Bên cạnh kiến thức chuyên môn hay thể chất và tinh thần, người làm Điều dưỡng cũng cần quan tâm về các kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng. Với kỹ năng giao tiếp được trau dồi và rèn luyện, công việc Điều dưỡng cũng sẽ trở nên thuận lợi và đem lại hiệu quả tốt hơn. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay bây giờ.
Mục lục
1. Những kỹ năng giao tiếp quan trọng của Điều dưỡng
Vậy đâu là những kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng thật sự quan trọng và cần được rèn luyện hằng ngày? Hãy đến với 3 kỹ năng giao tiếp quan trọng dưới đây do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh tổng hợp lại.
1.1 Kỹ năng lắng nghe
Mỗi ngày, Điều dưỡng viên cần liên tục trao đổi, giao tiếp với cả đồng nghiệp và bệnh nhân. Vì vậy, kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của một Điều dưỡng viên. Đây là kỹ năng mà ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành Điều dưỡng cần rèn luyện.
Với bệnh nhân, việc được lắng nghe tâm tư và thấu hiểu sẽ tạo sự tin tưởng rất lớn. Họ cũng sẽ thoải mái hơn và sẵn sàng cung cấp những thông tin về bản thân. Do đó, từ những khâu hỗ trợ giấy tờ hay ổn định cảm xúc cho bệnh nhân, Điều dưỡng viên đều phải thể hiện thái độ cảm thông và sẵn sàng chia sẻ.
Còn trong công việc, lắng nghe sẽ giúp việc khám chữa bệnh diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Đó có thể là những trao đổi thông tin quan trọng giữa các phòng ban, là Y lệnh bắt buộc từ bác sĩ hay phối hợp trong công việc. Tiếp nhận chính xác thông tin sẽ giúp quá trình khám chữa bệnh được hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro.
1.2 Kỹ năng trao đổi bằng lời nói
Đối tượng bệnh nhân có thể là từ trẻ nhỏ đến người già, từ bệnh nhân thông thường đến khẩn cấp hay bất cứ đối tượng nào. Kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng thể hiện qua việc họ trao đổi trực tiếp với bệnh nhân và mọi người. Nếu việc trao đổi không tạo thiện cảm, gây khó chịu sẽ dẫn đến khó khăn trong công tác khám chữa bệnh.
Ưu tiên hàng đầu của Điều dưỡng viên là giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông, ngắn gọn và dễ hiểu. Tùy vào đối tượng giao tiếp mà Điều dưỡng viên sẽ thay độ phong cách nói chuyện khác nhau. Ví dụ với trẻ em, Điều dưỡng viên cần tỏ vẻ gần gũi và thân thiện. Còn với người già, họ cần tỉ mỉ và luôn giữ thái độ nhẹ nhàng.
Khi tiếp nhận câu hỏi từ bệnh nhân hay gia đình, Điều dưỡng viên đều phải giải thích rõ ràng và dễ hiểu nhất. Nhờ vậy, việc thực hiện các thủ tục giấy tờ hay hướng dẫn chăm sóc tại nhà cũng trở nên dễ dàng hơn. Tính chính xác cần được đảm bảo tuyệt đối do tính chất công việc liên quan đến sức khỏe và mạng sống con người.
1.3 Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Nhiều Điều dưỡng viên thường bỏ qua kỹ năng quan trọng này trong các kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng. Kỹ năng phi ngôn ngữ được thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ hay chính là ngôn ngữ cơ thể. Đây là một trong những công cụ hữu hiệu để đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp với bệnh nhân.
Điều dưỡng viên cần chú ý trong từng cử chỉ, điệu bộ của bản thân. Đôi khi không phải do cố ý nhưng những hành động của họ cũng có thể làm bệnh nhân hiểu lầm, mất đi sự tin tưởng. Dù đối diện với bệnh nhân hay đồng nghiệp, hãy thể hiện sự thân thiện qua ánh mắt và gương mặt nhằm tạo bầu không khí thoải mái.
Ngoài ra, những ngôn ngữ cơ thể này còn góp công rất lớn trong khám chữa bệnh. Với nét mặt hào hứng, sự chăm chú cùng cử chỉ tay chân, bệnh nhân sẽ cảm nhận bản thân được tôn trọng và đang được lắng nghe. Ngược lại, nếu để lộ sự bực tức hay mệt mỏi ra ngoài, người bệnh cũng sẽ cảm thấy rất tiêu cực.
Xem thêm:
Chứng chỉ hành nghề điều dưỡng
2. Kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng có vai trò như thế nào?
Kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng giữ vai trò cầu nối gắn kết họ và những mối quan hệ trong công việc. Đặc biệt với công việc cao quý như Điều dưỡng, những kỹ năng trên lại càng thể hiện được sự quan trọng và cần thiết. Đây là cơ sở để Điều dưỡng viên hoàn thành tốt trách nhiệm và công việc của mình.
Với kỹ năng giao tiếp tốt, Điều dưỡng viên sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp với bệnh nhân và mọi người. Bệnh nhân sẽ bớt đi những nỗi lo về khám chữa bệnh và yên tâm đồng hành cùng đội ngũ bác sĩ. Đây cũng là điều mà Đảng, Nhà Nước và nhân dân mong đợi từ những người được ngợi ca là “Lương y như từ mẫu”.
3. Cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng
Kỹ năng giao tiếp không được giảng dạy trong sách vở hay có thể đạt được trong một sớm một chiều. Điều dưỡng viên cần tích cực rèn luyện những kỹ năng này ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là tiền đề quan trọng để sinh viên khi ra trường có thể ứng tuyển và làm việc tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh.
Hãy bắt đầu giao tiếp thật nhiều với những người xung quanh, từ người thân bạn bè cho đến người lạ. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn vận dụng các kiến thức được giảng dạy trên lớp vào thực tế. Qua đó, bạn sẽ rèn luyện được sự tự tin cũng như các kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng quan trọng.
Bên cạnh đó, có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân. Ngược lại, sự thiếu hiểu biết sẽ khiến bạn ấp úng gây mất thiện cảm với người đối diện. Đặc biệt, hãy trau dồi vốn tiếng Anh và hiểu biết công nghệ để đáp ứng được công việc của bản thân.
Xem thêm: Liên thông Đại học Điều dưỡng và 5 thông tin quan trọng
Trên đây là những kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng cũng như vai trò và cách để cải thiện. Để có thể thành thục các kỹ năng này, Điều dưỡng viên cần rèn luyện và liên tục học hỏi. Nếu bạn đọc có nhu cầu học ngành Điều dưỡng tại ngôi trường Y Dược chính thống Thủ Đô, xin mời theo dõi các trang thông tin dưới đây.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://www.tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi