Y học cổ truyền Việt Nam và lịch sử hình thành phát triển
Lượt xem: 3.214 Ngày đăng: 28/08/2023
Y học cổ truyền là một lĩnh vực Y học đã luôn đồng hành dọc theo lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc sơ lược về lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam cũng như các cột mốc quan trọng. Mời bạn đọc cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội bắt đầu ngay bây giờ.
Mục lục
1. Y học cổ truyền Việt Nam giai đoạn cổ đại
Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã được hình thành từ rất lâu đời. Cuối Thời kỳ Đệ Tam (10 – 20 triệu năm về trước), tại Châu Á đã có những loài vượn cao cấp. Khoảng 40.000 – 60.000 năm về trước thì người Việt Nam đã xuất hiện. Do điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất nhiều loại thực vật và cây thuốc phát triển.
Theo nhiều câu chuyện xa xưa, khoảng 5000 năm TCN Thần Nông đã hướng dẫn nhân dân ta sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Đến thời kỳ Hồng Bàng (2879 – 258 TCN), tổ tiên người Việt đã biết dùng vỏ lựu, ngũ bội tử và cánh kiến để nhuộm răng.
Đến thời kỳ Văn lang, rất nhiều loại thuốc có nguồn gốc thực vật hay động vật đã được ứng dụng. Tiêu biểu có thể kể đến sắn dây, gừng, lá lốt, sả, quế,… Bên cạnh đó, họ cũng biết dùng thuốc độc tẩm vào tên và giáo mác để chống giặc xâm lược.
2. Thời kỳ Bắc thuộc (207 TCN – 905 SCN)
Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam ghi nhận thời kỳ này nước ta chịu ách đô hộ và đồng hoá của phong kiến Trung Quốc. Các loại thảo dược quý đều bị cướp bóc và mang về chính quốc. Chỉ sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô quyền năm 938, nhân dân ta mới chính thức kết thúc ách đô hộ hàng nghìn năm.
Đây cũng là thời kỳ nền Y Dược cổ truyền nước ta chính thức được giao lưu với Trung Quốc. Một số thầy thuốc nổi tiếng của thời kỳ này có thể kể đến Đổng Phụng (187 – 226) hay Lâm Thắng (479 – 501). Nhờ vậy, ngành Y học cổ truyền Việt Nam mới có cơ sở vững chắc để phát triển sau này.
3. Thời kỳ phong kiến (938 – 1884)
3.1 Triều Ngô, Đinh, Lê, Lý (938 – 1224)
Sau khi nền độc lập được khẳng định, các triều đại Ngô, Đinh, Lê liên tiếp thay nhau cai trị. Tuy nhiên, gần như không có ghi chép lịch sử nào về tổ chức Y tế trong khoảng thời gian này. Đến thời nhà Lý, lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam đã chính thức có nhiều sự thay đổi.
Nước ta đã có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp và mở ra Thái Y Viện chuyên chăm sóc sức khỏe cho vua chúa trong triều. Đáng ghi nhận nhất là năm 938 khi vua Lý Thần Tông bị phát bệnh điên cuồng và mọc lông dài. Minh Không thiền sư đã chữa khỏi cho vua bằng cách sử dụng nước bồ hòn để tắm.
3.2 Triều nhà Trần (1225 – 1399)
Đây chính thức được coi là thời đại hoàng kim trong lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam. Năm 1261, triều đình mở khoa thi đầu tiên tuyển lương y vào Thái Y Viện. Việc đào tạo thầy thuốc cũng như kế hoạch trữ cấp phát dược liệu được đầu tư tỉ mỉ. Song song với đó, việc chữa bệnh bằng châm cứu cũng càng được tin dùng.
Thời kỳ này cũng có rất nhiều gương mặt tiêu biểu có thể kể đến như:
- Phạm Công Bân quê ở Cẩm Bình, Hải Dương giữ chức Thái Y Lệnh trong triều. Ông được biết đến là con người giàu lòng nhân hậu khi bỏ tiền xây dựng nhà nuôi dưỡng và thuốc men cho nhân dân.
- Đại danh Y thiền sư Tuệ Tĩnh (1330 – 1400) được biết đến là ông tổ ngành Dược tại Việt Nam. Những tác phẩm ông để lại nổi bật lên đạo đức cũng như đường hướng Y học của bản thân. Trong đó, nổi tiếng nhất là 2 tác phẩm “Hồng Nghĩa giác tự y thư” và “Nam Dược Thần Hiệu”.
3.3 Thời Nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400 – 1427)
Giai đoạn này, triều đình đưa ra nhiều chủ trương để chữa bệnh cho nhân dân. Trong đó, tiêu biểu có thể kể đến việc lập Quảng tế thự, tổ chức các cơ sở chữa bệnh ở địa phương. Tiêu biểu trong thời kỳ này có thể kể đến Nguyễn Đại Năng (Hải Dương), Vũ Toàn Trai (Hải Hưng), Lý Công Tuấn (Bắc Ninh),…
3.4 Thời Hậu Lê (1428 – 1788)
Giai đoạn tiếp theo trong lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam thể hiện hiện rất rõ sự quan tâm đến sức khỏe của nhân dân. Đời Vua Lê Nhân Tông trị vì (1460 – 1479) đã chính thức ban hành quy chế làm thuốc, trừng phạt những trường hợp vụ lợi. Các quy định về Y đức (điều 541), quản lý vệ sinh thực phẩm (điều 420),… được ban hành.
