Phân biệt thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền với 4 tiêu chí
Lượt xem: 3.069 Ngày đăng: 22/01/2024
Thuốc hay các sản phẩm có liên quan từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của bất cứ cá nhân nào. Trong bài viết này, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội sẽ giúp bạn phân biệt được thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền với 4 tiêu chí quan trọng. Xin mời theo dõi bài viết ngay bây giờ.
Mục lục
1. Thuốc Dược liệu là gì?
Thuốc Dược liệu là thuốc có thành phần chính từ Dược liệu và có tác dụng dựa trên các bằng chứng khoa học cụ thể. Tại điều 2 chương 1 Luật Dược 2016 có ghi rõ các loại thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền được phân chia rõ ràng và không phải cùng là một loại.
2. Thuốc cổ truyền là gì?
Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần chính cũng là Dược liệu nhưng đã được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ. Nền tảng quan trọng để thực hiện những phương pháp trên là hệ thống lý luận, phương pháp của Y học cổ truyền hoặc kinh nghiệm dân gian. Nhờ vậy, chế phẩm cho ra sẽ có dạng bào chế truyền thống hoặc hiện đại.
3. Phân biệt thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền
Yếu tố so sánh | Thuốc Dược liệu | Thuốc cổ truyền |
Nguồn gốc | Được nghiên cứu, phát triển và sản xuất dựa trên nền tảng khoa học cũng như thử nghiệm lâm sàng. | Nguồn gốc từ những phương pháp truyền thống, mang đậm văn hóa khu vực. |
Thành phần chính | Dược liệu kết hợp thêm các chất hóa học, sinh học,… theo tỷ lệ được tính toán cẩn thận. | Chủ yếu là Dược liệu, thảo mộc, khoáng chất,…. có sẵn trong tự nhiên. |
Phương pháp sử dụng | Dựa trên nền tảng khoa học. | Dựa vào kinh nghiệm, truyền miệng hay các bài thuốc lưu truyền lại. |
Hiệu quả kiểm chứng | Được thử nghiệm lâm sàng, thử nghiệm độc tính, hiệu quả,… cẩn thận trước khi đưa vào sản xuất và phân phối. | Thường ít hoặc không có những bằng chứng khoa học cụ thể. |
Quy trình sản xuất | Hệ thống quy trình, máy móc, nhân công,… hiện đại, chuẩn chỉ. | Chủ yếu là do một hoặc một vài cá nhân đảm nhận. |
Mức độ phổ biến | Được bác sĩ kê đơn cụ thể cũng như tồn tại trong hệ thống Y tế chính thống. | Thường được dân gian truyền miệng qua nhiều thế hệ. |
Trên đây là bảng so sánh cụ thể các yếu tố quan trọng giúp phân biệt thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền. Để có cái nhìn tổng quan hơn về hai loại thuốc này, xin mời bạn đọc đến với chi tiết từng yếu tố đã được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tham khảo và tổng hợp lại.
Xem thêm: GPs trong ngành Dược
3.1 Nguồn gốc xuất xứ
Yếu tố đầu tiên giúp phân biệt hai loại thuốc này là về nguồn gốc xuất xứ tương đối khác biệt mặc dù đều điều chế dựa trên thành phần chính là Dược liệu. Thuốc Dược liệu có nguồn gốc chính từ các nghiên cứu khoa học và thử nghiệm lâm sàng. Trong khi đó thuốc cổ truyền lại có nguồn gốc truyền thống như thuốc Nam, thuốc Bắc hoặc thuốc gia truyền.
3.2 Thành phần chính
Như Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đề cập, thành phần chính của cả hai loại thuốc này đều là Dược liệu. Tuy nhiên, thuốc Dược liệu sẽ được bổ sung thêm các thành phần hóa học, sinh học theo một tỷ lệ được tính toán cụ thể. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như tối ưu hóa các thành phần có trong thuốc.
Trong khi đó, thuốc cổ truyền thì hoàn toàn sử dụng các thành phần tự nhiên. Một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến như nhân sâm, mật ong, giảo cổ lam,… Dược sĩ Y học cổ truyền sẽ dựa vào kinh nghiệm của bản thân để thực hiện “bốc thuốc” hay kết hợp các vị thuốc để chữa bệnh.
3.3 Phương pháp sử dụng
Do kết hợp thêm các thành phần hóa học hay sinh học, thuốc Dược liệu cần được sử dụng các phương pháp điều chế dựa trên nền tảng khoa học. Đó có thể là kết tủa, chiết xuất, tinh chế,… theo quy trình công nghiệp. Còn với thuốc cổ truyền, quy trình sản xuất thường là thủ công như nghiền, đập, phơi khô, xay nhuyễn,…
Tương ứng với đó, sản xuất thuốc Dược liệu cũng cần hệ thống máy móc hiện đại cũng như quy trình, đội ngũ tay nghề cao,… Còn thuốc cổ truyền thì thường chỉ cần một hoặc một số cá nhân tham gia trong hoạt động bốc thuốc.
3.4 Hiệu quả được kiểm chứng
Giữa thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền thì chắc chắn thuốc Dược liệu sẽ được đảm bảo về hiệu quả sử dụng dựa trên nền tảng khoa học. Để có thể nghiên cứu, sản xuất và đưa ra phân phối, thuốc Dược liệu đã phải trải qua rất nhiều khâu thử nghiệm và quy định nghiêm ngặt. Vì vậy, các sản phẩm này được kê đơn sử dụng và tồn tại trong hệ thống Y tế hoàn toàn chính thống.
Còn với thuốc cổ truyền, một bộ phận người dân vẫn rất tin tưởng các loại thuốc này về những hiệu quả điều trị thực tế nhận được. Một số trường hợp còn ghi nhận lại khả năng điều trị của thuốc cổ truyền tối ưu hơn hẳn so với thuốc Dược phẩm. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều bằng chứng khoa học về hiệu quả các loại thuốc này.
Xem thêm: Kiểm soát chất lượng Dược liệu là gì? Chi tiết về những quy định
4. Nên sử dụng thuốc Dược liệu hay thuốc cổ truyền?
Câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân cũng như các khuyến nghị từ bác sĩ. Thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền về cơ bản đều đem lại tác dụng điều trị cũng như nâng cao sức khỏe người bệnh. Hai loại thuốc này cũng đã giành được sự tin tưởng nhất định từ đại bộ phận người dân và xã hội.
Các loại thuốc Dược liệu hiện nay sẽ có mức độ phổ biến hơn khi được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc hay quầy thuốc tư nhân. Bạn cũng không cần quá lo lắng về chất lượng thuốc cổ truyền khi đã có những công trình nghiên cứu về tác dụng hay những thay đổi tích cực trong khâu sản xuất, lựa chọn dược liệu,…
Lời khuyên cho bạn là hãy đến thăm khám và kê đơn tại các địa chỉ, cơ sở Y tế uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của bạn. Trong nhiều trường hợp, sự kết hợp cả thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền sẽ đem đến hiệu quả điều trị bất ngờ.
Trên đây, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã phân biệt rõ ràng cho bạn đọc về thuốc Dược liệu và thuốc cổ truyền. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc sẽ lựa chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng cụ thể của bản thân. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất về chuyên ngành Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi