7 ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền 
Logo

7 ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền 

Lượt xem: 730 Ngày đăng: 22/09/2023

3/5 - (2 bình chọn)

Âm dương, Bát quái, Ngũ hành,… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp trong nền văn hóa phương Đông của chúng ta. Trong đó, học thuyết Âm dương giữ vai trò quan trọng trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là Y học cổ truyền. Hãy cùng tìm hiểu 7 ứng dụng của học thuyết này trong nền Đông Y ngay bây giờ.

1. Học thuyết Âm Dương là gì?

Học thuyết Âm Dương là học thuyết dùng để lý giải cho sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật. Từ khoảng 3000 năm trước, con người đã có những hình dung cơ bản về mọi sự vật hiện tượng. Tới thời Xuân Thu Chiến Quốc, học thuyết này được ứng dụng rộng rãi và truyền bá trong khu vực.

Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc là thời điểm học thuyết được ứng dụng rộng rãi
Thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc là thời điểm học thuyết được ứng dụng rộng rãi

Đây là nền tảng tư duy cho các ngành học thuật phương Đông. Dựa vào đó, con người quan sát, tìm hiểu, ứng xử,… với các hiện tượng tự nhiên, con người và xã hội. Học thuyết Âm Dương trong Y học Cổ truyền được ứng dụng từ lý luận đến thực tiễn, dựa trên các yếu tố Âm Dương để chữa bệnh hiệu quả.

2. Biểu tượng của thuyết Âm Dương

Biểu tượng của thuyết Âm Dương là mô hình Thái Cực Đồ hay còn được gọi là vòng tròn Âm Dương. Qua quan sát, ta có thể thấy một hình tròn được chia làm hai nửa đối xứng bằng đường phân cách hình chữ S ngược. Hai phần trắng đen được phân chia rõ ràng tạo cảm giác đang ôm trọn lấy nhau.

Biểu tượng của học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền
Biểu tượng của học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền

Trong biểu tượng, chúng ta còn quan sát được hai chấm trắng đen tồn tại. Điều này ám chỉ sự vận động liên tục của vạn vật không có gì là tuyệt đối, tất cả chỉ là tương đối. Sự đối lập này lại góp phần tạo nên một thể thống nhất, tạo nên một vòng tròn trọn vẹn không thể thay đổi.

Xem thêm: Biểu tượng ngành Dược

Ngành Dược khối B và 5 thông tin quan trọng bạn cần biết

3. Các quy luật cơ bản trong học thuyết Âm Dương

Có 4 quy luật cơ bản mà người tìm hiểu về học thuyết Âm dương cần biết. 

3.1 Âm Dương đối lập

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập mâu thuẫn và ức chế lẫn nhau. Ví dụ đơn giản như sự đối lập giữa ngày và đêm, giữa lửa và nước, giữa ức chế và hưng phấn,… Hai yếu tố vẫn tồn tại nhưng không song song, đối lập hẳn với nhau về mặt bản chất.

3.2 Âm Dương hỗ căn 

Quy luật này có thể hiểu đơn giản là sự nương tựa qua lại lẫn nhau. Mặc dù Âm Dương có đối lập nhưng sẽ có sự liên kết mật thiết để cùng nhau tồn tại. Trong Thái Cực Đồ, ta có thể thấy trong phần Âm vẫn tồn lại phần Dương và trong Dương vẫn tồn tại Âm. Chỉ có như vậy, vạn vật mới tồn tại và có ý nghĩa.

3.3 Âm Dương tiêu trưởng

Tiêu trưởng là một cụm từ đối lập. Trong đó, “Tiêu” là tiêu vong, mất đi trong khi “Trưởng” lại đề cập đến sự phát triển, sinh sôi. Theo học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền, đây là sự vận động không ngừng nghỉ của vạn vật để chuyển hóa theo Âm Dương. Điều này có tính giai đoạn và không dừng lại.

Khí hậu bốn mùa trong năm liên tục thay đổi từ nóng sang lạnh, rồi lại từ lạnh sang nóng. Từ đó mới tồn tại khí hậu mát, lạnh, ấm, nóng và sinh ra Âm tiêu dương trưởng cũng như Dương tiêu âm trưởng. Không giai đoạn nào sẽ tồn tại mãi mãi mà sẽ có sự chuyển hóa vào một thời điểm nhất định.

4 mùa thay đổi liên tục và có tính giai đoạn
4 mùa thay đổi liên tục và có tính giai đoạn

3.4 Âm Dương bình hành

Thế cân bằng vẫn luôn được giữ giữa hai mặt Âm Dương đối lập. Theo Triết học, đây là thể quân bình giữa hai mặt. Ví dụ vào khắc “Ngọ” là thời điểm Dương thịnh nhất thì đồng thời cũng bắt đầu khắc “Mùi” khi Âm được sinh ra. Trời đất vì thế mà cũng có những chuyển biến nhất định.

4. Ứng dụng học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền

Xin mời bạn đọc đến với 7 ứng dụng của học thuyết này do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh tổng hợp lại.

4.1 Về Tổ chức học cơ thể

Khi ứng dụng học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền, cơ thể con người sẽ được chia thành các phần Âm Dương rõ rệt. Sự phân chia này giúp chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Xin mời bạn theo dõi một số yếu tố phân chia do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã thống kê.

Tổ chức cơ thểPhần “Âm”Phần “Dương”
Ngũ tạngTâm, can, tỳ, phế, thận
Lục phủVị, đởm, tiểu tràng, bàng quang, tÂm tiêu
Biểu lýLưng, da, lôngBụng, tinh, tân dịch, xương
Bụng dướiNgực
Dương kinhPhân bố sau lưng, mé ngoài của chân, tay và mạng sườn.Phân bố ở mé bụng, phía trong cánh tay và chân
Khí huyếtKhí Huyết

4.2 Về Sinh lý học

Xét về mặt sinh học của cơ thể, nếu phần Âm và phần Dương được cân bằng thì cơ thể cũng khỏe mạnh. Tương ứng với đó, nếu cơ thể không tự điều chỉnh được cân bằng Âm Dương thì đồng nghĩa với việc phát sinh ra bệnh tật. Dựa vào đó, ta có bảng dưới đây thể hiện sự biểu hiện của Âm Dương trong cơ thể.

Sự cân bằngTrang tháiBiểu hiện của cơ thể
Âm – DươngCân bằngCơ thể khỏe mạnh
Âm – DươngThay đổiGặp bệnh tật, suy yếu
Âm Âm thịnhNội hàn 
ÂmÂm suyNội nhiệt
DươngDương thịnhNgoại nhiệt
DươngDương suyNgoại hàn

4.3 Về Bệnh lý

Học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền cũng được sử dụng để phân biệt các loại bệnh lý. Trên thực tế, việc phân biệt các bệnh theo Âm Dương cũng khá phức tạp. Điều này đòi hỏi các Y sĩ Y học cổ truyền phải có kiến thức chuyên sâu và đưa ra được phương án xử lý phù hợp.

Y sĩ Y học cổ truyền cần có kiến thức chuyên sâu để phân biệt được bệnh
Y sĩ Y học cổ truyền cần có kiến thức chuyên sâu để phân biệt được bệnh

Một số bệnh tật tiêu biểu thể hiện qua thiên thắng hay thiên hư có thể kể đến như: 

Nếu Thiên thắng:

  • Dương thắng sẽ khiến gây ra các chứng nhiệt như sốt, khát nước, táo bón,…
  • Âm thắng sẽ gây ra các chứng hàn như lạnh toát cơ thể, ỉa lỏng,…

Nếu Thiên suy:

  • Dương suy sẽ khiến não suy, xảy ra tình trạng hưng phấn thần kinh thái quá,…
  • Âm suy sẽ khiến cơ thể mất nước, ức chế thần kinh bị giảm,…

Bên cạnh đó, tính chất của bệnh còn có sự chuyển hóa qua lại giữa hai mặt Âm Dương của cơ thể. Tiêu biểu như tình trạng bệnh ở phần Dương sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến phần Âm. Tùy vào sự mất thăng bằng Âm Dương ở đâu mà tương Dương ở vị trí đó cũng sẽ xảy ra các tình trạng bệnh khác nhau.

4.4 Về Chẩn đoán

Thầy thuốc có thể căn cứ vào những hội chứng Âm Dương trên cơ thể để đưa ra kết luận về bệnh phù hợp. Có 3 tiêu chuẩn phổ biến thường được dùng để đánh giá tình trạng con người gồm:

  • Dựa vào Tứ chẩn: Có 4 phương pháp phổ biến gồm nhìn (vọng), nghe (văn), hỏi (vấn), sờ nắn xem mạch (thiết). Thầy thuốc có thể dựa vào các yếu tố bản thân phát hiện được để điều trị bệnh cho phù hợp.
  • Dựa vào Bát cương lĩnh: Bao gồm Biểu – Lý, Hư – Thực, Hàn – Nhiệt, Âm – Dương. Âm – Dương là hai cưỡng lĩnh tổng quát. Bệnh ở Thực, Biểu, Nhiệt sẽ thuộc về Dương. Còn Hàn, Hư, Lý sẽ thuộc về Âm.
Tứ chẩn gồm Vọng, Văn, Vấn, Thiết
Tứ chẩn gồm Vọng, Văn, Vấn, Thiết

4.5 Về Điều trị

Dựa vào học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền, thầy thuốc có thể ứng dụng chặt chẽ trong việc đưa ra các phương pháp trị bệnh, dùng thuốc.

  • Trong điều trị bệnh: Nhờ vào các phương pháp điều hòa lại sự cân bằng Âm Dương trong cơ thể mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Người thầy thuốc dựa vào đó cũng sẽ biết nên thực hiện châm cứu, xoa bóp, Bấm huyệt,… hay phương pháp nào hiệu quả.
  • Trong ứng dụng làm thuốc: Thuốc được chia thành hai thể rõ ràng gồm lạnh (hàn, lương) và nóng (nhiệt, ôn). Với các bệnh tính lạnh thì sẽ sử dụng thuốc loại nóng và ngược lại.
  • Về châm cứu: Châm cứu là một phương pháp chữa trị đặc biệt nhằm tác động trực tiếp lên các huyệt đạo trên cơ thể con người. Theo nguyên tắc “Theo Dương dẫn Âm, theo Âm dẫn Dương” thì bắt buộc người thầy thuốc cần tác động đúng để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

4.6 Về Đông dược

Khí của thuốc thuộc “Dương”, vị của thuốc sẽ thuộc “Âm”. Trong khi vị lại có cả Âm Dương. Các vị cay, ngọt thuộc Dương còn đắng mặn sẽ thuộc Âm. Vị chua sẽ có đôi chút đặc biệt khi mang tính lưỡng tính. Khí của thuốc cũng có Âm Dương phân chia rõ ràng.

Vị chua sẽ được xếp vào lưỡng tính, có cả Âm và Dương
Vị chua sẽ được xếp vào lưỡng tính, có cả Âm và Dương

Với thuốc Âm dược sẽ điều trị được các bệnh mang tính ôn nhiệt. Công năng của thuốc sẽ có tính giải nhiệt, bổ âm, phần lớn sẽ mang tính ức chế. Còn với Dương dược thì sẽ áp dụng điều trị bệnh thuộc chứng hàn. Công năng của thuốc mang tính kích thích, hưng phấn một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

4.7 Về Chế biến thuốc Y học cổ truyền

Y sĩ hay thầy thuốc sẽ được học cách điều chế thuốc nhằm thay đổi tính vị, sự quy kinh cũng như giảm tác dụng phụ. Ví dụ để tăng tính Dương, thuốc thuộc Dương dược sẽ được chế với gừng, sa nhân,… Hay để giảm tính Âm, bản thân thuốc Âm dược sẽ được điều chế thêm với rượu, sa nhân, gừng,…

Xem thêm: 5 khó khăn khi học ngành Dược và cách khắc phục hiệu quả

Y sĩ Y học cổ truyền sẽ được học về điều chế các vị thuốc hiệu quả
Y sĩ Y học cổ truyền sẽ được học về điều chế các vị thuốc hiệu quả

Trên đây là bài viết về “Bảy ứng dụng của học thuyết Âm Dương trong Y học cổ truyền”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về học thuyết thú vị này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền hệ Trung cấp, hãy liên hệ ngay với Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội qua các trang thông tin dưới đây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status