Y sĩ là gì? Học những gì? Công việc, yêu cầu cụ thể và mức lương
Logo

Y sĩ là gì? Học những gì? Công việc, yêu cầu cụ thể và mức lương

Lượt xem: 926 Ngày đăng: 10/07/2024

Rate this post

Trong bài viết này, hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu về ngành Y sĩ. Nội dung bài viết bao gồm khái niệm, những kiến thức được đào tạo, công việc cụ thể, yêu cầu và mức lương. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu hơn về ngành nghề này.

1. Y sĩ là gì? 

Y sĩ là một ngành thuộc lĩnh vực Y khoa với nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Họ cũng sẽ đảm bảo về các quy định, nề nếp tại cơ sở Y tế hoạt động. Dựa theo nhu cầu và xu hướng nghề nghiệp, có 2 cấp độ riêng biệt của ngành nghề này.

  • Y sĩ chưa được cấp phép: Họ sẽ phải làm việc dưới sự phân công và giám sát trực tiếp của các bác sĩ, Y tá, Điều dưỡng. Công việc cũng tương đối đơn giản như hành chính, giấy tờ,… Một lưu ý quan trọng là Y sĩ có trình độ Trung cấp từ 31/12/2026 sẽ không được cấp giấy phép hành nghề nữa.
  • Y sĩ được cấp phép: Đây là những cá nhân đã có chứng chỉ hành nghề và được cấp phép hoạt động. Họ có thể đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng, mang tính chuyên môn và yêu cầu trình độ cao hơn. 
Y sĩ đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh
Y sĩ đảm nhận nhiệm vụ trực tiếp hỗ trợ bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh

2. Ngành Y sĩ học những gì? 

Về cơ bản, Y sĩ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức thuộc lĩnh vực hoạt động để đáp ứng được công việc. Tùy vào hệ đào tạo thí sinh theo học mà lượng kiến thức, thực hành,… sẽ có sự thay đổi tương ứng. Dưới đây là những kiến thức, môn học,… được đào tạo trong ngành này.

  • Kiến thức cơ sở ngành với Dược lý, Y học cơ sở, Điều dưỡng cơ bản,…
  • Các kiến thức chung của ngành như Bệnh học, bệnh truyền nhiễm, sức khỏe sinh sản,…
  • Kiến thức chuyên sâu về ngành như Kỹ năng lâm sàng, Y tế cộng đồng, bệnh chuyên khoa,…
  • Các kỹ năng phục vụ công việc khám chữa bệnh, kỹ năng mềm,…
  • Thực hành chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm.
Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chung về ngành,... sẽ phục vụ khám chữa bệnh
Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức chung về ngành,… sẽ phục vụ khám chữa bệnh

3. Công việc của một Y sĩ

Sau khi học Y sĩ, bạn có thể đáp ứng rất nhiều vị trí công việc tùy vào năng lực của bản thân. Dưới đây là 4 vị trí công việc cụ thể đã được Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp lại.

3.1 Công việc hành chính

Y sĩ đảm bảo thực hiện các quy định và nề nếp tại cơ sở Y tế bản thân hoạt động. Họ được đào tạo để có thể thực hiện các công việc hành chính nhằm hỗ trợ giảm thiểu áp lực công việc cho bác sĩ. Những công việc đó bao gồm trả lời điện thoại, xử lý giấy tờ, lên lịch hẹn, sắp xếp văn bản, cập nhật dữ liệu, sắp xếp dịch vụ,…

3.2 Công việc lâm sàng

Những Y sĩ đã được cấp chứng chỉ hành nghề có thể đáp ứng các công việc lâm sàng. Lúc này, họ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho bác sĩ trong quá trình khám chữa bệnh cũng như thực hiện Y lệnh. Một số nhiệm vụ lâm sàng có thể kể đến như đo chỉ số sinh tồn, chuẩn bị Y tế cho bệnh nhân, tổng hợp kết quả xét nghiệm,… 

3.3 Công việc chuyên môn

Một số cá nhân có thể được đào tạo và đáp ứng những công việc chuyên môn cụ thể. Tiêu biểu như phụ tá nha khoa, Y sĩ Y học cổ truyền, Sản khoa, Nhãn khoa,… Tương ứng với mỗi vị trí, chuyên ngành sẽ có các nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau.

Xem thêm: Y sĩ và Bác sĩ: So sánh chi tiết và đưa ra lựa chọn phù hợp

Mỗi vị trí công việc chuyên môn sẽ có nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau
Mỗi vị trí công việc chuyên môn sẽ có nhiệm vụ và yêu cầu khác nhau

3.4 Công việc bệnh viện

Nếu hoạt động tại các bệnh viện, họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ lâm sàng, chăm sóc bệnh nhân hay theo chỉ định phân công. Lúc này, họ hoạt động giống như một kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân.

3. Yêu cầu công việc với một Y sĩ 

Cũng như các ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế, Y sĩ cũng cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu khắt khe. Để hiểu hơn về ngành nghề này, xin mời bạn đọc theo dõi những yêu cầu cụ thể dưới đây.

3.1 Trình độ chuyên môn

Hiện nay Y sĩ đang được đào tạo ở các hệ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,… Với mỗi hệ đào tạo sẽ cung cấp các kiến thức, kỹ năng,… và văn bằng tương ứng cho sinh viên. Đây là nền tảng quan trọng để bạn có thể đáp ứng được công việc cũng như hạn chế tối đa những rủi ro trong công việc.

3.2 Chứng chỉ hành nghề

Với chứng chỉ hành nghề, cá nhân hoạt động trong ngành có thể đảm nhận những công việc mang tính chuyên môn hơn. Tương ứng với đó là quyền hạn, mức lương, phúc lợi,… tương ứng cũng rất hấp dẫn. Tuy nhiên từ 31/12/2026, Y sĩ hệ Trung cấp sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn các hệ đào tạo từ Cao đẳng trở lên.

Chứng chỉ hành nghề có sự thay đổi trong việc cấp phát
Chứng chỉ hành nghề có sự thay đổi trong việc cấp phát

3.3 Các kỹ năng cần có

Để có thể đáp ứng công việc, những kỹ năng cơ bản về Y tế là bắt buộc. Đó là các kỹ năng Điều dưỡng cơ bản như tiêm, lấy mẫu hay các kỹ năng vệ sinh, đảm bảo vô khuẩn cho trang thiết bị. Bên cạnh đó, Y sĩ cần có kỹ năng xử lý giấy tờ hay sắp xếp thông tin một cách khoa học để hỗ trợ công tác khám chữa bệnh được hiệu quả.

Bên cạnh đó, những kỹ năng mềm cũng tạo nền tảng quan trọng trong học tập, làm việc của người trong ngành. Đó là kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, làm việc nhóm, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề,… Những kỹ năng này cần được tích lũy ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. 

4. Cơ hội việc làm và mức lương của Y sĩ

Việt Nam hiện nay đang trong tình trạng thiếu nhân lực ngành Y tế trầm trọng. Đặc biệt, tỷ lệ cán bộ Y tế tại các tỉnh thành phố và nông thôn, vùng thiểu số còn chênh lệch rất lớn. Cùng với rất nhiều chính sách hỗ trợ được Đảng và Nhà Nước đưa ra, ngành Y sĩ rất có tiềm năng phát triển trong hiện tại và tương lai.

Nhiều chính sách được Đảng và Nhà nước đưa ra để phát triển ngành
Nhiều chính sách được Đảng và Nhà nước đưa ra để phát triển ngành

Một số vị trí công việc cụ thể có thể kể đến như Y sĩ đa khoa, trợ tá bác sĩ, công chức viên chức, Điều dưỡng viên,… Họ cũng có thể tiếp tục học cao lên Bác sĩ, Thạc Sĩ,… để có nhiều cơ hội phát triển bản thân hơn. Ví dụ như tự mở phòng khám tư nhân, trở thành Bác sĩ chuyên khoa, đảm nhận công tác lâm sàng,…

Xem thêm: Y sĩ và Y tá: So sánh chi tiết và lựa chọn ngành phù hợp nhất

Y đa khoa là gì? Tố chất, cơ hội nghề nghiệp và lưu ý quan trọng

Mức lương của Y sĩ dao động trong khoảng 6-8 triệu đồng/tháng. Mặc dù không phải mức thu nhập quá hấp dẫn nhưng mức lương sẽ tăng theo kinh nghiệm, chuyên môn. Ở các cơ sở tư nhân hoặc làm việc ở nước ngoài, mức lương cho các vị trí công việc liên quan rất hấp dẫn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Y sĩ mà bạn cần biết. Hy vọng với những nội dung trên, bạn đọc đã hiểu rõ và có thể tự tin theo đuổi ngành học này. Theo dõi thêm các bài viết mới từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội để cập nhật thêm kiến thức xoay quanh lĩnh vực Y Dược. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi 

DMCA.com Protection Status