Điều dưỡng cấp cứu là gì? Ý nghĩa, nhiệm vụ, yêu cầu của công việc
Lượt xem: 1.567 Ngày đăng: 08/04/2024
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người cũng ngày càng tăng cao. Trong đó, rất nhiều bệnh, tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra và người bệnh cần thực hiện cấp cứu. Lúc này, Điều dưỡng cấp cứu là người sẽ thực hiện hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Cùng tìm hiểu chi tiết về công việc này ngay bây giờ.
Mục lục
1. Điều dưỡng cấp cứu là gì?
Điều dưỡng cấp cứu là những Điều dưỡng viên hoạt động tập trung vào chăm sóc đối tượng bệnh nhân cần xử lý cấp cứu kịp thời, nhanh chóng. Họ có thể hoạt động trực tiếp tại Khoa Cấp cứu trong các bệnh viện, cơ sở Y tế,… hay linh hoạt sang các phòng ban, vị trí khác. Một số đối tượng chăm sóc chính của họ gồm:
- Bệnh nhân xảy ra tình trạng sốc.
- Bệnh nhân hôn mê.
- Bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn.
- Người bệnh phải thở máy.
- Người bệnh trong tình trạng nguy cấp.
2. Ý nghĩa công việc của Điều dưỡng viên cấp cứu
Điều dưỡng cấp cứu có trách nhiệm vô cùng quan trọng trong công tác tiếp nhận và xử trí tình trạng ban đầu của bệnh nhân. Nhờ vậy, các khâu tiếp theo trong hoạt động khám chữa bệnh sẽ có nền tảng cơ sở để tiếp tục thực hiện. Hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng của bệnh nhân sau cấp cứu cũng được nâng cao hơn hẳn.
Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện những chức năng, nhiệm vụ như một Điều dưỡng viên tại cơ sở làm việc. Cùng với sự phối hợp và làm việc cùng các phòng ban hay cá nhân khác mà hoạt động của cơ sở Y tế, bệnh viện đó sẽ ngày càng tối ưu.
3. Những nhiệm vụ của Điều dưỡng viên khoa cấp cứu
Để đáp ứng kịp thời công tác tiếp nhận và cấp cứu, Điều dưỡng viên cần thực hiện những nhiệm vụ quan trọng dưới đây.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và trang thiết bị cần thiết để ứng phó ngay khi có yêu cầu.
- Thực hiện theo Y lệnh của bác sĩ v.
- Lấy các chỉ số quan trọng như mạch máu, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở,… cũng như thực hiện đánh giá và báo cáo kịp thời cho bác sĩ.
- Phối hợp và hỗ trợ bác sĩ trong quá trình thực hiện thủ thuật.
- Theo dõi và chăm sóc người bệnh.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở người bệnh.
- Thực hiện ghi chép và quản lý những dữ liệu được yêu cầu như vật tư tiêu hao, thuốc và dung dịch, dụng cụ cấp cứu,… Hoạt động tiếp nhận và bàn giao cần được thực hiện đầy đủ giữa các kíp trực.
- Thực hiện và đảm bảo quy chế chống nhiễm khuẩn cho các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cấp cứu.
4. Yêu cầu của vị trí công việc Điều dưỡng viên cấp cứu
Như Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đề cập, Điều dưỡng cấp cứu cũng hoạt động như một Điều dưỡng viên bình thường. Chính vì vậy, họ cũng cần đáp ứng về những yêu cầu cơ bản của Điều dưỡng viên như:
- Đức tính siêng năng và cần mẫn là vô cùng quan trọng để Điều dưỡng viên có thể gắn bó cũng như hoạt động liên tục trong lĩnh vực này.
- Điều dưỡng viên tại bất kỳ phòng ban nào cũng cần chịu được những áp lực công việc như làm việc liên tục, ít thời gian nghỉ ngơi, không lo lắng được cho gia đình,..
- Sự linh hoạt và nhanh nhẹn sẽ là điểm cộng vô cùng lớn để hoạt động điều dưỡng diễn ra thuận lợi.
- Sự đam mê và tình yêu với nghề sẽ giúp Điều dưỡng viên gắn bó với công việc cũng như làm việc được hiệu quả.
- Điều dưỡng viên cần đáp ứng được những kiến thức về khoa học cơ bản, Y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành Điều dưỡng,…
- Điều dưỡng viên cũng cần trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm phục vụ công việc.
- Trong công việc, Điều dưỡng viên phải thể hiện sự tâm huyết, trung thực và thận trọng.
Xem thêm: Đánh giá Điều dưỡng
Bên cạnh đó, Điều dưỡng cấp cứu sẽ có những yêu cầu cao hơn do tính chất công việc của phòng ban Cấp cứu. Họ cần xử lý những tình huống khẩn cấp và luôn trong tình trạng tương đối căng thẳng, gấp gáp. Công việc này cũng vất vả hơn hẳn so với chăm sóc bệnh nhân thông thường.
5. Học Điều dưỡng cấp cứu ở đâu?
Chuyên ngành này thường được tổ chức đào tạo trong nội bộ cơ sở Y tế hoặc có các khóa học chuyên môn ở bên ngoài. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Điều dưỡng hệ Đại học hay Cao đẳng, thí sinh có thể tiếp tục nâng cao trình độ và kỹ năng.
Những kiến thức được đào tạo bao gồm kiến thức chuyên môn về Điều dưỡng cấp cứu, tăng cường kỹ năng và thích ứng với công việc. Nhờ vậy, các Điều dưỡng viên mới có thể đáp ứng công việc ở phòng ban cấp cứu. Bên cạnh đó, họ cũng cần liên tục trau dồi và tự nghiên cứu thêm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Xem thêm: Trợ lý Điều dưỡng là gì? Công việc, ý nghĩa và chương trình đào tạo
Điều dưỡng thẩm mỹ là gì? Chi tiết về công việc, cơ hội và mức lương
Trên đây là những nội dung quan trọng xoay quanh chủ đề Điều dưỡng cấp cứu mà Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội muốn giới thiệu tới bạn. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ về công việc này và có định hướng cho bản thân. Theo dõi các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm kiến thức về lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi