5 học thuyết Điều dưỡng được áp dụng trong thực hành điều dưỡng
Lượt xem: 4.725 Ngày đăng: 10/04/2024
Dù là sinh viên hay bất cứ cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Điều dưỡng, bạn đều sẽ được đào tạo và tìm hiểu về các học thuyết Điều dưỡng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 5 học thuyết phổ biến nhất vẫn được áp dụng trong thực hành Điều dưỡng hiện nay.
Mục lục
1. Học thuyết Điều dưỡng là gì?
Học thuyết Điều dưỡng là những quan niệm có hệ thống dùng để lý giải các hiện tượng và hướng hoạt động của Điều dưỡng viên được hiệu quả, tối ưu. Đây là những thành quả từ các nghiên cứu khoa học Điều dưỡng được áp dụng trong chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
2. Các học thuyết Điều dưỡng thường ứng dụng trong thực hành điều dưỡng
Dưới đây là 5 học thuyết thường được ứng dụng mà sinh viên cần quan tâm đến.
2.1 Học thuyết Florence Nightingale (1820 – 1910)
Học thuyết môi trường của Florence Nightingale có thể coi là mô hình học thuyết và khái niệm cho ngành Điều dưỡng. 4 yếu tố chính được Florence Nightingale đề cập tới trong học thuyết của mình gồm con người, môi trường, sức khỏe và chăm sóc Điều dưỡng. Tương ứng với đó là 3 mối quan hệ chính bạn đọc có thể tham khảo dưới đây.
- Môi trường và người bệnh: Môi trường tốt hay độc hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro mắc bệnh hay khả năng hỗ trợ chăm sóc, điều trị của bệnh nhân.
- Điều dưỡng và môi trường: Điều dưỡng viên thực hiện điều chỉnh môi trường (ánh sáng, không khí, nhiệt độ, không gian,…) nhằm thúc đẩy quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Điều dưỡng và người bệnh: Điều dưỡng viên sẽ giúp người bệnh giảm âu lo, buồn phiền và đưa ra quyết định chăm sóc phù hợp.
Tính ứng dụng của học thuyết này vẫn còn giữ nguyên giá trị đến hiện tại. Đó là những hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, quản lý nguy cơ nhiễm trùng hay đề cao vệ sinh và sạch sẽ trong môi trường bệnh viện.
2.2 Học thuyết Virginia Henderson
Học thuyết Điều dưỡng tiếp theo là học thuyết Virginia Henderson. Trong học thuyết của mình, ông đã đề xuất mô hình gồm 14 nhu cầu cơ bản của người bệnh.
- Hít thở bình thường và không gặp phải vấn đề gì trong quá trình hô hấp.
- Bệnh nhân cần được duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất.
- Tiêu hóa và bài tiết một cách bình thường.
- Nằm và ngồi đúng tư thế để hạn chế các vấn đề liên quan đến tư thế.
- Đảm bảo giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi phù hợp.
- Duy trì thân nhiệt người bệnh ổn định.
- Hỗ trợ bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ.
- Quần áo thoải mái, dễ dàng vận động.
- Cung cấp môi trường an toàn cho người bệnh.
- Hỗ trợ bệnh nhân giao tiếp và tương tác với các đối lượng liên quan.
- Đảm bảo bệnh nhân có thể thực hành tôn giáo, tự do tín ngưỡng của họ.
- Người bệnh được tự do chăm sóc, làm việc.
- Tiếp nhận thông tin về chăm sóc sức khỏe cũng như kiến thức cần thiết.
- Tạo điều kiện cho bệnh nhân vui chơi và giải trí.
2.3 Thuyết Dorothea Orem về tự chăm sóc (self – care)
Thuyết Dorothea Orem chỉ ra rằng Điều dưỡng viên chỉ thực hiện hỗ trợ người bệnh khi họ không thể tự đáp ứng nhu cầu về thể chất, tâm lý và phát triển. Mục tiêu của học thuyết Điều dưỡng này là để người bệnh tăng cường khả năng chăm sóc và đáp ứng nhu cầu bản thân. Dưới đây là 3 mức độ chăm sóc được bà đưa ra.
- Chăm sóc hoàn toàn: Áp dụng với người bệnh hoàn toàn không có khả năng tự chăm sóc, theo dõi, kiểm soát các hoạt động.
- Chăm sóc một phần: Áp dụng với người bệnh cần hỗ trợ một phần để đáp ứng nhu cầu hằng ngày.
- Chăm sóc hỗ trợ phát triển: Tư vấn, hướng dẫn, giáo dục để người học có kiến thức tự chăm sóc bản thân.
Xem thêm: Học điều dưỡng có thất nghiệp không
Điều dưỡng nên học đại học hay cao đẳng
2.4 Học thuyết Faye Abdellah
Faye Abdellah đề cập tới dịch vụ chăm sóc toàn diện đáp ứng đa dạng nhu cầu của người bệnh. Học thuyết của bà cho rằng người Điều dưỡng viên cần có những kiến thức về tâm lý, sinh lý khoa học cùng kỹ năng Điều dưỡng để phục vụ và thực hiện chăm sóc khi cần thiết.
21 vấn đề chăm sóc Điều dưỡng được Faye Abdellah đưa ra cụ thể là:
- Hỗ trợ cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.
- Hỗ trợ duy trì dinh dưỡng.
- Hỗ trợ bài tiết.
- Hỗ trợ cân bằng điện giải.
- Cân bằng sinh lý.
- Phát hiện và điều chỉnh những phản ứng sinh lý của cơ thể đối với bệnh.
- Hỗ trợ duy trì cơ chế điều tiết.
- Phòng ngừa tai nạn, chấn thương và nhiễm khuẩn.
- Duy trì vệ sinh và sự thoải mái.
- Duy trì vận động hàng ngày.
- Hỗ trợ duy trì chức năng cảm giác.
- Phát hiện và hỗ trợ những thay đổi về cảm xúc, tâm lý liên quan tới bệnh.
- Phát hiện và chấp nhận thay đổi về tâm sinh lý liên quan tới bệnh.
- Hỗ trợ duy trì giao tiếp bằng lời và không lời có hiệu quả.
- Hỗ trợ những tiến bộ hướng tới mục tiêu tinh thần của mỗi người.
- Tạo ra một môi trường chăm sóc và điều trị thân thiện.
- Hỗ trợ nhận thức với các nhu cầu về thể chất, tình cảm và nhu cầu phát triển.
- Chấp nhận những hạn chế về thể chất và tình cảm của người bệnh.
- Sử dụng nguồn lực của cộng đồng để giải quyết bệnh tật.
- Hiểu được vai trò của các yếu tố xã hội, các yếu tố tác động tới nguyên nhân của bệnh.
2.5 Học thuyết Betty Newman
Học thuyết Điều dưỡng cuối cùng đề cập trong bài viết này là học thuyết của Betty Newman. Theo Newman, con người là một phức hợp chức chăm của các thành phần sinh lý học, xã hội học, phát triển thể chất, tâm thần và tâm linh. Học thuyết này đề cập tới những nhân tố bên trong, bên ngoài con người và 3 cấp độ Điều dưỡng.
- Cấp 1: Can thiệp ngay khi có nguy cơ bệnh tật, tập trung làm mạnh hàng rào bảo vệ.
- Cấp 2: Có kế hoạch chăm sóc và điều trị sớm khi có triệu chứng, dấu hiệu bệnh. Tập trung vào việc thiết lập KHCS, điều trị.
- Cấp 3: Tích cực chăm sóc điều trị để bệnh không tái phát, để lại di chứng và tập trung vào ưu tiên tái thích nghi.
Xem thêm: Tuyển sinh Điều dưỡng 2024: Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Trên đây là 5 học thuyết Điều dưỡng cơ bản vẫn được áp dụng trong nghiên cứu, học tập cũng như thực hành Điều dưỡng. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những kiến thức đã được cung cấp trong học tập, công việc. Theo dõi các trang thông tin dưới đây từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi