Kỹ thuật tiêm dưới da: Khái niệm, ưu nhược điểm, quy trình và lưu ý
Lượt xem: 757 Ngày đăng: 07/06/2024
Tiêm dưới da là một kỹ thuật Y tế tương đối phổ biến với những ứng dụng thực tế trong tiêm vắc xin, phòng ngừa bệnh lý hay kích thích buồng trứng để sinh sản. Trong bài viết này, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội sẽ chia sẻ cụ thể về những nội dung xoay quanh chủ đề này như khái niệm, ưu nhược điểm, quy trình và lưu ý.
Mục lục
1. Tiêm dưới da là gì?
Tiêm dưới da là kỹ thuật Y tế nhằm đưa dung dịch hoặc thuốc dưới dạng hòa tan trong nước vào các tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân thông qua kim tiêm. Những vị trí thường được lựa chọn thực hiện kỹ thuật này gồm bụng dưới, mặt ngoài đùi trên và mặt sau của cánh tay trên.
Trong tiếng Anh, kỹ thuật tiêm dưới da được viết tắt là SC – Subcutaneous. Khi được tiêm vào bề mặt da, thuốc sẽ được hấp thụ một cách từ từ và kéo dài thời gian tác dụng. Do đó, phương pháp này là lựa chọn tuyệt vời cho các trường hợp gây tê, tiêm vắc xin và điều trị toàn thân cho người bệnh.
2. Ưu và nhược điểm của tiêm dưới da
Phương pháp này có những ưu và nhược điểm cụ thể so với các phương pháp khác.
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Xem thêm: Chi tiết quy trình thực hiện kỹ thuật tiêm trong da và lưu ý đi kèm
3. Chi tiết về quy trình thực hiện Kỹ thuật tiêm dưới da
Xin mời bạn đọc tham khảo quy trình thực hiện dưới đây do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp.
3.1 Các bước cần chuẩn bị
Chuẩn bị về dụng cụ Y tế
- Kim tiêm cỡ số 25G, dài khoảng 1-1,6 cm.
- Khay tiêm, bơm tiêm 1 ml.
- Kim rút thuốc, bông băng, gạc miếng, hộp đựng bông cồn.
- Găng tay, kéo, băng dính, panh.
- Thuốc theo Y lệnh.
- Nước cất, dung dịch sát trùng.
- Kem bôi giảm đau EMLA (nếu có).
- Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
- Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo quy định.
Chuẩn bị về tâm lý và sức khỏe bệnh nhân
- Bệnh nhân cần được chuẩn bị về cả mặt tinh thần lẫn thể chất trước khi tiêm.
- Mọi thông tin cần được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Đặt bệnh nhân nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế tựa và để lộ ra vùng tiêm.
3.2 Các bước thực hiện
- Người thực hiện vệ sinh tay bằng nước ấm và xà phòng.
- Lựa chọn vị trí tiêm dưới da, sát khuẩn với cồn và bông băng.
- Rút thuốc khỏi ống tiêm và đẩy không khí thừa ra ngoài bằng pít-tông.
- Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da ra tại vị trí tiêm.
- Cầm kim bằng tay còn lại và hướng đầu kim lên trên.
- Đâm kim trực tiếp vào da và tạo một góc từ 30-45 độ so với bề mặt da.
- Đẩy thuốc từ pít-tông để tiêm thuốc.
- Kéo căng vùng da xung quanh trước khi rút kim.
- Rút kim và cho vào hộp đựng vật sắc nhọn.
- Đặt miếng bông tẩm cồn lên vị trí tiêm trong vòng 10 giây.
- Dán miếng băng Y tế cá nhân lên chỗ tiêm.
- Hỗ trợ bệnh nhân nghỉ ngơi và theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc.
4. Một số lưu ý khi thực hiện tiêm dưới da
Khi thực hiện kỹ thuật tiêm dưới da đã nêu ở trên, người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề để thuốc đạt hiệu quả tối ưu và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện.
- Thể trạng của bệnh nhân: Người gầy sẽ không nên lựa chọn vùng bụng làm chỗ tiêm. Hay với trẻ em sẽ là góc tiêm 30-45 độ còn người lớn có thể tiêm góc từ 45 độ trở lên.
- Đảm bảo kỹ thuật: Mặc dù có thể thực hiện tương đối đơn giản nhưng bệnh nhân nên ưu tiên tìm đến sự hỗ trợ từ các nhân viên Y tế để đảm bảo đúng kỹ thuật và xử lý nếu gặp biến chứng.
- Xử lý các biến chứng: Tiêm dưới da có thể gây ra một số biến chứng hay rủi ro nhất định như áp xe tại chỗ tiêm, lây bệnh, sốc thuốc, nổi mề đay,… Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân sẽ có phương án xử lý kịp thời và phù hợp.
- Vị trí tiêm: Vị trí tiêm giữa hai lần tiêm liên tiếp sẽ cách nhau ít nhất 3 cm để giữ an toàn cho da và giúp cơ thể hấp thụ thuốc.
- Phục hồi sau khi tiêm: Mặc dù có thể hoạt động bình thường ngay sau khi tiêm nhưng bạn vẫn nên nghỉ ngơi và theo dõi những thay đổi của cơ thể.
Xem thêm: Kỹ thuật đặt kim luồn ngoại vi: Khái niệm – Quy trình – Lưu ý
Chia sẻ về Điều dưỡng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh kỹ thuật tiêm dưới da như khái niệm, ưu nhược điểm, quy trình và lưu ý quan trọng. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng những kiến thức đã được cung cấp trong học tập, công việc cũng như tự chăm sóc bản thân. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://facebook.com/truongtuetinhhanoi