Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

A Giao Công Dụng Và Bài Thuốc

Lượt xem: 577 Ngày đăng: 27/06/2023

Rate this post

A giao là phần keo chế từ da con lừa. Trong Đông y, A giao có vị ngọt, tính bình, không độc, được quy vào kinh Can, Phế và Thận. Dân gian sử dụng dược liệu này khá nhiều trong các bài thuốc chữa một số bệnh lý như: thai sản, hô hấp, tiêu hóa, gân cơ,… Chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng ăn không tiêu, ỉa lỏng, tiêu chảy, tỳ vị suy nhược.

  1. Tên gọi – Phân nhóm
  • Tên gọi khác: A giao nhân, A tỉnh giao, Bì giao, Ô giao, Bồ hoàng sao A giao, Phó tri giao,…
  • Tên khoa học: Colla corri Asini
  • Họ: Thuộc họ Ngựa (Equidae)
  1. Đặc điểm sinh thái

+ Mô tả dược liệu: A giao là phần keo chế từ da con lừa, được bào chế thành miếng keo hình chữ nhật màu nâu đen, cứng, bóng và nhẵn với độ dày là 0,5 cm, dài 6 cm và rộng 4 cm, nặng 20 gram mỗi miếng. A giao mềm dẻo vào trời nắng nóng và cứng giòn, dễ vỡ vào trời ẩm ướt.

+ Mô tả: Lừa là động vật có vú, bộ Guốc lẻ, thuộc họ Ngựa (Equidae). Lừa hoang châu Phi là nguồn gốc của họ nhà Lừa. Lừa thường được nuôi chủ yếu để kéo và thầ vật tại một số quốc gia chưa phát triển.

+ Phân bố:  A giao là dược phẩm được sản xuất nhiều ở Trung Quốc và phân phối vào nước ta. Ở nước ta, tại các tỉnh như Hưng Yên, Nghệ An hay Hà Bắc đã có nấu nhưng nguyên liệu chủ yếu là da trâu bò và được gọi là Minh giao.

  1. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

+ Bộ phận dùng: Da con lừa.

+ Thu hoạch:  Thu hoạch những miếng da của con lừa đã già, thu hoạch vào cuối đông và đầu xuân (tháng 2 – 3 hàng năm).

  1. Thành phần hoá học

Vì là có nguồn gốc từ động vật nên A giao có rất nhiều Amino acid. Bao gồm: Aspartic Acid, Threonine, Serine, Glutamic Acid, Glycine, Alanine, Valine, Methionine, Isoleucine, Leucine, Tyronine, Phenylalanine, Lysine, Cysteine, Histidine, Arginine, Proline, Tryptophane, Hydroxyproline, NH3.

  1. Chế biến: Tại Trung Quốc:
  • Khoảng tháng 2 – 3 hàng năm, thời điểm cuối đông đầu xuân, thu hoạch những phần da của những con lừa già, lông đen, dày rồi đem ngâm trong nước khoảng 3 – 5 ngày cho mềm. Cạo bỏ lớp lông đen rồi cắt thành từng miếng nhỏ. Đem miếng da lừa nấu 3 ngày 3 đâm, nấu cho đến khi miếng da ra hết chất keo, trong lúc nấu, nếu nước khi, tiếp tục cho nước vào, làm như vậy khoảng 5 – 6 lần. Sử dụng rây bằng đồng để lọc lấy phần nước, khuấy cùng với một ít nước lọc có chứa phèn chua rồi chờ cho đến khi tạp chất lắng xuống đáy, sau đó chắt lấy phần nước bên trên. Trước khi chắt lọc phần nước, trước 2 giờ thì cho thêm đường và rượu (600 gram da lừa thì sử dụng 9 kg đường và 4 lít rượu trắng), 30 phút trước thì thêm dầu đậu nành (600 kg thì thêm 1 kg dầu đậu nành). Để nguội hẳn rồi cắt thành miếng để sử dụng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Cho các miếng A giao vào chảo nóng để rang cùng với 1 kg bột Cáp phấn, rang cho đến khi A giao nở giòn, không còn cứng nữa là được. Sử dụng rây để lọc bỏ phần bột Cáp phấn đi (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Cho Bồ hoàng vào chảo nóng, khi Bồ hoàng nóng tiếp tục cho A giao vào rang cho đến khi A giao nở giòn. Sau đó lọc bỏ Bồ hoàng đi để lấy phần A giao (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Đem A giao nấu cùng với nước để tan chất keo hoặc đem A giao để ngâm với rượu (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
  1. Bào chế
  • Chế với bột vỏ sò: cho chừng 1 kg vỏ sò vào chảo, rang cho nóng cho a giao thái nhỏ vào. Rang thêm cho đến khi a giao nở giòn thì lấy ra rây bỏ vỏ sò đi. A giao chế như vậy sẽ bớt độ dính. Mùi thơm hơn.
  • Chế bồ hoàng: cho bồ hoàng vào chảo rang nóng rồi cho A giao thái nhỏ vào. Tiếp tục rang cho đến khi A giao nở thì rây bỏ bồ hoàng. Lấy A giao mà dùng.

7. Công dụng, liều dùng

1. Công dụng A giao

Theo Y học cổ truyền, A giao có vị ngọt, bổ vào phế can thận. Có tác dụng bổ máu, làm mát, cầm máu, an thai, bổ phổi.

Dùng chữa mệt nhọc sinh ho, ho ra máu, nôn ra máu, ra máu cam, tiêu ra máu, thai sản ra máu, băng huyết, rong kinh, người nóng bứt rứt, buồn bực, mất ngủ. Còn dùng làm thuốc an thai.

Người hay nôn ói, tiêu lỏng, tiêu hoá kém không dùng được vị thuốc này.

                                       A giao thành phẩm

2. Liều dùng A giao

Ngày dùng 6 – 12 g.

Có khi dùng sống, có khi sao với bột vỏ sò, hoặc bồ hoàng rồi mới dùng.

8. Bài thuốc kinh nghiệm

1. Bài thuốc an thai:

 A giao 8 g, Ngải cứu 8 g, Hành trắng 8 g, cho 600 ml, sắc còn 200 ml, chia 3 – 4 lần uống trong ngày.

2. Kinh nguyệt kéo dài

Còn gọi là chứng rong kinh.

A giao với Bồ hoàng (theo phép bào chế), tán nhỏ, ngày uống 8 – 16 g, có thể uống với rượu.

3 Tiêu ra máu

Dùng A giao 10 g (để riêng), Hoàng liên 3 g, Can khương 2 g, Sinh địa 5 g, nước 600 ml sắc còn 200 ml. Nước thuốc còn nóng, thái A giao cho vào, chia 2 lần uống trong ngày.

4. Suy nhược thần kinh, mất ngủ

Hoàng liên – A giao thang : A giao 20 g (hòa tan), Hoàng liên 8 g, Hoàng cầm 8 g, Bạch thược 8 g, sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày.

9. Kiêng kỵ

  • Theo Bản Thảo Kinh Tập Chú: A giao kỵ dùng chung với vị Đại hoàng.
  • Theo Bản Thảo Kinh Sơ: vị yếu, nôn mửa không dùng. Tỳ Vị hư, ăn uống không tiêu không nên dùng.
  • Theo Bản Thảo Hối Ngôn: vị hư, nôn mửa, có hàn đàm, lưu ẩm, không nên dùng.
  • Theo Bản Thảo Bị Yếu: người bị tiêu chảy không nên dùng.
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: người tỳ vị hư yếu không dùng.
  • Theo Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng: những người rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu, tiêu chảy thì không dùng.
DMCA.com Protection Status