Thực tập ngành Dược là gì? Mục đích, quá trình và một số lưu ý
Logo

Thực tập ngành Dược là gì? Mục đích, quá trình và một số lưu ý

Lượt xem: 1.137 Ngày đăng: 26/06/2024

5/5 - (4 bình chọn)

Với sinh viên ngành Dược hay bất kể ngành học nào khác, thực tập có thể coi là một cột mốc quan trọng. Nhờ có giai đoạn này, sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm và hiểu hơn về ngành nghề mình chọn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về khái niệm thực tập ngành Dược, mục đích, quá trình cụ thể và lưu ý quan trọng ngay bây giờ. 

1. Thực tập ngành Dược là gì?

Thực tập ngành Dược là giai đoạn chuyển tiếp trong quá trình học tập của sinh viên ngành Dược giữa môi trường học tập và công việc thực tế. Đây cũng là một phần trong chương trình đào tạo Dược sĩ ở bất kể hệ đào tạo Cao đẳng hay Đại học. Vị trí và quá trình thực tập sẽ thay đổi tùy vào từng đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp,…

Thực tập ngành Dược là một phần trong chương trình đào tạo Dược sĩ
Thực tập ngành Dược là một phần trong chương trình đào tạo Dược sĩ

2. Mục đích của thực tập ngành Dược

Thực tập là hoạt động có ý nghĩa quan trọng với bất kể thí sinh đang theo học ngành nào. Với sinh viên ngành Dược, mục đích của thực tập thể hiện qua một số phương diện dưới đây. 

2.1 Trải nghiệm môi trường làm việc thực tế

Có thể coi giai đoạn này là một giai đoạn chuyển giao từ sinh viên trở thành các Dược sĩ. Nhờ vậy, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp xúc và ứng dụng các kiến thức được học vào công việc. Tùy vào lĩnh vực như Dược lâm sàng, Quản lý cung ứng thuốc,… mà môi trường và các công việc cũng sẽ khác nhau. 

2.2 Học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng

Khi đi thực tập, sinh viên sẽ nhận ra những kiến thức, kỹ năng được giảng dạy không thể hỗ trợ bạn hoàn thành tuyệt đối công việc. Thay vào đó, những kỹ năng mềm, kinh nghiệm từ người đi trước,… sẽ được chỉ bảo trong thời điểm đi làm. Bạn cần tích lũy những kinh nghiệm và kỹ năng này càng sớm càng tốt để phục vụ công việc Dược sĩ sau này. 

Dược sĩ cần tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng,... để phục vụ công việc
Dược sĩ cần tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng,… để phục vụ công việc

2.3 Mở rộng cơ hội việc làm, các mối quan hệ

Khi đi thực tập ngành Dược, sinh viên sẽ được tiếp xúc với môi trường công việc. Bạn có cơ hội làm việc cùng các đồng nghiệp, chuyên gia có trình độ trong ngành Dược. Nhờ có những góp ý của họ, bạn cũng dần cải thiện bản thân và giải quyết được những vấn đề bản thân gặp phải. 

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có cơ hội được nhận làm việc ngay sau khi kết thúc thực tập. Các nhà tuyển dụng sẽ quan sát, đánh giá và đưa ra lời mời cho những ứng viên sáng giá. Bên cạnh đó, việc đi thực tập cũng làm đẹp cho CV của bạn và gia tăng cơ hội có được công việc mong muốn trong tương lai. 

3. Thực tập Dược sĩ diễn ra như thế nào? 

Sinh viên có thể thực tập vào năm cuối trong chương trình học hoặc tự đăng ký nếu có khả năng. Thông thường nhà trường tổ chức liên kết, làm việc với các đơn vị có liên quan để sắp xếp sinh viên vào các vị trí tương ứng. Tùy vào chuyên ngành Dược bạn lựa chọn mà vị trí thực tập có thể ở:

  • Các nhà máy sản xuất Dược phẩm.
  • Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Dược phẩm. 
  • Các phòng ban, chuyên khoa,… trong các cơ sở Y tế.
  • Doanh nghiệp phân phối, xuất nhập khẩu thuốc. 
  • Nhà thuốc bán lẻ, quầy thuốc tư nhân,…
Vị trí thực tập của sinh viên ngành Dược rất đa dạng
Vị trí thực tập của sinh viên ngành Dược rất đa dạng

Sau đó, người hướng dẫn sẽ thực hiện phân công sinh viên ngành Dược tại những vị trí phù hợp. Ví dụ như thực hiện bào chế thuốc trong phòng lab, kinh doanh thuốc tại quầy, ghi chép và báo cáo hiệu quả thử nghiệm thuốc,… Tùy vào mỗi công việc mà sẽ yêu cầu các kỹ năng, nghiệp vụ tương ứng.

Ứng viên sẽ được theo dõi và đánh giá xuyên suốt quá trình thực tập ngành Dược. Sau khi kết thúc quá trình này, thí sinh sẽ được nhận những lời nhận xét và đánh giá trực tiếp từ người hướng dẫn, quản lý. Nếu hoàn thành tốt công việc, bạn có cơ hội được mời ở lại và làm việc trực tiếp cho đơn vị mình thực tập. 

4. Một số lưu ý cho sinh viên ngành Dược khi đi thực tập 

Có thể coi thực tập là một giai đoạn tiền đề để sinh viên có thể đáp ứng công việc của bản thân trong tương lai. Do đó, hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây để quá trình thực tập được hiệu quả.

  • Có định hướng và tìm hiểu chi tiết về nơi thực tập, làm việc.
  • Ghi chép, lắng nghe những kiến thức và kinh nghiệm được chỉ dạy.
  • Chủ động xây dựng mối quan hệ và tìm cho mình một người thầy đáng tin cậy.
  • Ghi nhớ các kiến thức về thuốc, Dược học phân loại, học cách quản lý thuốc hiệu quả.
  • Đảm bảo tính chính xác, tỉ mỉ và cẩn trọng trong quá trình thực tập ngành Dược.
  • Thái độ của ứng viên được nhà tuyển dụng quan tâm hơn trình độ. 
  • Chủ động trong công việc và hoàn thành đúng chỉ tiêu, yêu cầu. 
  • Cải thiện các kỹ năng phục vụ công việc như giao tiếp, tiếng Anh, kỹ năng tin học văn phòng,…
  • Thiết lập lịch trình làm việc, học tập, nghiên cứu,… hiệu quả. 
Sinh viên ngành Dược cần đảm bảo tính chính xác, tỉ mỉ và cẩn trọng
Sinh viên ngành Dược cần đảm bảo tính chính xác, tỉ mỉ và cẩn trọng

Thực tập ngành Dược là giai đoạn quan trọng để ứng viên có thể trở thành một Dược sĩ giỏi. Hy vọng những kiến thức được cung cấp sẽ giúp bạn đọc có quá trình thực tập hiệu quả. Theo dõi các bài viết mới từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://facebook.com/truongtuetinhhanoi  

DMCA.com Protection Status