Những cột mốc lịch sử của ngành làm đẹp, bạn đã biết chưa?
Logo

Những cột mốc lịch sử của ngành làm đẹp, bạn đã biết chưa?

Lượt xem: 164 Ngày đăng: 13/12/2024

Rate this post

Khi nói về ngành làm đẹp, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến những chuỗi spa, thẩm mỹ viện. Vậy ngành làm đẹp bắt nguồn từ đâu, lịch sử ngành làm đẹp phát triển như thế nào? Trong bài viết này, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh sẽ giải đáp thắc mắc và bổ sung thêm kiến thức cho bạn về ngành làm đẹp tại Việt Nam.

1. Ngành làm đẹp có nguồn gốc từ Ai Cập cổ đại

Bất cứ ngành nghề nào cũng có nguồn gốc và lịch sử phát triển khác nhau, ngành làm đẹp cũng vậy. Trước khi đi tìm hiểu về lịch sử đặc biệt của ngành làm đẹp, chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của nó.

Như chúng ta đã biết, ngành công nghiệp mỹ phẩm và  làm đẹp ngày nay bắt đầu từ thế kỷ 20 nhưng thực tế, các hoạt động của ngành công nghiệp làm đẹp đã có thể xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại. Việc con người sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp có thể đã có từ hàng ngàn năm trước. Ví dụ như các hoàng đế và nữ hoàng thời xưa như Cleopatra đã từng là biểu tượng của sự sang trọng và quyến rũ trong quá khứ.

Lịch sử ngành làm đẹp có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại
Lịch sử ngành làm đẹp có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại

Bề ngoài thẩm mỹ và sự sạch sẽ là một trong những tiêu chuẩn cơ bản đối với người Ai Cập cổ đại. Từ xưa, người Ai Cập cổ luôn tìm kiếm nhiều phương pháp chăm sóc cơ thế và sắc đẹp để họ luôn được hoàn hảo, sạch sẽ.

Nam giới và phụ nữ trong xã hội Ai Cập cổ đại xưa đã sử dụng nhiều mỹ phẩm và đồ trang điểm như phấn mắt, kẻ mắt, kém chống nắng, son môi, kem đánh răng và thuốc mỡ. Hơn nữa, sự hiểu biết của người Ai Cập về việc chăm sóc da được chứng minh là vô cùng tiên tiến. Thậm chí còn có những người làm móng tay và tóc giả, họ đã sử dụng tóc giả từ thời cổ đại.

Theo nghiên cứu của chuyên gia, người Ai Cập tin rằng việc trang điểm không chỉ giúp họ lộng lẫy, hoàn hảo hơn mà còn giúp họ được thần Horus và Ra che chở và bảo vệ. Thậm chí, họ còn cho rằng trang điểm giúp họ phòng ngừa bệnh tật và chữa lành một số bệnh.

Chính vì thế, cả nam giới và phụ nữ Ai Cập cổ đều có nhiều loại mỹ phẩm để trang điểm và các loại mỹ phẩm của họ hầu hết đều có thành phần chủ yếu là bột nghiền từ malachite và galena. Tóm lại, ngành làm đẹp đã xuất hiện và có lịch sử nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại.

2. Lịch sử phát triển của ngành làm đẹp

Dưới đây là một số cột mốc lịch sử quan trọng về ngành làm đẹp.

2.1. Các mốc lịch sử ngành làm đẹp thời cổ đại và trung cổ

Lịch sử làm đẹp thời cổ đại
Lịch sử làm đẹp thời cổ đại
 

Thời

Cổ

Đại

Ai Cập:

  • Cleopatra nổi tiếng với việc sử dụng mỹ phẩm như phấn mắt, kohl, henna.
  • Người Ai Cập cổ đại tô son môi để phô bày địa vị xã hội. Phụ nữ Ai Cập cổ đã sử dụng đất hoàng thổ đỏ và các sắc tố khác để tạo ra các sắc thái thừ màu cam cho đến màu hồng và đen.
Hy Lạp:

  • Người Hy Lạp sử dụng các loại thảo mộc và tinh dầu để làm đẹp da và tóc.
  •  Vào năm thứ 1000 TCN, gái mại dâm dùng son môi để phân biệt họ với những phụ nữ quý tộc. Tuy nhiên, đến những năm 700 TCN, toàn bộ phụ nữ Hy Lạp đã sử dụng son môi, không quan tâm đến địa vị xã hội.
La Mã: Người La Mã sử dụng các loại kem dưỡng da, kem tắm và nước hoa.
Iraq: Nguồn gốc của ngành trang điểm bắt nguồn từ nền văn minh Sumer – một nền văn minh cổ ở phía nam Lưỡng Hà, Iraq khoảng 5000 năm TCN. Họ nghiền đá đỏ, đá quý, chỉ trắng,… và sử dụng chúng để trang trí lên khuôn mặt.
Trung Quốc: Khởi điểm của sơn móng tay có thể bắt nguồn từ Trung Quốc khoảng 3000 năm TCN. Các thành phần cơ bản như bột màu, sáp ong, lòng trắng trứng, nhựa cây.
Thời Trung CổThế kỷ 11: Ba Tư phát minh ra nước hoa
Thế kỷ 14: Son môi được sử dụng phổ biến ở châu Âu để làm đẹp, cải thiện nhan sắc. Vảy cá ở các nước châu Âu từng được tiêu thụ rất nhiều để làm nguyên liệu chính tạo nên son bóng hoặc kẻ mắt nước.
Thế kỷ 16: Nữ hoàng Elizabeth I của Anh sử dụng phấn trắng và má hồng.
Thế kỷ 17: Ở Italya, phụ nữ nhỏ mắt từ tinh chất cây Belladonna để làm giãn đồng tử cho mắt to và tròn hơn. Tuy nhiên, lạm dụng việc này dẫn đến tổn thương và hủy hoại dần đôi mắt, có thể dẫn đến mù lòa.

2.2. Các mốc lịch sử ngành làm đẹp từ thế kỷ 19 đến nay

Cách làm đẹp của phụ nữ vào thế kỷ trước
Cách làm đẹp của phụ nữ vào thế kỷ trước
Thế kỷ

19

Năm 1840: Vaseline được phát minh.
Năm 1882: Max Factor thành lập công ty mỹ phẩm.
Năm 1898: Helena Rubinstein thành lập công ty mỹ phẩm.
Thế kỷ

20

Năm 1915: Elizabeth Arden thành lập công ty mỹ phẩm.
Năm 1920: Mascara được phát minh ra đời.
Năm 1930: Phát minh ra son môi dạng thỏi.
Năm 1940: Kem chống nắng xuất hiện.
Năm 1950: kem dưỡng ẩm ra đời.
Năm 1960: Mỹ phẩm làm đẹp được sản xuất hàng loạt và trở nên phổ biến dần.
Năm 1970: Mỹ phẩm thiên nhiên và hữu cơ dần được ưa chuộng.
Năm 1980: Lần đầu tiên, tiêm Botox được sử dụng để làm đẹp
Năm 1990: Laser được sử dụng để điều trị da, cải thiện làn da xấu.
Năm 2000: Mỹ phẩm Hàn Quốc được ưa chuộng trên toàn thế giới.
 

Thế kỷ

21

Năm 2010: Mỹ phẩm nam giới bắt đầu phổ biến hơn.
Năm 2020: Mỹ phẩm và các dịch vụ làm đẹp được cá nhân hóa và tùy chỉnh theo nhu cầu của từng người.
Đến nay năm 2024: Ngành làm đẹp đã trải qua những cột mốc đặc biệt và ngày càng phát triển mạnh hơn, trở thành xu hướng hiện nay.

3. Xu hướng ngành chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam

Trong cuộc sống tiến bộ, xã hội phát triển ngày nay, nhu cầu tất yếu của con người đó là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe trước các tác động từ môi trường, khí hậu, hóa chất. Do đó, con người tìm đến các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp như một liệu pháp thư giãn để cân bằng tinh thần, tự tin hơn trong cuộc sống. Từ đó, tầm quan trọng của ngành chăm sóc sắc đẹp cũng được nâng cao hơn.

Trước kia, dịch vụ spa, làm đẹp được xem như một điều gì đó “xa xỉ” với nhiều người, dường như chỉ dành cho người giàu, có điều kiện hay ở những khách sạn 5 sao. Nhưng ngày nay, cuộc sống nâng cao, kéo theo nhu cầu làm đẹp ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung ngày càng nhiều. Hàng loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiết bị, mỹ phẩm làm đẹp từ bình dân đến cao cấp đã xuất hiện nhanh chóng để phục vụ người tiêu dùng.

Do đó, để có thể tìm ra giá trị thực của làm đẹp thì người kinh doanh cần có niềm đam mê và kinh doanh chân chính, tận tâm. Bên cạnh đó, khách hàng cũng cần có kiến thức, hiểu về các loại hình dịch vụ, thiết bị làm đẹp để tìm cho mình spa hay thẩm mỹ viện uy tín, chất lượng để tin tưởng chăm sóc sắc đẹp cho bản thân.

Xem thêm: Tố chất của ngành chăm sóc sắc đẹp

Ngành chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ
Ngành chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ

Bài viết trên đây, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh đã cung cấp thông tin chi tiết vể lịch sử phát triển của ngành lành đẹp và xu hướng ngành hiện nay tại Việt Nam. Hãy truy cập và theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức về ngành chăm sóc sắc đẹp nhé.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status