Sinh lý bệnh – Miễn dịch.
- Vi sinh – ký sinh trùng.
3. Các kiến thức ngành Hộ sinh
Về cơ bản, Hộ sinh cần chăm sóc hai đối tượng chính là mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Do đó, Hộ sinh học những kiến thức ngành để có thể đáp ứng những công việc, nhiệm vụ tương ứng. Kiến thức ngành Hộ sinh cũng được chia nhỏ để có thể chăm sóc mẹ và bé xuyên suốt quá trình mang thai, sinh sản.
Đầu tiên, Hộ sinh sẽ được làm quen với các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Họ cũng được trang bị những kiến thức như Điều dưỡng viên với Điều dưỡng cơ sở 1, Điều dưỡng cơ sở 2. Các môn học còn lại sẽ tương ứng với các giai đoạn chăm sóc, hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình mang thai. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu.
- Kế hoạch hóa gia đình.
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ.
- Chăm sóc thai kỳ nguy cơ.
- Chăm sóc thai kỳ bình thường.
- Chăm sóc thai phụ chuyển dạ và sinh khó.
- Chăm sóc sau sinh.
- Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi.
- Chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng.
4. Kiến thức tự chọn và bổ trợ
Bên cạnh các môn học trên, nhiều thí sinh thắc mắc Hộ sinh học những môn gì tiếp theo. Đó chắc chắn là các môn tự chọn và bổ trợ cho công việc Hộ sinh. Trong đó, kiến thức tự chọn sẽ tập trung vào một số đối tượng, giai đoạn chăm sóc nhất định. Còn kiến thức bổ trợ sẽ giúp thí sinh bổ sung thêm nhiều kiến thức quan trọng liên quan trực tiếp tới công việc.
Mỗi chương trình hay đề án đào tạo của các trường sẽ có sự thay đổi về môn tự chọn và bổ trợ. Điểm chung của các chương trình là kiến thức tự chọn có thể linh hoạt theo mong muốn của thí sinh. Còn kiến thức bổ trợ là kiến thức bắt buộc. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu bạn đọc cần biết.
Kiến thức tự chọn
- Chăm sóc sức khỏe phụ nữ nâng cao – Phục hồi chức năng.
- Hộ sinh phòng mổ.
- Chăm sóc sơ sinh nâng cao.
- Chăm sóc sức khỏe người hiếm muộn.
- Chăm sóc người bệnh ung thư phụ khoa.
- Chăm sóc phụ nữ, bà mẹ, sơ sinh nhiễm HIV/AIDS và hội chứng nghiện.
Kiến thức bổ trợ
- Phụ khoa tổng quát.
- Ngoại ngữ chuyên ngành.
- Các bệnh liên quan đến thai nghén và sinh đẻ.
- Bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS.
- Chăm sóc và sàng lọc trước sinh.
5. Thực tập ngành và tích lũy kinh nghiệm
Cũng như ngành Điều dưỡng, Hộ sinh yêu cầu thực tập rất nhiều để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Thực tập Hộ sinh có thể diễn ra tại trường cũng như tại các cơ sở Y tế, bệnh viện, Khoa Sinh sản,… Trong chương trình đào tạo Hộ sinh, Hộ sinh có học những môn, học phần thực hành trực tiếp.
Tùy vào chương trình đào tạo mà thời gian thực hành và học lý thuyết sẽ phân chia tương ứng. Ví dụ ở Hệ Cao đẳng, thí sinh sẽ được thực hành đến 70% chương trình học để nâng cao tay nghề. Đây là khoảng thời gian quý báu để sinh viên tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và có thể làm việc sau khi ra trường.
6. Ngoại ngữ và những kỹ năng quan trọng
Hộ sinh cần học cả ngoại ngữ và các kỹ năng quan trọng phục vụ công việc. Trong đó, ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên thuận lợi trong quá trình học tập, nghiên cứu hay mở ra nhiều cơ hội sau này. Còn những kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn,… sẽ phục vụ công việc Hộ sinh được thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Hộ sinh học những môn gì?”. Hy vọng những thông tin đã cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu về ngành và có định hướng, mục tiêu phù hợp cho bản thân. Theo dõi thêm các bài viết từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi