Từ xa xưa, cha ông ta đã biết sử dụng các loại cỏ cây hay động vật để làm thuốc phòng và chữa bệnh. Theo thời gian, người ta nhận ra tầm quan trọng của những thứ đó và đặt tên cho chúng là dược liệu. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết hơn “Dược liệu là gì” và những thông tin về dược liệu nhé.
Mục lục
1. Dược liệu là gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Dược 2016, Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc. Đó có thể là toàn bộ hoặc một bộ phận của cây, một loại thảo dược hay một con vật. Sau khi tiến này điều chế, chúng trở thành những dược phẩm và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
2. Vai trò của dược liệu với nước ta
Những vai trò tiêu biểu có thể kể đến như:
- Là một yếu tố quan trọng có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của nền Y học hiện đại cũng như Y học cổ truyền.
- Loại dược phẩm được người dân tin dùng với những chiết xuất từ thiên nhiên và có thể điều trị một số loại bệnh đặc thù.
- Là nền tảng quan trọng của Y học cổ truyền và như một chứng nhân lịch sử với các bài thuốc, vị thuốc được lưu giữ bao đời nay.
- Đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà với nguồn sản xuất và tiêu thụ vô cùng lớn.
3. Các nguồn dược liệu chính hiện nay
Các nguồn nguyên liệu y học hiện nay chủ yếu đến từ các loài thực vật, động vật và vi sinh vật.
3.1 Các loài thực vật
Các loại thực vật, thảo dược chính là nguồn dược liệu chính ở nước ta hiện nay với các bài thuốc cổ truyền, chiết xuất, bào chế thuốc. Trước đây, nguồn nhiên liệu quý giá này tồn tại sẵn trong tự nhiên. Với nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng cao, cha ông ta đã tiến hành gieo trồng và thu hái mới có được.
Các loại thực vật này còn được gọi là thuốc Nam. Bên cạnh đó, nhân dân ta cũng nhập khẩu thêm nhiều loại thảo dược khác từ Trung Quốc, Triều Tiên… và gọi là thuốc Bắc. Với sự phát triển của nền Y học thế giới, các thoại thảo dược quý đã được sử dụng và bào chế trở thành thành phần quan trọng của thuốc Tây.
Việc sử dụng các loại thực vật, thảo dược trong đời sống đã hình thành từ rất lâu đời. Tiêu biểu có thể kể đến thời vua Hùng với nước vối, gừng để trợ tiêu hóa, các loại thảo dược như kim tiền thảo, cà gai leo, dây thìa canh,… Với Y học hiện đại, các hoạt chất sinh học như atropin, morphin, cafein,… được phân lập từ thực vật có ý nghĩa vô cùng to lớn.
3.2 Một số loại Động vật
Tắc kè, rắn, mật ong, mề gà, mai mực,… là những cái tên tiêu biểu được sử dụng trong điều trị các bệnh lý. Chúng thường được thu thập thông qua quá trình chăn nuôi do nhu cầu sử dụng rất lớn. Mặc dù nguồn dược liệu này có giá thành tương đối cao so với thực vật nhưng đem lại hiệu quả điều trị tốt và được nhiều người tin dùng.
3.3 Các loại vi sinh vật
Với sự phát triển của công nghệ Y học, các nhà khoa học đã ứng dụng các loài vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp và chuyển đổi thành chất có dược tính. Nhờ vậy, chúng đã được áp dụng rất hiệu quả vào công cuộc khám và chữa bệnh. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất có thể kể đến lên men.
Một ví dụ tiêu biểu của nguồn dược liệu này là đông trùng hạ thảo với hiệu quả điều trị và lợi ích cho sức khỏe. Bản chất đây là một dạng ký sinh giữa trứng loài bướm thuộc chi Thitarodes và loại nấm Ophiocordyceps sinensis bám ở trên vật chủ.
Xem thêm: Các trường có ngành Dược ở Hà Nội
4. Các phương pháp đánh giá dược liệu
Dưới đây là nội dung chi tiết về 6 phương pháp phổ biến nhất.
4.1 Sử dụng cảm quan
Với phương pháp này, các dược sĩ sẽ sử dụng các giác quan của cơ thể để đánh giá và phân biệt các loại dược liệu. Sẽ có loại thảo dược có thể quan sát bên ngoài, có một số cần bẻ ra và quan sát bên trong. Hay cũng có loại có thể dùng tay để cảm nhận hoặc ngửi để phân biệt mùi ngọt, thanh, hắc,…
4.2 Soi dưới kính hiển vi
Phương pháp này được sử dụng để kiểm nghiệm các bộ phận cây thuốc là chủ yếu với soi vi phẫu và soi bột. Trong một số trường hợp, phương pháp này còn tỏ ra ưu thế hơn hẳn so với những phương pháp hóa học. Không chỉ xác định được tỷ lệ chất giả mạo, mẫu kiểm nghiệm cũng sẽ được so sánh dựa vào một số đặc điểm.
4.3 Dựa vào các tính chất vật lý
Với các dược liệu là thực vật hay bộ phận của cây cỏ, người ta có thể sử dụng các tính chất vật lý để đánh giá. Một số yếu tố được quan tâm đến như:
- Độ hòa tan
- Tỷ trọng, góc quay cực riêng
- Chỉ số khúc xạ
- Nhiệt độ đông đặc
- Nhiệt độ nóng chảy
- Sử dụng thêm thuốc thử
- Sử dụng ánh sáng.
4.4 Thử tinh khiết
Hai phương pháp thử tinh khiết nhất thường được sử dụng là:
- Xác định độ ẩm: Thông thường độ ẩm an toàn sẽ không quá 13% và có thể xác định thông qua phương pháp sấy, chưng cất.
- Xác định độ tro: Thường áp dụng với các loại tro thành phần, tro không tan trong acid hydrochloric, tro sulfat.
Xem thêm: Dược sĩ là gì
4.5 Phương pháp hóa học
Các nhà Dược học có thể dựa vào tính chất hóa học hoặc các loại thuốc thử để xác định được dược liệu. Một số tính chất tiêu biểu có thể kể đến như tạo màu, kết tủa, bay hơi,…
4.6 Phương pháp phổ học
Hiện nay, phổ học đã được sử dụng phổ biến trong phân tích chất và xác định chất với các loại phổ chính được dùng gồm:
- Phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis).
- Phổ hồng ngoại (IR).
- Phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
5. 4 cách sử dụng dược liệu
Sử dụng các nguyên liệu có từ thiên nhiên này đúng cách là yếu tố quan trọng giúp phát huy được tối đa hiệu quả dược tính của các loại thuốc. Dưới đây là 5 phương pháp sử dụng phổ biến nhất do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp lại.
5.1 Dạng trà hoặc thuốc sắc
Đầu tiên, ta có thể quan sát rất dễ dàng các sử dụng này thông qua việc sử dụng lá trà sấy khô hoặc đóng gói thành trà túi lọc. Tiếp theo đó là hoạt động kết hợp các loại dược liệu và đun sắc thuốc trong nhiều tiếng. Thứ nước thành phẩm được sử dụng như một vị thuốc và có thể điều trị chứng bệnh theo đơn kê từ thầy thuốc.
5.2 Dạng tinh dầu
Bạn đọc có thể dễ dàng quan sát được các loại thuốc dạng tinh dầu như dầu gió, thuốc mỡ, dầu thoa, kem, các dung dịch lỏng khác.
5.3 Dạng cồn thuốc
Ở dạng cồn thuốc, hình dạng tiêu biểu nhất là các loại rượu thuốc và cồn ngọt. Cách chế biến sẽ sử dụng phương pháp chuyên dụng và pha dung môi 100% thuần ethanol với cây dược liệu. Tỷ lệ chiết xuất ethanol lưu lại sẽ khoảng 25% và có nhiều trường hợp có thể lên đến 90%. Sau đó, hỗn hợp sẽ được chiết xuất thành dạng lỏng hoặc khô để sử dụng.
5.4 Dạng bột cốm
Sau khi đưa các loại nguyên liệu thô vào sản xuất với các hệ thống cô chiết, cô cao, sấy phun sương,… thì thành phẩm cho ra là dạng bột cốm. Người dùng có thể hòa tan với nước và sử dụng trực tiếp vô cùng dễ dàng.
Xem thêm: Chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc
6. Lưu ý khi sử dụng dược liệu
Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh xin đưa ra một số lưu ý dưới đây dành riêng cho bạn đọc khi muốn sử dụng các loại dược phẩm này.
- Sử dụng đúng loại, đúng tên và tránh để tình trạng không thống nhất giữa các vùng miền gây sai sót trong quá trình sử dụng.
- Chỉ dùng đúng bộ phận có thể dùng làm thuốc vì không phải bộ phần nào của con vật hay thực vật cũng có thể sử dụng.
- Đúng thời điểm để hàm lượng hoạt chất đạt hiệu quả tốt nhất.
- Giai đoạn sơ chế, điều chế hay chế biến phải đảm bảo vừa loại bỏ độc tố mà vẫn giữ lại được các hoạt chất quan trọng.
- Chỉ sử dụng những loại dược liệu được cung cấp bởi các cơ sở chính hãng, uy tín và không được phép tùy ý sử dụng.
- Kết hợp Đông – Tây Y một cách khoa học và hiệu quả.
Tổng kết tại, dược liệu là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá với ý nghĩa quan trọng với nền Y học nước nhà. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. Theo dõi các trang thông tin dưới đây từ nhà trường để cập nhật thêm các thông tin mới nhất về ngành Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi