OTC trong ngành Dược là gì? Lợi ích và giải pháp cho kênh OTC
Lượt xem: 1.298 Ngày đăng: 11/12/2023
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc trong ngành Dược, chắc hẳn bạn đọc đã từng nghe tới hoặc nhìn thấy cụm từ OTC. Hãy cùng tìm hiểu OTC trong ngành Dược là gì cũng như những nội dung xoay quanh chủ đề này cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.
Mục lục
1. OTC trong ngành Dược là gì?
OTC (Over The Couter) trong ngành Dược được hiểu là các loại thuốc có thể mua ngay tại quầy và sử dụng theo hướng dẫn của Dược sĩ. Bạn đọc có thể hiểu đơn giản đây là thuốc không kê đơn. Bên cạnh đó, OTC còn được biết đến là một kênh bán lẻ trong quầy thuốc tây.
2. Lợi ích và khó khăn khi áp dụng kênh OTC
Bên cạnh OTC, ETC là một từ viết tắt ngành Dược được dùng tương đối phổ biến với ý nghĩa trái ngược ETC. ETC ý chỉ các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ và là cách gọi khác của kênh đấu thầu tại sở, bệnh viện. Chúng ta có thể thấy rõ nhưng lợi ích và khó khăn của OTC trong ngành Dược khi so sánh với ETC.
Yếu tố so sánh | ETC | OTC |
Chi phí quản lý | Chia sẻ cho các nhà phân phối, đại lý kinh doanh. | Tăng cao. |
Chi phí bán hàng | Chia sẻ cho các nhà phân phối, đại lý kinh doanh. | Tăng cao. |
Khả năng thu hồi công nợ | Chuyển rủi ro tới các nhà phân phối. | Công ty phải chịu rủi ro công nợ. |
Thu hồi vốn | Tương đối chậm. | Nhanh chóng, tăng tốc độ xoay vòng của vốn. |
Thị trường hoạt động | Ảnh hưởng rất lớn bởi đại lý cấp I. | Doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ việc phát triển thị trường, tăng mức độ ảnh hưởng tới các nhà thuốc. |
Doanh thu | Phụ thuộc vào điểm bán buôn. | Giảm sự phụ thuộc vào điểm bán buôn. |
2.1 Lợi ích khi lựa chọn kênh OTC
Với xu hướng phát triển trong nhiều năm gần đây, các doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi dần từ kênh ETC sang OTC bởi các lý do:
- Vị thế cạnh tranh của OTC trong ngành Dược lớn hơn rất nhiều so với ETC và giúp doanh nghiệp củng cố vị thế, khả năng cạnh tranh trên thương trường.
- Số lượng nhà thuốc bán lẻ lớn hơn số bệnh viện rất nhiều lần và thị trường đó vẫn còn rất tiềm năng.
- Khả năng thu hồi vốn của ETC lâu hơn so với OTC.
- Tại kênh OTC, công ty hoàn toàn làm chủ việc phát triển thị trường, tăng mức độ ảnh hưởng và quyền hạn quản lý.
- Doanh thu kênh OTC phụ thuộc vào bán buôn, ETC phụ thuộc vào điểm bán.
- Thói quen của người dân Việt Nam thường hướng tới các điểm kinh doanh thuốc gần nhà, tiện lợi.
2.2 Một số khó khăn khi hoạt động kênh OTC
Áp dụng OTC trong ngành Dược đem lại nhiều lợi thế về khả năng xoay vòng vốn, quản lý hay doanh thu nhưng hình thức này vẫn tồn tại một số vấn đề như:
- Chi phí bán hàng và quản lý của OTC sẽ tương đối cao do doanh nghiệp cần tự đầu tư, đào tạo cũng như tự bán hàng.
- Doanh nghiệp sẽ phải mất thêm các khoản chi phí cho đội ngũ quản lý, kiểm soát, hệ thống hỗ trợ kinh doanh,…
- Công tác quản lý gặp trở ngại do yêu cầu phải phân bố đội ngũ Trình dược viên ở khắp mọi ngóc ngách.
- Hao hụt chi phí từ các chương trình khuyến mãi, chiết khấu của nhà thuốc.
- Yêu cầu biện pháp bảo quản, quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo thuốc khi đến tay người dùng.
Xem thêm: Dược chất là gì
3. Giải pháp tối ưu cho kênh OTC trong ngành Dược
Mặc dù chuyển đội sang từ kênh ETC sang OTC là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhưng họ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đến với những giải pháp tối ưu khi chuyển đổi kênh OTC ngay bây giờ.
3.1 Áp dụng các giải pháp công nghệ trong quản lý, giám sát
CRM, DMS, ERP, 3S ERP.iPharma,… là những giải pháp tiêu biểu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn nhằm tối ưu hóa cho kênh OTC. Về cơ bản, những ứng dụng từ bên thứ ba kia sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết một số bài toán khó như:
- Giảm thiểu quy trình quản lý nhân viên và bán hàng thủ công.
- Tự động hóa quy trình bán hàng bằng đơn đặt hàng di động.
- Kiểm soát hàng tồn kho dễ dàng cũng như đem đến khả năng phân tích, trình bày một cách hiệu quả.
- Cập nhật báo cáo cho quản lý nhanh chóng, kịp thời.
- Số hóa các thông tin, dữ liệu quan trọng để có thể sử dụng ngay trên một bảng điều khiển.
3.2 Nâng cao năng lực và chuyên môn của các cá nhân
Để doanh nghiệp có thể áp dụng triệt để kênh OTC trong ngành Dược, yếu tố con người có vai trò rất quan trọng. Đây không phải hoạt động diễn ra trong ngày một ngày hai mà cần được đầu tư kỹ lưỡng với quy trình cụ thể. Đối tượng thực hiện bao gồm cả đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên bán hàng.
Đó là những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm quan trọng, thái độ làm việc và trau dồi kiến thức công việc. Hay đó cũng có thể là khả năng linh hoạt và ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều phối, kiểm kê. Đây chắc chắn là khoảng chi phí rất xứng đáng để các doanh nghiệp ngành Dược đầu tư và phát triển.
Xem thêm: Dược liệu là gì? Vai trò và 3 nguồn dược liệu chính
Dược sĩ là gì? Vai trò, vị trí công việc và những yêu cầu quan trọng
OTC trong ngành Dược vừa là các loại thuốc không cần kê đơn vừa là một kênh bán lẻ thuốc được các doanh nghiệp ưa chuộng. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã nắm được những nội dung xoay quanh chủ đề này như ưu thế, khó khăn và giải pháp. Theo dõi các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm các kiến thức về ngành Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi