Điều dưỡng viên và Thuốc - Hướng dẫn và lưu ý sử dụng thuốc
Logo

Điều dưỡng viên và Thuốc – Hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng thuốc

Lượt xem: 1.651 Ngày đăng: 15/09/2023

5/5 - (1 bình chọn)

Trong những công việc hằng ngày của Điều dưỡng không thể không kể đến những khâu làm việc liên quan đến thuốc. Để hoàn thành nhiệm vụ, Điều dưỡng viên cần nắm rõ hướng dẫn sử dụng thuốc cho Điều dưỡng cũng như những lưu ý quan trọng. Cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội làm rõ chủ đề này ngay bây giờ.

1. Công việc quản lý thuốc của Điều dưỡng viên

Mặc dù không được trực tiếp kê đơn hay ra chỉ định dùng thuốc, Điều dưỡng viên vẫn giữ vai trò quan trọng trong hỗ trợ quản lý thuốc. Ngoài các nhiệm vụ như chăm sóc, lắng nghe, thực hiện thủ tục hành chính,… Điều dưỡng viên sẽ được phân công những công việc liên quan đến thuốc cụ thể như:

  • Quản lý số lượng, chất lượng thuốc.
  • Ghi chép sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
  • Chuẩn bị thuốc và dụng cụ sử dụng thuốc.
  • Hỗ trợ người bệnh dùng thuốc.
  • Truyền đạt chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Tuân theo Y lệnh để sử dụng thuốc cho bệnh nhân đúng cách.
Một Điều dưỡng viên giữ vai trò quan trọng trong hỗ trợ quản lý thuốc
Một Điều dưỡng viên giữ vai trò quan trọng trong hỗ trợ quản lý thuốc

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho Điều dưỡng

Quy tắc hướng dẫn sử dụng thuốc cho Điều dưỡng hay bất kỳ cá nhân chịu trách nhiệm về chỉ định thuốc được quy định tại Chương II, Thông tư 23/2011/TT-BYT. Để bạn đọc có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội xin tổng hợp lại những nội dung quan trọng dưới đây.

2.1 Khi chỉ định thuốc

Người Điều dưỡng viên thường chịu trách nhiệm cho người bệnh dùng thuốc hoặc hướng dẫn người bệnh sử dụng. Những công việc như kê đơn, ghi chỉ định,… họ sẽ không được thực hiện. Trường hợp đặc biệt là khi thực hiện đỡ đẻ, họ được chỉ định thuốc tại các trạm Y tế xã không có bác sĩ hay Y sĩ.

2.2 Khâu tổng hợp thuốc lâm sàng

Lúc này, công việc của Điều dưỡng viên với thuốc là tổng hợp thuốc, hóa chất vào sổ tổng hợp thuốc hàng ngày. Sau đó, họ cần tổng hợp thuốc của cả khoa vào Phiếu lĩnh thuốc. Phiếu lĩnh hóa chất và và vật tư Y tế tiêu hao sẽ được tổng hợp hàng tuần. Sổ sách cần được ghi chép cẩn thận, rõ ràng và có ký xác nhận.

Điều dưỡng viên cần ghi chép, tổng hợp các thông tin rõ ràng, cẩn thận
Điều dưỡng viên cần ghi chép, tổng hợp các thông tin rõ ràng, cẩn thận

2.3 Cho người bệnh dùng thuốc

  • Trước khi cho người bệnh dùng thuốc.

Điều dưỡng viên cần thông báo cho người bệnh trước khi dùng thuốc và yêu cầu ký Phiếu công khai thuốc kẹp vào đầu giường hoặc cuối giường bệnh. Bên cạnh đó, Điều dưỡng cần hướng dẫn và giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị. Các loại thuốc sẽ được kiểm tra kỹ càng và báo cáo nếu xảy ra bất thường.

Bệnh nhân được hướng dẫn và giải thích cụ thể trước khi uống thuốc
Bệnh nhân được hướng dẫn và giải thích cụ thể trước khi uống thuốc

Các phương tiện và thuốc sẽ cần chuẩn bị kỹ càng. Khay thuốc, nước uống, lọ thuốc,… cần được đảm bảo đúng theo quy định. Để đảm bảo không xảy ra sai sót, Điều dưỡng viên cần nắm rõ quy trình và những yêu cầu thực hiện.

  • Trong lúc bệnh nhân dùng thuốc.

Yêu cầu chống nhiễm khuẩn phải được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt cần lưu ý về “3 Tra, 5 Chiếu và 5 Đúng” trong dùng thuốc. Điều dưỡng viên sẽ quan sát chứng kiến và theo dõi các phản ứng bất thường của người bệnh. Nếu xảy ra vấn đề gì bất thường, họ cần báo cáo và có phương án xử lý kịp thời.

  • Sau khi người bệnh sử dụng thuốc

Sau khi Điều dưỡng viên cho sử dụng thuốc, bệnh nhân sẽ được theo dõi thường xuyên và ghi chép các diễn biến lâm sàng vào bệnh án. Đồng thời Điều dưỡng viên cần bảo quản số thuốc còn lại (nếu có) cũng như xử lý các dụng cụ có liên quan theo đúng quy định.

2.4 Quản lý, bảo quản thuốc tại khoa lâm sàng

Tiếp theo trong công việc của Điều dưỡng viên với thuốc là thực hiện bảo quản, quản lý thuốc. Họ sẽ được phân công kiểm tra, đối chiếu tên, nồng độ, hàm lượng,… để thực hiện bàn giao khi cần thiết. Nếu xảy ra mất, hỏng hay nhầm thuốc thì cần báo cáo cũng như xử lý kịp thời.

Điều dưỡng viên được phân công kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ,...
Điều dưỡng viên được phân công kiểm tra, đối chiếu tên thuốc, nồng độ,…

Điều dưỡng viên cũng sẽ bàn giao số lượng thực tế về thuốc và dụng cụ sau mỗi ca trực vào sổ sách. Với mỗi người bệnh, số thuốc, hóa chất hay vật tư Y tế tiêu hao sẽ được tổng hợp cho phòng Tài chính – Kế toán đề tiến hành thanh toán viện phí.

2.5 Báo cáo

Cuối cùng là những báo cáo khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân cần minh bạch và rõ ràng. Bất kỳ vấn đề xảy ra như tai biến, nhầm lẫn,… đều cần xử lý kịp thời và gửi báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên theo đúng quy định.

Xem thêm: Học Cao đẳng Điều dưỡng liệu rằng có dễ xin việc không?

Điều dưỡng chuyên khoa 1

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho Điều dưỡng viên

Là một Điều dưỡng viên, chắc chắn bạn đã được lưu ý về “3 Tra, 5 Chiếu và 5 Đúng” trong dùng thuốc. Đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc mà không chỉ Điều dưỡng mà bất cứ nhân viên Y tế nào cũng phải ghi nhớ. 

3.1 3 Tra là gì?

Tra ở đây là kiểm tra, 3 Tra là 3 đối tượng cần kiểm tra trong quá trình dùng thuốc gồm:

  • Tên người bệnh.
  • Tên thuốc.
  • Liều thuốc.

3.2 5 Chiếu là gì?

Chiếu tương ứng với đối chiếu. 5 Chiếu chỉ 5 vấn đề mà Điều dưỡng hay bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực Y tế cần đối chiếu khi thực hiện cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Đó là những vấn đề dưới đây:

  • Số giường, số phòng.
  • Nhãn thuốc.
  • Chất lượng thuốc.
  • Đường tiêm thuốc.
  • Thời hạn.

3.3 5 Đúng là gì?

Nguyên tắc 5 Đúng để nói đến những yêu cầu đặt ra cho nhân viên Y tế trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc. 5 yêu cầu đó gồm:

  • Đúng người bệnh.
  • Đúng thuốc.
  • Đúng liều.
  • Đúng đường dùng.
  • Đúng thời gian.

4. Học Điều dưỡng có bán thuốc được không?

Câu trả lời là hoàn toàn không thể vì chưa đáp ứng được theo quy định tại Luật Dược 2016. Người chịu trách nhiệm tại nhà thuốc, quầy thuốc cần có Chứng chỉ hành nghề Dược theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó cần đảm bảo về nhiều mặt như địa điểm, trang thiết bị, chuyên môn,… để có thể kinh doanh thuốc.

Điều dưỡng viên hoàn toàn có thể bán thuốc được
Điều dưỡng viên hoàn toàn có thể bán thuốc được

Tuy nhiên, Điều dưỡng viên cũng có thể theo học văn bằng 2 ngành Dược và đảm bảo đủ thời gian thực hành chuyên môn đủ 18 tháng. Đây là thời gian để Điều dưỡng viên có thể được đào tạo về những kiến thức quan trọng của ngành cũng như đảm bảo chuyên môn nếu muốn bán thuốc.

Trên đây là những chia sẻ từ Trường Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội xoay quanh chủ đề Điều dưỡng và thuốc. Hy vọng với những thông tin trên, Điều dưỡng viên có thể ứng dụng và hoàn thành tốt công việc. Nếu muốn tìm hiểu chương trình đào tạo Điều dưỡng hay Dược hệ Cao đẳng, xin mời theo dõi các trang thông tin dưới đây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status