Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Logo

Cây Hoa Hoè

Lượt xem: 276 Ngày đăng: 27/06/2023

Rate this post

Rutin – hoạt chất của hoa hòe có tác dụng giúp nâng cao độ đàn hồi của mạch máu và giảm tính thấm của mao mạch, giảm trương lực cơ trơn và chống co thắt, giảm tác dụng của adrenalin trong cơ thể. Do vậy, người ta thường dùng Hòe hoa để giảm huyết áp và phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

Tên khác. Hoè, hoè mễ, hoè nhụy, hoè giao, hoè thực…

Tên khoa học Sophora japonica

Thuộc họ Đậu hay Cánh bướm Fabaceae

Thường dùng hoa hòe chớm nở gọi hòe hoa (Flos Sophorae japonicae) đem sấy khô. Ngoài ra còn dùng quả hòe là gọi là hòe giác (Fructus Sophorae japonicae).

  1. Đặc điểm thực vật – phân bố.

* Cây gỗ to, có thể cao tới 7-15m, thân thẳng, cành cong queo. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, có 9-13 lá chét hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên, dài 3em, rộng 1,5-2,5em, lá mọc so le. Cụm hoa chùm ở đầu cành. Tràng hoa hình cánh bướm màu trắng ngà. Quả loại đậu, vỏ dày và thắt nhỏ lại ở giữa các hạt.

*Ở Việt Nam hoè được trồng ở một số tỉnh, được trồng làm cảnh nhiều nơi, hoè đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam là hoè ở Thái Bình.

  1. Bộ phận dùng, thu hái.

Dùng nụ hoa ( Hoè hoa) và quả ( Hoè giác )

Hoa hoè dài 4-8mm, rộng 2-3mm, phần đài hoa chiếm 2/3 toàn bộ chiều dài, đài hoa hình chuông, phía dưới có cuống ngắn.

Thu hoạch nụ hoa chớm nở từ tháng 7-9 dương lịch. Hái vào buổi sáng, khi trời tạnh ráo, tuốt lấy nụ hoa rồi phơi nắng hoặc sấy khô. Dược liệu là nụ hoa chưa nở gọi là hoè hoa hoặc hoè mễ.

  1. Thành phần hoá học.

Trong hoè hoa có chứa nhiều thành phần, chủ yếu là rutin.Dược điểm Việt Nam quy định tỷ lệ rutin không được ít hơn 20%.

  1. Tính vị – quy kinh.

– Hoè hoa.

+ Tính vị. Hoè hoa có vị đắng, tính hơi hàn

+ Quy kinh. Quy vào kinh can – đại tràng

– Hoè giác.

+ Tính vị.  Hoè giác có vị đắng, tính hàn

+ Quy kinh. Quy kinh can – đại tràng

  1. Công năng – Chủ trị.

+ Công năng. Lương huyết, chỉ huyết, thanh can đởm, thanh nhiệt bình can hạ áp, trừ phong chống viêm.

+ Chủ trị.

* Hoè hoa dùng trong các trường hợp huyết nhiệt gây xuất huyết như. Chảy máu cam, bệnh lỵ, bệnh trĩ, phụ nữ băng huyết,người đại tiện ra máu. Phối hợp với các vị khác sao đen như kinh giới, trắc bá diệp, cỏ mực (nhọ nồi), ngải cứu… ngoài ra dùng trong bệnh thanh đới ( nói không ra tiếng )

  1. Cách dùng, liều lượng:

Hoa hoè dùng sống:

Dùng  8-12g/ngày, hãm uống điều trị cao huyết áp.

Hoa hoè sao đen:

Trị chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, dễ cáu gắt.Ngày dùng 8 – 12g dạng thuốc hãm hoặc sắc.

Hoa hòe sao vàng:

Chữa cao huyết áp, đau mắt. Ngày dùng 12 – 16g dạng thuốc hãm hoặc sắc. Quả hòe có công dụng gần như hoa nhưng có thể gây ra thai.

* Rutin trong hoè có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch, làm giảm tính thấm của mao mạch, làm bền vững hồng cầu, làm hạ thấp trương lực cơ trơn, chống co thắt cơ trơn.

Rutin được dùng để phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch, các trường hợp suy yếu tĩnh mạch, xuất huyết như tử cung xuất huyết, ho ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu cam. Không những vậy, người ta còn sử dụng rutin để bào chế thành thuốc chữa trĩ, chống dị ứng, thấp khớp.

DMCA.com Protection Status