Nghiên cứu Điều dưỡng là gì? Các nhóm chủ đề chính và ý nghĩa cụ thể
Lượt xem: 987 Ngày đăng: 08/03/2024
Nghiên cứu khoa học có một vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực xoay quanh chúng ta như Y tế, Sinh học, Vật Lý,… Trong bài viết này, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội sẽ đề cập tới những nội dung xoay quanh chủ đề Nghiên cứu Điều dưỡng như khái niệm, nhóm chủ đề chính và ý nghĩa cụ thể.
Mục lục
- 1. Điều dưỡng là gì?
- 2. Nghiên cứu Điều dưỡng là gì?
- 3. Các nhóm chủ đề nghiên cứu của Điều dưỡng viên thường gặp
- 3.1 Nhóm chủ đề chăm sóc Điều dưỡng
- 3.2 Nhóm chủ đề tâm lý người bệnh và nhu cầu chăm sóc tâm lý, xã hội
- 3.3 Nhóm chủ đề về kiến thức – thái độ – thực hành tuân thủ điều trị người bệnh
- 3.4 Nhóm chủ đề chăm sóc theo triệu chứng bệnh, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc trước tử vong
- 3.5 Nhóm chủ đề thử nghiệm phương pháp can thiệp Điều dưỡng, thiết bị Y tế, cải tiến
- 4. Ý nghĩa những thành quả nghiên cứu trong ngành Điều dưỡng
1. Điều dưỡng là gì?
Trước khi tìm hiểu nghiên cứu Điều dưỡng, bạn đọc cần nắm được một số thông tin cơ bản về ngành nghề này. Điều dưỡng hay Điều dưỡng viên là một ngành nghề chính thức trong hệ thống Y tế với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho mọi người. Điều dưỡng viên sẽ được đào tạo và trang bị những kiến thức chuyên môn xoay quanh vị trí làm việc như:
- Điều dưỡng hộ sinh.
- Điều dưỡng khoa tim.
- Điều dưỡng ngoại khoa.
- Điều dưỡng tâm thần.
- Điều dưỡng nhi khoa.
- Điều dưỡng ngoại thần kinh.
- Điều dưỡng hồi sức cấp cứu.
2. Nghiên cứu Điều dưỡng là gì?
Nghiên cứu Điều dưỡng là một bộ phận của nghiên cứu Y học nhằm sàng lọc, phân tích kỹ thuật Điều dưỡng và cải tiến thực hành dựa vào bằng chứng khoa học. Bạn đọc có thể hiểu đơn giản đây là những nghiên cứu khoa học trong ngành Điều dưỡng và đã trở thành một ngành khoa học, một bộ môn được đào tạo cụ thể.
Người đầu tiên đặt nền móng cho hoạt động nghiên cứu này là bà Florence Nightingale (1820-1910) với lý thuyết về khoa học vệ sinh cơ sở Y tế. Ở Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến ngành Điều dưỡng chỉ thực sự phát triển từ sau những năm 1970.
Xem thêm: Điều dưỡng tiếng anh
5 học thuyết Điều dưỡng được áp dụng trong thực hành điều dưỡng
3. Các nhóm chủ đề nghiên cứu của Điều dưỡng viên thường gặp
Dưới đây là một số nhóm chủ đề nghiên cứu cụ thể thường được Điều dưỡng viên thực hiện do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp.
3.1 Nhóm chủ đề chăm sóc Điều dưỡng
Đây là nhóm chủ đề chiếm tỷ lệ lớn nhất với khoảng ⅔ trong số tổng các nghiên cứu khoa học trong ngành này.
- Đặc điểm thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hoặc mô tả nghiên cứu có phân tích.
- Đối tượng: Người bệnh.
- Một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra: Đặc điểm lâm sàng, nhu cầu chăm sóc khách quan, kết quả điều trị, các yếu tố liên quan,…
- Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, mô tả phân tích kết quả điều trị, chăm sóc, yếu tố liên quan,…
3.2 Nhóm chủ đề tâm lý người bệnh và nhu cầu chăm sóc tâm lý, xã hội
- Đặc điểm thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hoặc mô tả nghiên cứu có phân tích.
- Đối tượng: Người bệnh.
- Câu hỏi nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, tình trạng tâm lý, yêu cầu của người bệnh, kết quả điều trị, kết quả chăm sóc,…
- Mục tiêu: Mô tả tình trạng tâm lý, đặc điểm lâm sàng, phân tích tâm lý,…
3.3 Nhóm chủ đề về kiến thức – thái độ – thực hành tuân thủ điều trị người bệnh
- Đặc điểm thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích.
- Đối tượng: Người bệnh.
- Câu hỏi nghiên cứu: Nhu cầu được tư vấn, yêu cầu của người bệnh về chăm sóc, yếu tố liên quan như nhu cầu tư vấn về bệnh,…
- Mục tiêu: Mô tả kiến thức về bệnh, phân tích kiến thức điều trị của người bệnh và các yếu tố liên quan.
3.4 Nhóm chủ đề chăm sóc theo triệu chứng bệnh, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc trước tử vong
- Đặc điểm thiết kế nghiên cứu Điều dưỡng: Mô tả cắt ngang có phân tích và mô tả nghiên cứu.
- Đối tượng: Người bệnh.
- Câu hỏi nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan đến kết quả điều trị, yêu cầu của người bệnh về chăm sóc,…
- Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của triệu chứng trên người bệnh, đánh giá nhu cầu của họ về chăm sóc triệu chứng,…
3.5 Nhóm chủ đề thử nghiệm phương pháp can thiệp Điều dưỡng, thiết bị Y tế, cải tiến
- Đặc điểm thiết kế nghiên cứu: Can thiệp có nhóm chứng, không ngẫu nhiên hoặc mô tả nghiên cứu.
- Đối tượng: Nhóm bệnh nhân can thiệp, nhóm sử dụng phác đồ chuẩn hoặc chỉ một nhóm nhưng theo dõi liên tục nhiều lần.
- Câu hỏi nghiên cứu: Đặc điểm lâm sàng, những chăm sóc Điều dưỡng đã tiến hành, yếu tố nào liên quan đến kết quả nghiên cứu,…
- Mục tiêu: Mô tả diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng của quá trình điều trị, chăm sóc hay đánh giá kết quả điều trị.
Xem thêm: Quản lý điều dưỡng là gì? Tổng hợp vai trò và kỹ năng cần thiết
4. Ý nghĩa những thành quả nghiên cứu trong ngành Điều dưỡng
Những thành quả nghiên cứu Điều dưỡng thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng trên những phương diện như:
- Cải thiện phương pháp hỗ trợ, điều trị: Thông qua hoạt động nghiên cứu, Điều dưỡng viên có thể áp dụng được những phương pháp điều trị tối ưu làm nền tảng khám chữa bệnh hiệu quả.
- Giải quyết được những vấn đề phức tạp: Những phương pháp hay kiến thức mới được thử nghiệm và áp dụng có thể giải quyết được những tình trạng bệnh, triệu chứng đang tồn tại mà chưa có cách giải quyết.
- Thúc đẩy sự tiến bộ của ngành: Những phát hiện, cải tiến hay nghiên cứu mới sẽ giúp ngành Điều dưỡng nói riêng và ngành Y tế nói chung ngày càng phát triển.
- Mở ra cơ hội cho cá nhân nghiên cứu: Với những nghiên cứu Điều dưỡng được công nhận, cá nhân thực hiện nghiên cứu sẽ nhận được nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn.
- Cơ sở dữ liệu và bằng chứng khoa học: Những kết quả nghiên cứu là nền tảng quan trọng và là bằng chứng nhằm hỗ trợ các quyết định chăm sóc sức khỏe cũng như đưa ra chiến lược điều trị phù hợp.
Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh lĩnh vực nghiên cứu Điều dưỡng do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn có thể áp dụng trực tiếp vào trong hoạt động nghiên cứu và công việc. Theo dõi ngay các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi