Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: Khái niệm, quy trình và xử lý biến chứng
Logo

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch: Khái niệm, quy trình và xử lý biến chứng

Lượt xem: 4.142 Ngày đăng: 27/03/2024

5/5 - (10 bình chọn)

Tĩnh mạch hay ven là hệ thống mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể. Với khả năng vận chuyển máu từ các mao mạch trở về tim, kỹ thuật tiêm tĩnh mạch ra đời với khả năng đẩy nhanh thuốc tới các cơ quan quan trọng. Tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay bây giờ.

1. Tiêm tĩnh mạch là gì?

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch là một kỹ thuật Y tế nhằm đưa thuốc hoặc dung dịch trực tiếp vào cơ thể người bệnh thông qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Với kỹ thuật này, thuốc sẽ nhanh chóng lan truyền qua hệ tuần hoàn, tới các cơ quan quan trọng và hỗ trợ đào thải nhanh chóng. 

Tiêm tĩnh mạch đưa thuốc hoặc dung dịch qua đường tĩnh mạch ngoại biên
Tiêm tĩnh mạch đưa thuốc hoặc dung dịch qua đường tĩnh mạch ngoại biên

Phương pháp này sẽ được chỉ định cho các loại thuốc có thể tác dụng nhanh, cần đưa vào khối lượng nhiều và thuốc gây hoại tử da, tổ chức dưới da hoặc cơ. Tương ứng với đó, một số loại thuốc cũng được chống chỉ định như thuốc tan trong dầu (vitamin D3), thuốc tiêm nhanh gây rối loạn nhịp (kaliclorua).

2. Các vị trí thường được thực hiện tiêm tĩnh mạch

Các tĩnh mạch dễ nhìn, có kích thước đủ lớn và tính di động thấp sẽ được lựa chọn để thực hiện kỹ thuật tiêm tĩnh mạch.

  • Tĩnh mạch ở vùng đầu, 2 bên thái dương.
  • Tĩnh mạch ở các chi như mu bàn tay, cổ tay, khuỷu tay, mu bàn chân,…
  • Bẹn (khu vực cơ khuỷu) trong một số trường hợp đặc biệt. 

3. Chi tiết quy trình kỹ thuật tiêm tĩnh mạch

Dưới đây là chi tiết về quy trình thực hiện kỹ thuật này do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp. 

3.1 Khâu chuẩn bị trước khi tiêm 

Khâu chuẩn bị trước khi tiến hành tiêm tĩnh mạch cần thực hiện đầy đủ trên 3 phương diện.

Chuẩn bị Điều dưỡng

  • Rửa tay sạch sẽ, thực hiện sát khuẩn.
  • Mặc trang phục Y tế đúng như quy định với mũ, áo, găng tay.

Chuẩn bị người bệnh

  • Thăm khám lâm sàng về tiền sử bệnh lý, test kháng sinh, đánh giá dấu hiệu sinh tồn,…
  • Thông báo cho người nhà và người bệnh và kỹ thuật tiêm tĩnh mạch trước khi thực hiện.
  • Động viên tâm lý người bệnh và dặn dò những nội dung cần thiết.
  • Nằm hoặc ngồi theo tư thế thích hợp, thuận tiện cho quá trình tiêm.
Người bệnh sẽ được chuẩn bị tâm lý, động viên trước khi tiến hành tiêm
Người bệnh sẽ được chuẩn bị tâm lý, động viên trước khi tiến hành tiêm

Chuẩn bị thuốc và dụng cụ

  • 2 khay chữ nhật sạch, trụ cắm kìm Kocher.
  • Cồn 70 độ, cốc Iod, 2 cốc đựng bông cầu.
  • Thuốc theo y lệnh, bơm kim tiêm phù hợp với lượng thuốc cần lấy, kim lấy thuốc.
  • Thuốc chống sốc, huyết áp, ống nghe.
  • Gối, dây garo, găng tay.
  • Hộp vô khuẩn đựng gạc bẻ ống thuốc, gạc, bông cầu.
  • Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng rác thải.

3.2 Các bước tiến hành 

Với người bình thường:

  • Tiến hành pha thuốc và lắc đều.
  • Kiểm tra chất lượng thuốc thông qua màu sắc, tính chất,…
  • Tìm kiếm vị trí tiêm phù hợp và hỗ trợ người bệnh có tư thế thoải mái.
  • Đặt gối kê tại vị trí cần tiêm.
  • Buộc dây caro (nếu cần) vào vị trí cần thiết cách chỗ tiêm từ 3-5cm.
  • Yêu cầu người bệnh co duỗi bộ phận cơ thể tương ứng để tĩnh mạch nổi rõ.
  • Vệ sinh và sát khuẩn vị trí tiêm tĩnh mạch bằng cồn và bông Y tế.
  • Tay trái miết căng bề mặt da để tĩnh mạch không di chuyển và dễ dàng dâm kim.
  • Tay phải cầm bơm tiêm đã hút thuốc hướng lên trên, đẩy bọt khí ra ngoài.
  • Luồn kim tiêm trực tiếp vào vị trí tĩnh mạch cần tiêm với mũi vát ngửa hướng lên trên và tạo góc 30 độ với bề mặt da.
  • Tháo dây caro (nếu có), bơm thuốc từ từ và theo dõi các biểu hiện của người bệnh.
  • Khi gần hết thuốc, rút kim thận trọng và nhanh chóng.
  • Đặt bông vào vị trí tiêm và sát khuẩn với cồn. 
  • Hỗ trợ bệnh nhân có tư thể ngồi hoặc nằm thoải mái sau khi tiêm.
  • Tiếp tục theo dõi biểu hiện và đưa ra căn dặn, hướng dẫn xử lý trong những trường hợp có dấu hiệu xấu.
  • Thu dọn dụng cụ, vệ sinh và ghi chép hồ sơ bệnh án.
Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cần thực hiện đúng quy trình và đảm bảo an toàn
Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cần thực hiện đúng quy trình và đảm bảo an toàn

Với người đang truyền dịch:

  • Không thuộc caro nhưng phải khóa dịch truyền lại.
  • Chọc kim tiêm vào đầu ambu dây chuyền sau khi đã sát khuẩn.
  • Bơm thuốc, rút kim và sát khuẩn lại đầu ambu dây truyền.
  • Mở khóa cho dịch chảy.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể bệnh nhân và ghi chép bệnh án.

Xem thêm: Điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc

Học điều dưỡng có cần giỏi tiếng Anh không

4. Một số biến chứng và cách xử lý khi tiêm tĩnh mạch

Mặc dù kỹ thuật tiêm tĩnh mạch rất phổ biến nhưng nếu xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện, người bệnh có rủi ro gặp một số biến chứng. Lúc này, người thực hiện và bệnh nhân đều phải giữ bình tĩnh cũng như đưa ra phương án xử lý phù hợp tùy vào biến chứng gặp phải.

Biến chứngBiểu hiệnXử lý
Tắc kim tiêmMáu đông ngay tại đầu mũi tiêm gây khó khăn khi bơm thuốc.Thay kim mới hoặc dùng bơm tiêm nước muối để rút cục máu đông.
Phồng vị trí tiêmPhồng tại vị trí tiêm do mũi vát nằm ngửa hoặc vỡ tĩnh mạch.Thay kim mới, hướng dẫn bệnh nhân chườm ấm và chườm lạnh đúng cách.
Bệnh nhân sốc hoặc ngấtBệnh nhân có trạng thái sợ hãi, ngất, đổ mồ hôi,…Xử lý theo phác đồ chống sốc hoặc cho nằm nghỉ, động viên và theo dõi tình hình liên tục.
Đâm nhầm động mạchMáu trào ồ ạt vào bơm tiêm hoặc dây truyền, máu đỏ tươi và đau buốt.Giữ nguyên đường truyền, dùng nước muối hoặc kháng đông theo Y lệnh, đưa ra đánh giá phù hợp.
Hoại tửVị trí tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu mềm nhũn sau đó mềm nhũn như ổ áp xe.Chườm ấm tại chỗ, băng mỏng giữ không nhiễm khuẩn và chích rạch nếu ổ hoại tử lớn.

Xem thêm: Nên du học ngành Điều dưỡng hay không? Ở đâu? Chuẩn bị những gì?

Nếu bệnh nhân ngất, bác sĩ cần xử lý theo phác đồ chống sốc
Nếu bệnh nhân ngất, bác sĩ cần xử lý theo phác đồ chống sốc

Trên đây là những nội dung chi tiết về kỹ thuật tiêm tĩnh mạch do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp. Hy vọng bạn đọc có thể áp dụng trực tiếp những kiến thức trên vào trong học tập cũng như công việc. Nếu bạn muốn cập nhật thêm những kiến thức mới nhất về chuyên ngành Y Dược, xin mời theo dõi các trang thông tin chính thức của nhà trường dưới đây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status