Trong thời kỳ này có một danh y nổi tiếng được biết đến với hiệu là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791). Ông đã để lại cho nền Y học cổ truyền Việt Nam một kho tàng kinh nghiệm, kiến thức quý báu. Đó là bộ sách Hải thượng Y tông tâm lĩnh hay 2854 bài thuốc kinh nghiệm được lưu giữ đến tận bây giờ.
3.5 Triều Tây Sơn (1789 – 1802)
Giai đoạn này nhân dân vô cùng lầm than cực khổ khi đất nước bị chia cắt, Trịnh – Nguyễn phân tranh. Ở Đàng Trong, nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á có sự giao lưu hội nhập. Qua đó, nhân dân ta đã có thể trao đổi nhiều vị thuốc quý như Ngưu tất, Quy bản, Xuyên sơn giáp,…
Do tình trạng bệnh tật phát triển, các lão y đã được mời về nghiên cứu thuốc Nam để điều trị cho nhân dân. Đứng đầu là lương y Nguyễn Hoành (Thanh Hóa) với 500 vị thuốc cỏ cây trọng địa phương và 130 vị về các loại chim, cá, đất,…
Xem thêm: Vai trò của Y học cổ truyền
4. Thời kỳ cận đại (Thế kỷ XVII – XX sau CN)
4.1 Thời Nhà Nguyễn (1802 – 1905)
Vua chúa nhà Nguyễn dựa vào thực dân Pháp để đổi các Tế sinh đường các tỉnh thành Ty lương y. Những người khuyết tật, tàn tật sẽ được nuôi dưỡng tại Dưỡng tế sự ở các tỉnh. Về mặt quản lý, nhà nước không có nhiều thay đổi so với thời Hậu Lê.
Đến năm 1865, vua Tự đức đã mở trường dạy bốc thuốc tại Huế. Vua cũng đặt ra nhiều quy chế riêng về nghề Y, những biện pháp xử phạt với các thầy thuốc làm tử vong hay nguy hiểm tính mạng người bệnh.
4.2 Thời Pháp thuộc (1884 – 1945)
Trong lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam, đây là thời điểm thực dân pháp đưa Y học phương Tây vào nước ta. Các tổ chức Y tế Triều Nguyễn như Đông Y, Y học dân tộc đã chính thức bị giải tán. Chính sách ngu dân này của Pháp thể hiện sự coi thường Y học cổ truyền và để đồng hoá nhân dân ta.
Bên cạnh đó, một số mốc thời gian tiêu biểu có thể kể đến như:
- Triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước HARMAND (25/08/1883) biến Việt Nam thành nước thuộc địa.
- 1894 – 1906: Bệnh viện và bệnh xá được thành lập và thay thế hoàn toàn Ty lương y.
- 1920: Nhà cầm quyền Pháp hạn chế số người hành nghề Đông Y ở Nam Bộ không được vượt quá 500 người.
- 1943: Tiếp tục có những nghị định, chính sách hạn chế hành nghề giới Đông Y
- 14/09/1936: Hội Y học Trung Kỳ thành lập, mở ra các lớp huấn luyện đào tạo Y sĩ cũng như phát hành 46 tạp chí Y học.
5. Từ sau Cách mạng tháng 8 đến nay
Kết thúc kháng chiến và giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước chính thức dành nhiều nguồn lực để phát triển Y học cổ truyền hơn. Dưới chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bộ Y tế đã thành lập Phòng Đông Y trong Vụ Chữa bệnh nhằm chuyên trách nghiên cứu về Y học cổ truyền.
Bác Hồ là người quan tâm cũng như đặt ra vấn đề kết hợp Y học hiện đại và Y học cổ truyền hơn ai hết. Trong thư gửi cho ngành Y tế, Bác có viết “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, và đại chúng…. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh, các cô chú cũng nên chú trọng phối hợp cả Đông Tây Y.”.
Nhiều chỉ thị, chính sách như 101/TTg, 21/CP, 200 – CP,… được đưa ra nhằm gìn giữ và phát triển ngành Y học cổ truyền nước ta. Các trường đào tạo được mở ra nhằm đảm bảo nguồn nhân lực Y tế nói chung và Y học cổ truyền nói riêng. Việt Nam ngày càng hướng tới nền Y học đầy đủ Khoa học, dân tộc và đại chúng.
Trên đây là sơ lược về Lịch sử Y học cổ truyền Việt Nam. Với 30 hình thành và phát triển, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội luôn tự hào khi đã đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển Y học nước nhà. Theo dõi các trang thông tin dưới đây để xét tuyển học bạ tuyển thẳng với mức điểm 18 các ngành Y Dược ngay hôm nay.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi