Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không? Điều kiện, lưu ý
Logo

Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không? Điều kiện, lưu ý

Lượt xem: 138 Ngày đăng: 13/03/2024

5/5 - (1 bình chọn)

Cùng với sự phát triển của con người và xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được nâng cao. Do đó, rất nhiều cá nhân mong muốn tìm hiểu về Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không bị phụ thuộc vào các cơ sở Y tế liên quan. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đi tìm câu trả lời ngay bây giờ.

1. Y sĩ đa khoa là gì?

Trước khi tìm hiểu Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không, bạn đọc cần nắm được một số thông tin về ngành nghề này. Y sĩ đa khoa là một chức danh trong chuyên ngành Y tế với nhiệm vụ hỗ trợ trực tiếp cho các bác sĩ trong hoạt động khám chữa bệnh hằng ngày.

Y sĩ đa khoa sẽ hỗ trợ trực tiếp bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh
Y sĩ đa khoa sẽ hỗ trợ trực tiếp bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh

Với trình độ Đại học trở lên sẽ được gọi là Bác sĩ đa khoa còn trình độ thấp hơn sẽ được gọi là Y sĩ đa khoa. Sau khi kết thúc chương trình Y sĩ đa khoa, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục học lên bác sĩ với những lợi thế về trình độ chuyên môn hay quyền hạn của bản thân.

2. Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không? 

Y sĩ đa khoa không được mở phòng khám dựa trên những quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP,  Luật khám bệnh chữa bệnh 15/2023/QH15. Những quy định này bao gồm cả điều kiện mở và điều kiện hoạt động của một đơn vị phòng khám mà bất cứu cá nhân nào cũng phải tuân theo.

Y sĩ đa khoa không được mở phòng khám do chưa đáp ứng điều kiện
Y sĩ đa khoa không được mở phòng khám do chưa đáp ứng điều kiện

Tuy nhiên, nếu họ tiếp tục nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn, họ hoàn toàn có thể mở phòng khám. Bên cạnh đó, họ cũng cần đáp ứng những quy định, yêu cầu được Bộ Y tế và Pháp luật đưa ra.

3. Chi tiết điều kiện để mở và hoạt động một phòng khám

Để các Y sĩ dễ dàng nắm được những yêu cầu và quy định, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã tổng hợp lại những nội dung quan trọng dưới đây,

3.1 Đối tượng chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật chính

Cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn chính cho phòng khám cần có:

  • Là Bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa phòng khám đăng ký.
  • Có thời gian tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất 54 tháng về chuyên khoa đó.
  • Đáp ứng điều kiện tùy thuộc vào chuyên khoa đăng ký của phòng khám. 

Bên cạnh đó, các đối tượng khác trong phòng khám cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động. Phẩm chất đạo đức của người hành nghề Y cũng vô cùng quan trọng. 

3.2 Về cơ sở khám chữa bệnh
Để có thể đi vào hoạt động, phòng khám cần được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo đúng quy định. Bên cạnh đó, Y sĩ đa khoa cũng cần đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem về một số phương diện như:

  • Chỉ thực hiện đánh giá với cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động ít nhất 12 tháng. 
  • Có trách nhiệm tổ chức sơ cứu, cấp cứu, khám chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
  • Niêm yết giá dịch vụ khám, chữa bệnh.
  • Đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
  • Trang bị đầy đủ thiết bị Y tế phù hợp với danh mục chuyên môn và phạm vi.
  • Cơ sở vật chất có diện tích tối thiểu 18m².
  • Nhân sự. 
Cơ sở khám chữa bệnh cần được cấp giấy theo đúng quy định
Cơ sở khám chữa bệnh cần được cấp giấy theo đúng quy định

3.3 Chi phí mở và hoạt động 

Y sĩ đa khoa có được mở phòng khám hay không còn liên quan trực tiếp đến các chi phí hoạt động. Dưới đây là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến chi phí mà Y sĩ đa khoa cần quan tâm đến.

  • Thuê hoặc mua đất, mặt bằng.
  • Trang thiết bị Y tế.
  • Trang thiết bị văn phòng.
  • Phí cấp phép và giấy phép.
  • Chi phí vận hành hằng ngày.
  • Bảo hiểm và các chi phí khác.
  • Tư vấn pháp lý và kế toán.
  • Chi phí thuê nhân viên và lương thưởng. 

4. Một số lưu ý quan trọng cho Y sĩ đa khoa khi mở phòng khám    

Dưới đây là những lưu ý quan trọng để Y sĩ đa khoa chắc chắn rằng bản thân có được mở phòng khám và đi vào hoạt động. 

  • Y sĩ đa khoa cần nâng cao trình độ và bằng cấp lên Bác sĩ để có thể mở được phòng khám. 
  • Y sĩ đa khoa cần có 12 tháng thực hành tại bệnh viện để được cấp chứng chỉ hành nghề và bắt đầu hoạt động chính thức.
  • Y sĩ trung cấp cần có ít nhất 5 năm thực hành khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám, nhà hộ sinh. 
  • Cá nhân hành nghề không được thuộc các trường hợp bị cấm hành nghề theo bản án, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, quản chế hành chính, đang trong thời gian kỷ luật.
  • Y sĩ đa khoa chịu trách nhiệm cho phòng khám phải là cá nhân hành nghề cơ hưu tại phòng khám đa khoa.
  • Cá nhân hoạt động phải được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực cũng như những yêu cầu về sức khỏe.
  • Với người nước ngoài, Y sĩ cần đáp ứng về năng lực tiếng Việt theo quy định từ Chính phủ.
Cá nhân hành nghề không được thuộc các trường hợp bị cấm hành nghề
Cá nhân hành nghề không được thuộc các trường hợp bị cấm hành nghề

Để tổng kết lại, Y sĩ đa khoa không được mở phòng khám do chưa đạt những yêu cầu và quy định của Pháp luật về hoạt động này. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng khi chỉ cần nâng cao trình độ lên Bác sĩ và đáp ứng những quy định được đề ra là có thể mở phòng khám bình thường. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi  

DMCA.com Protection Status