Ngành Dược Việt Nam và lịch sử phát triển qua các thời kỳ
Logo

Ngành Dược Việt Nam và lịch sử phát triển qua các thời kỳ

Lượt xem: 1.192 Ngày đăng: 10/05/2023

5/5 - (11 bình chọn)

Ngành Dược luôn là một ngành học thu hút sự chú ý của các bạn học sinh với rất nhiều cơ hội phát triển sau này. Ngoài các kiến thức về thuốc hay về bệnh học, tìm hiểu về lịch sử ngành Dược Việt Nam cũng rất thú vị và đem lại sự hứng thú cho các bạn khi theo học ngành. Vậy còn chần chờ gì mà không theo dõi bài viết dưới đây. 

1. Thời kỳ sơ khai của ngành Dược Việt Nam

Lịch sử ngành Dược Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời. Theo những câu chuyện xa xưa kể lại, từ khoảng 5000 năm TCN Thần Nông đã dạy nhân dân sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ông cũng được biết đến với danh xưng Dược Vương khi từng nhận dạng hàng trăm loại dược thảo và độc thảo.

Từ xa xưa Thần Nông đã dạy nhân dân dùng cây cỏ để chữa bệnh
Từ xa xưa Thần Nông đã dạy nhân dân dùng cây cỏ để chữa bệnh

Đến thời kỳ Hồng Bàng (2879-258 TCN), tổ tiên ta đã biết kết hợp vỏ lựu cùng ngũ bội tử và cánh kiến để nhuộm răng. Tục ăn nhai trầu cũng được hình thành để bảo vệ răng cũng như da dẻ được hồng hào. Họ cũng biết uống chè vối cho dễ tiêu hay dùng gừng hành tỏi làm gia vị và phòng bệnh.

Thời kỳ Bắc thuộc kéo dài từ 207 TCN đến 905 SCN đánh dấu sự giao lưu nền Y Dược của nước ta với Trung Quốc. Các thầy thuốc đến từ Trung Quốc đã truyền lại các kiến thức Y học và sử dụng thảo dược chữa bệnh. Đây là cột mốc quan trọng giúp ngành Dược có cơ sở vững chắc để phát triển sau này.

2. Thời kỳ phong kiến trong lịch sử ngành Dược Việt Nam

2.1 Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (973-1009)

Mặc dù giai đoạn này đất nước ta đối mặt với thù trong giặc ngoài nhưng nền Y Dược vẫn có những thành tựu nhất định. Nhờ sự giao lưu với các nước Ấn Độ, Trung Quốc mà các bài thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Các thầy thuốc đã tìm ra nhiều bài thuốc mới và sử dụng hiệu quả các loại thảo dược.

2.2 Thời Lý – Trần (1009-1400)

Đây là thời kỳ hoàng kim của trong lịch sử ngành Dược Việt Nam với rất nhiều đóng góp to lớn. Thái Y Viện được lập ra nhằm chăm sóc sức khỏe vua quan trong triều. Nhiều thầy thuốc giỏi có nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân và tổ chức trồng thuốc.

Thời Lý - Trần là thời đại hoàng kim trong lịch sử ngành Dược Việt Nam
Thời Lý – Trần là thời đại hoàng kim trong lịch sử ngành Dược Việt Nam

Đến năm 1261, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển lương y vào làm tại Thái Y Viện. Họ được đào tạo và có kế hoạch trữ cấp phát Dược liệu cụ thể cũng như phục vụ cho vua quan cùng quân đội. Đặc biệt, thuốc Nam được ưu tiên phát triển và thay thế hoàn toàn cho thuốc Bắc.

Một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thời kỳ này là Đại danh Y thiền sư Tuệ Tĩnh (1330-1400). Ông đã xây dựng một nền sự nghiệp có tính chất dân tộc cùng 2 tác phẩm “Hồng Nghĩa giác tự y thư” và “Nam Dược Thần Hiệu”. Người đời biết đến Tuệ Tĩnh như ông tổ của ngành Dược Việt Nam.

Hình ảnh Đại danh Y thiền sư Tuệ Tĩnh (1330-1400)
Hình ảnh Đại danh Y thiền sư Tuệ Tĩnh (1330-1400)

2.3 Thời Hậu Lê (1428-1788)

Mốc lịch sử ngành Dược Việt Nam tiếp theo là sự phát triển vào thời nhà Hậu Lê. Ngành Dược đặc biệt được quan tâm với các kỳ thi Y học, lập Y Miếu cũng như dành sự chú ý cho sức khỏe người dân.

Luật Hồng Đức đã đưa ra các quy chế nghề Y Dược cùng các quy chế vệ sinh xã hội riêng. Những trường hợp vụ lợi cá nhân, cố tình dây dưa, chữa khoán hay chế và bán thuốc độc đều bị trừng phạt thích đáng. 

Vua Lê Nhân Tông đặc biệt chú trọng trong phát triển nền Y học cổ truyền. Tổ chức Y tế được phân thành các cấp như sau:

  • Cấp Trung Ương: Thái Y Viện
  • Cấp địa phương: Tế sinh đường, Quản Ty
Lê Nhân Tông đặc biệt chú ý vào Y học cổ truyền nước ta
Lê Nhân Tông đặc biệt chú ý vào Y học cổ truyền nước ta

2.4 Thời Nguyễn (1802-1945)

Nhà Nguyễn được chia làm 2 giai đoạn là thời kỳ độc lập tự chủ (1802-1884) và thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945). Vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước đã tổ chức ngành Y Dược theo hệ thống quan chức có phẩm hàm. Vào năm 1950, vua Tự Đức mở trường thuốc tại Huế với mục đích đào tạo cho Thái Y Viện.

Trường Đào tạo Dược sĩ đầu tiên tại Hà Nội năm 1902. Các bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện được xây dựng. 1907 đã có khoá Dược sĩ đầu tiên.

3. Thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945)

Trong lịch sử ngành Dược Việt Nam, đây là giai đoạn người Pháp đã đưa Tây y vào nước ta. Tuy Y lý, Y đức có nhiều sự giống nhau nhưng về mặt kỹ thuật lại có một khoảng cách rất lớn. Sự kỳ thị phân biệt giữa Đông Y và Tây Y cũng ngày càng sâu sắc.

Đông y và Tây y thời kỳ này có sự kỳ thị phân biệt sâu sắc
Đông y và Tây y thời kỳ này có sự kỳ thị phân biệt sâu sắc

Dưới sức ép của thực dân Pháp, nhiều Dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai thác dược liệu cũng bị chèn ép. Đông Y hoàn toàn bị kìm hãm sự phát triển.

Lịch sử ngành Dược Việt Nam đã ghi chép lại sự phát triển ngành của nhân dân ta hoàn toàn theo hướng tự lực cánh sinh. Mặc dù vừa thiếu Dược sĩ, trang thiết bị hay tổ chức quản lý nhưng người dân vẫn tận dụng được các nguyên liệu có sẵn từ cây thuốc.

4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Giai đoạn 1954-1975 trong lịch sử ngành Dược Việt Nam là thời kỳ miền Bắc tiến hành cải tạo ngành Dược tư doanh, phát triển ngành Dược quốc doanh. Năm 1965 do nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và sử dụng cây thuốc Nam.

Tại miền Nam, chính quyền Sài Gòn cũ có chế độ khuyến khích sản xuất hoá dược hơn là nhập nguyên liệu. Một mạng lưới sản xuất Dược hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để đảm bảo nguồn cung cấp thuốc men theo từng vùng.  

5. Lịch sử ngành Dược Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1975 đến nay)

Từ 1975-1990, ngành Dược vẫn dựa hoàn toàn vào khả năng sản xuất của các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy chất lượng thuốc chưa được đảm bảo, chưa đạt chuẩn và vẫn có giá thành vẫn đắt đỏ. Nền kinh tế dần hồi phục sau 2 cuộc kháng chiến là dấu hiệu tốt đẹp cho sự phát triển của ngành.

Ngành Dược vào những năm 1990-2005 đã có sự thay đổi vượt bậc. Các nhà thuốc và công ty dược phẩm phát triển nhanh chóng. Sản phẩm trở nên đa dạng và chất lượng hơn. Tình trạng thiếu thuốc của các năm trước đã được hạn chế. 

Cho đến nay, Đảng và nhà nước đã thực hiện rất nhiều chính sách phù hợp cho phát triển ngành Y Dược nước nhà. Dược trở thành một ngành học quan trọng và được nhiều bạn học sinh theo đuổi. Sự đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã nâng cao giá trị và tầm quan trọng của ngành học này. Vai trò của ngành Dược đối với con người và xã hội cũng ngày càng được nâng cao. 

Ngành Dược nước ta đã được đầu tư và chú trọng hơn rất nhiều
Ngành Dược nước ta đã được đầu tư và chú trọng hơn rất nhiều

Lịch sử ngành Dược Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ khác nhau, từ hưng thịnh đến chịu nhiều tác động. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết trên đến từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu học tại ngôi trường Y Dược chính thống thủ đô, mời theo dõi các trang thông tin dưới đây.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status