Những điều cần biết về tuyển dụng điều dưỡng làm việc tại Nhật Bản
Lượt xem: 1.861 Ngày đăng: 27/12/2019
Cùng với các ngành nghề lao động phổ thông, điều dưỡng đi Nhật cũng nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều lao động Việt, vậy bản chất thực sự của chương trình này là gì? Điều kiện tham gia? Cùng Chúng tôi tìm kiếm câu trả lời nhé!
1. Đi ngành điều dưỡng Nhật Bản ở Nhật thế nào?
Chỉ cần gõ từ khóa “tuyển điều dưỡng làm việc tại Nhật” trên trang mạng tìm kiếm Google sẽ xuất hiện hàng ngàn kết quả liên quan đến nội dung này. Tuy nhiên hầu hết các công ty đều chưa được bộ cấp phép tuyển lao động theo hệ này
Hiện nay chỉ bộ lao động được cấp phép tuyển lao động sang Nhật hệ điều dưỡng theo hệ chương trình EPA (Economic Partnership Agreement) được ký kết giữa 2 chính phủ Việt Nam và Nhật nhằm đưa lao động ngành điều dưỡng và hộ lý sang Nhật làm việc. Nếu thi đỗ chứng chỉ quốc gia ngành điều dưỡng có thể làm việc lâu dài hoặc vô thời hạn tại Nhật Bản tùy theo nguyện vọng của người lao động.
Từ năm 2012 đến nay, Bộ lao động liên tục niên mỗi năm 1 lần vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 trên trang chủ của cục lao động ngoài nước có địa chỉ là http://dolab.gov.vn
Với chương trình đi Nhật ngành điều dưỡng, hộ lí thực tập sinh làm các công việc như: Chăm sóc sinh hoạt thường ngày của người bệnh; hỗ trợ duy trì và mở rộng quan hệ xã hội thông qua hoạt động vui chơi giải trí, phục hồi chức năng… với mức lương từ 130.000 đến 140.000 yên/tháng.
Hơn nữa, ngoài lương cơ bản thực tập sinh sẽ nhận các khoản phụ cấp tương ứng với thành tích công việc
2. Điều kiện tham gia các đơn hàng điều dưỡng đi Nhật
– Nam/ Nữ độ tuổi 20 – 32 tuổi
– Tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng
– Sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật
– Chưa từng xin visa đi Nhật
– Không có tiền án, tiền sự
Điều kiện khác :
Visa 特定活動 (EPA) (Luật hiện hành) | Visa 介護(hộ lý) (Dự luật) | |
Thời gian lao động | 4 năm Có thể xin kéo dài vô thời hạn như visa lao động nếu đỗ chứng chỉ quốc gia | Tối đa 5 năm (Có thể xin gia hạn) |
Quốc gia tiếp nhận | Indonesia, Philipin, Vietnam | Không giới hạn |
Mức lương | Bằng với mức lương của người Nhật có trình độ tương đương | Bằng với mức lương của người Nhật có trình độ tương đương |
Tiếng Nhật | Trình độ tiếng Nhật cỡ N2 | N2 trở lên |
Cơ quan cử đi | Bộ Lao động nước sở tại | Tự ứng tuyển tại Nhật |
Quy trình | Sau khi đỗ sẽ học tại Việt Nam khoảng1 nămtrước khi sang Nhật | Du học sinh tại các trường chuyên về hộ lý có chương trình học trên 2 năm (介護福祉士養成施設) Thi đỗ chứng chỉ hộ lý quốc gia của Nhật Bản được nhận vào làm tại các cơ sở y tế – viện dưỡng lão |
Xem ngay bài viết: Lưu ý PHẢI BIẾT khi đi Nhật Bản làm điều dưỡng năm 2020
3. Phân biệt giữa hộ lý và điều dưỡng
Điều dưỡng và hộ lý đi Nhật là 2 công việc hoàn toàn khác nhau nhưng khá nhiều bạn nhầm lẫn về 2 công việc này
Điều dưỡng viên | Hộ lý | |
Nội dung công việc | – Giống hệt với công việc của điều dưỡng viên tại các bệnh viện Việt Nam như: theo dõi bệnh nhân, xử trí và thực hiện theo yêu cầu bác sĩ, báo cáo tình trạng của bệnh nhân tới bác sĩ,… – Có thể sử dụng các thiết bị y tế để phục vụ cho trị liệu của bệnh nhân… | – Trợ giúp người già ăn uống, tắm rửa, bài tiết, đảm bảo giữ gìn vệ sinh, di chuyển, nghỉ ngơi… – Quản lý sức khỏe cho người già, bệnh nhân. – Trợ giúp công việc gia đình(へルパー) – Lập kế hoạch chăm sóc cho người cao tuổi. – Tuyệt đối cấm không được sử dụng các thiết bị y tế như: máy thở,máy moniter, bơm tiêm điện,máy truyền dịch…không được phép tiêm, truyền, quản lý dược phẩm… |
Địa điểm làm việc | – Chủ yếu làm việc tại các bệnh viện của Nhật | Làm tại các trung tâm dưỡng lão, trung tâm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. |
- Đơn đăng ký và cam kết tham gia Chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản.
- Sơ yếu lý lịch với xác nhận của chính quyền địa phương nơi các bạn lưu trú.
- Bản sao công chứng các loại bằng cấp, chứng chỉ liên quan.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe do các bệnh viện được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện khám cho lao động đi làm việc tại nước ngoài (tham khảo danh sách bệnh viện tại đây)
- Bản sao chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh có công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với vị trí ứng viên điều dưỡng);
- Giấy xác nhận của các cơ sở khám chữa bệnh chứng minh ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm công tác điều dưỡng (bao gồm cả thời gian tập sự 09 tháng để lấy chứng chỉ hành nghề khám bệnh chữa bệnh) (đối với vị trí ứng viên điều dưỡng);
- 4 ảnh cỡ 4 cm x 6 cm (nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng) và 2 phong bì thư đã dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại người nhận (địa chỉ người nhận là địa chỉ của ứng viên).
- Ưu điểm
– Phí thấp
– Mức lương cao
– Nhiều thời gian làm thêm
– Tiếp xúc với người Nhật, môi trường tốt để học tiếng Nhật
– Dễ gia hạn visa 5 năm, cơ hội làm việc lâu dài tại Nhật
- Nhược điểm
– Yêu cầu tiếng cao
– Hiện chỉ có bộ lao động được phép đưa người sang Nhật hệ điều dưỡng
– Thời gian xuất cảnh lâu
Dự luật về việc Tiếp nhận thực tập sinh ngành hộ lý tại Nhật được thông qua cuối năm 2016, và chính thức được áp dụng từ ngày 1/11/2017, chính là dấu hiệu đáng mừng cho nhiều lao động Việt Nam đang mong muốn có cơ hội sang thực tập ngành hộ lý tại Nhật Bản.
Với những thông tin của bài viết hy vọng đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho các bạn