Điều dưỡng phục hồi chức năng là gì? Vai trò – Nhiệm vụ – Yêu cầu
Lượt xem: 2.656 Ngày đăng: 18/10/2023
Điều dưỡng phục hồi chức năng là một khâu vô cùng quan trọng bên cạnh hoạt động thăm khám, chữa bệnh. Nhờ có những Điều dưỡng viên hoạt động trong chuyên ngành này, người bệnh mới có thể được phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu ngay về chủ đề này.
Mục lục
1. Điều dưỡng phục hồi chức năng là gì?
Điều dưỡng phục hồi chức năng là hoạt động hỗ trợ bệnh nhân phục hồi các bộ phận, cơ quan sau khi bị tổn hại hay suy giảm chức năng. Đối tượng áp dụng sẽ là những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật, thương tật hay mắc bệnh mãn tính. Qua đó, người bệnh có thể lấy lại khả năng tự vận động và sinh hoạt được bình thường.
Những Điều dưỡng viên thực hiện công việc này có yêu cầu khắt khe hơn về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Vừa phải nắm rõ những kiến thức Điều dưỡng cơ bản, họ cũng cần hiểu về giải phẫu cơ thể người, quy trình phục hồi và làm thế nào để hỗ trợ được bệnh nhân trong quá trình này.
2. Vai trò của Điều dưỡng phục hồi chức năng
Trong phục hồi chức năng, Điều dưỡng viên nắm vai trò rất quan trọng khi họ vừa là người chăm sóc, vừa là người truyền tin và vừa là người tư vấn, hướng dẫn. Dưới đây là nội dung chi tiết về những vai trò này.
2.1 Vai trò người chăm sóc
Là một Điều dưỡng viên thì vai trò người chăm sóc là không thể thiếu. Đây cũng có thể coi là yếu tố cơ bản nhất để quá trình phục hồi chức năng đạt hiệu quả. Quá trình chăm sóc này yêu cầu sự thấu hiểu, sự chân thành và tỉ mỉ trong từng khâu thực hiện nhằm đảm bảo hiệu quả phục hồi tốt nhất.
Quá trình phục hồi chức năng cơ thể là một quá trình tương đối lâu dài, thậm chí có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Lúc này, sự đồng hành và hỗ trợ của các Điều dưỡng viên là sức mạnh tinh thần vô hình giúp người bệnh có thể phục hồi và chiến thắng được những vấn đề bản thân gặp phải.
2.2 Người truyền tin
Trong thăm khám, phục hồi, Điều dưỡng viên trở thành cầu nối quan trọng giữa bệnh nhân với bác sĩ, gia đình và xã hội. Những thông tin về tình trạng bệnh nhân, yêu cầu, Y lệnh từ bác sĩ,… đều được Điều dưỡng viên tổng hợp lại đầy đủ. Qua đó, công tác điều dưỡng phục hồi chức năng mới diễn ra thuận lợi, trôi chảy.
Kỹ năng giao tiếp và trao đổi thông tin là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng với Điều dưỡng viên. Do tính chất công việc liên quan đến tính mạng con người nên mọi thông tin cần đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, không được phép xảy ra sai sót.
2.3 Người tư vấn, hướng dẫn
Hoạt động phục hồi chức năng của điều dưỡng yêu cầu rất cao về sự hướng dẫn, tư vấn để bệnh nhân và người nhà có thể nâng cao hiểu biết về sức khỏe. Người làm điều dưỡng là đối tượng phù hợp nhất để giáo dục kiến thức và những kỹ năng quan trọng để người bệnh có những thay đổi tích cực.
Đặc biệt, ngoài những vấn đề thể hiện rõ ra ngoài và có thể quan sát được thì yếu tố tâm lý cũng cần được quan tâm đến. Trong xuyên suốt thời gian phục hồi, tâm lý người bệnh ổn định sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Xem thêm:
3. Nhiệm vụ phục hồi chức năng của Điều dưỡng viên
Điều dưỡng viên chắc chắn cần đảm bảo những nhiệm vụ và hoạt động thông thường của công tác điều dưỡng. Bên cạnh đó, họ cần thực hiện một số nhiệm vụ đặc trưng khác liên quan đến quá trình công tác như:
- Lập kế hoạch chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân trong phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng các hoạt động phục hồi như vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu,…
- Phối hợp cùng đội ngũ Y bác sĩ nhằm kiểm soát được tình trạng sức khỏe bệnh nhân và đưa ra giải pháp phù hợp nhất với từng cá nhân.
- Tham gia hướng dẫn bệnh nhân và người nhà cách tự chăm sóc. Với những cá nhân không thể tự chăm sóc bản thân, Điều dưỡng viên sẽ hỗ trợ họ có thể sinh hoạt và xử lý những nhu cầu của mình.
- Tạo cho bệnh nhân một không khí thoải mái, động viên tinh thần cũng như xua tan đi nỗi lo sợ về tình trạng bản thân trong xuyên suốt thời gian trị liệu. Điều này cũng đồng thời đem lại những hiệu quả tích cực trong quá trình phục hồi và điều trị.
- Tuyên truyền, giải thích, giáo dục cho gia đình và những người xung quanh để họ có thể hiểu, có thể thông cảm và giúp bệnh nhân nhanh chóng hòa nhập.
4. Yêu cầu với Điều dưỡng viên trong phục hồi chức năng
Với khối lượng công việc như trên cùng tính chất đặc biệt của ngành nghề, người làm Điều dưỡng chuyên ngành Phục hồi chức năng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo về kiến thức chuyên môn và bằng cấp của cả chuyên ngành Điều dưỡng lẫn Phục hồi chức năng.
- Giữ tinh thần trách nhiệm, có tình yêu với công việc chăm sóc và hỗ trợ người khác cũng như khả năng chịu được áp lực công việc.
- Khả năng tư duy, ứng biến, xử lý tình huống nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì trong quá trình phục hồi chức năng.
- Sự nhạy cảm, linh hoạt với những yêu cầu về cả thể chất lẫn tình cảm của người bệnh.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về khái niệm, vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu với công việc này mà bạn cần biết. Để tìm hiểu thêm về chuyên ngành Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội, xin mời bạn đọc theo dõi các trang thông tin dưới đây.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi