Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay [Cập nhật 2024]
Lượt xem: 3.861 Ngày đăng: 05/05/2023
Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay có rất nhiều vấn đề cần quan tâm và chú trọng. Với xu hướng phát triển ngành Dược Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại hoá, đâu là những thông tin quan trọng bạn cần nắm chắc? Xin mời theo dõi những cập nhật thông tin mới nhất dưới đây.
Mục lục
1. Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay tăng trưởng nhanh
Ngành Dược Việt Nam hiện nay đang phát triển với tốc độ nhanh và có sự dịch chuyển lớn. Thu nhập bình quân của người dân tăng nhanh kèm theo nhu cầu và chi tiêu cho sức khỏe cũng ngày càng tăng. Thị trường Dược phẩm được đánh giá cao để phát triển trong tương lai.
Bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề thể hiện rõ thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay. Với tốc độ hiện tại, Việt Nam sẽ sớm đạt mục tiêu toàn bộ người dân đều có bảo hiểm y tế.
Việt Nam đang trong dân số vàng nhưng có xu hướng già hóa tăng nhanh. Theo số liệu từ Viện chiến lược và chính sách tài chính, tuổi thọ trung bình hiện nay là 73,6 tuổi. Dân số Việt Nam liên tục tăng trong 20 năm qua. Điều này đặt ra nhu cầu về các sản phẩm thuốc, dược phẩm là rất lớn.
Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay cũng rất khả quan khi chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc đã tăng. Con số này là 37,97 USD vào năm 2015, 56 USD vào năm 2017 và tăng ít nhất 14% vào năm 2025.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc lớn như Imexpharm, Pymepharco,… đã tiến hành đầu tư nâng cấp nhà máy và các trang thiết bị. Cơ sở vật chất đảm bảo sẽ hứa hẹn những bước phát triển vượt bậc. Ngành Dược trong tương lai được nhiều chuyên gia cho rằng sẽ tăng trưởng ổn định trong mức 10-15%.
2. 4 mặt hạn chế ngành Dược Việt Nam phải đối mặt
Chưa có tính cạnh tranh cao và bền vững
Hiện nay, các cơ sở sản xuất thuốc hiện đầu tư chủ yếu vào các dây chuyền dạng bào chế đơn giản. Giá trị thuốc sản xuất ra thấp cũng như chỉ tập chung vào các loại thuốc phổ thông. Các loại thuốc chuyên khoa phức tạp phần lớn đều nhập từ nước ngoài.
Trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ cũng còn rất nhiều hạn chế. Việc thiếu vốn đầu tư làm cho mất đi các cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại hay đào tạo nâng cao. Bên cạnh đó có nhiều vấn đề như nhà xưởng cũ, nguồn lực chưa đáp ứng. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay.
Phân phối thuốc bị ảnh hưởng bởi một số chính sách
Những vướng mắc liên quan đến nguyên tắc mua sắm đấu thầu sẽ ảnh hưởng đến việc cung ứng thuốc. Một số vấn đề thường gặp có thể kể đến như:
- Bất cập về thông tin trên website của Cục Quản lý Dược
- Nhà thầu xảy ra tình trạng đứt gãy thầu, đứt hàng
- Giá thuốc đấu thầu với thuốc nội thấp
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo nhiều cấp
- Chưa xây dựng cơ chế ưu đãi riêng cho công ty Dược trên địa bàn
Nguồn nhân lực chưa đảm bảo để phát triển
Thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực. Chiến lược 68 đặt ra chỉ tiêu Dược sĩ lâm sàng chiếm 30% tổng số Dược sĩ nhưng thực tế chỉ đạt 3,78%. Nhân lực chủ yếu tại các cơ sở điều trị thường là cán bộ kiêm nhiệm chưa được đào tạo chuyên sâu.
Với nguồn lực chưa đảm bảo được cả về chất và lượng, các công tác quản lý chất lượng hay nghiên cứu thuốc mới vẫn chưa thể phát triển mạnh. Việc cấp chứng chỉ hành nghề cho Dược sĩ cũng gặp khó khăn khi chưa có được cơ sở thực hành.
Sử dụng thuốc chưa phù hợp, đạt hiệu quả thấp
Xu hướng sử dụng thuốc kháng sinh đang quá mức cần thiết xảy ra trong cơ sở KCB cũng như cộng đồng. Nguyên nhân hàng đầu gây kháng thuốc kháng sinh là do tình trạng mua bán không theo đơn thuốc. Điều này gây hại không chỉ tới cá nhân người mua mà ảnh hưởng đến cả cộng đồng.
Đây là một vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay. Đặc biệt hiện nay đang có rất nhiều loại vi khuẩn đa kháng sinh, vi khuẩn kháng thuốc đang lan rộng từ nước này sang nước khác.
3. Chiến lược phát triển ngành Dược, xu hướng trong tương lai
Thủ tướng Chính phủ đã đề ra nhiều điều cấp thiết trong chiến lược phát triển ngành Dược 2020 tầm nhìn 2030. Việc đẩy mạnh các hoạt động dưới đây sẽ góp phần đưa ngành Dược đi lên theo hướng hiện đại hoá và chuyên nghiệp hơn. Người dân sẽ được đảm bảo quyền lợi với giá thuốc và chất lượng phù hợp.
Sản xuất thuốc vắc xin
Vai trò của ngành Dược cần đáp ứng 100% sản lượng thuốc cho nhu cầu tiêm chủng mở rộng và 30% cho tiêm chủng dịch vụ. Trong công tác phòng và chữa bệnh, yêu cầu cho ngành Dược Việt Nam là đảm bảo 100% thuốc cho phòng và chữa bệnh.
Cùng với đó là mục tiêu các cơ sở kinh doanh thuốc phải đạt chuẩn GPP. Các cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt chuẩn GPs.
Xuất nhập khẩu thuốc
Hạn chế việc nhập khẩu thuốc từ nước ngoài. Nhà nước đã bổ sung thêm Luật Dược để khuyến khích sản xuất và sử dụng thuốc trong nước. Nhờ những quy định mới này, ngành Dược trong tương lai sẽ càng ngày được hoàn thiện hơn nữa.
Các loại thuốc có thể sản xuất trong nước cần hạn chế nhập khẩu, thực hiện chính sách ưu đãi riêng với một số dạng sản xuất. Các trung tâm phân phối được xây dựng nhiều hơn. Xu hướng phát triển ngành Dược Việt nam sẽ theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn.
Kiểm định và đảm bảo chất lượng thuốc
Các chính sách sản xuất, nhập khẩu hay chế biến thuốc sẽ được thắt chặt hơn. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi cho người dân để được sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý.
Phát triển ngành Dược Việt Nam theo hướng mô hình tập trung, toàn diện. Nhà nước còn đầu tư cho xây dựng nâng cấp trung tâm nghiên cứu sinh, thành lập trung tâm nghiên cứu quốc gia công nghệ sinh học và trung tâm dược lý lâm sàng.
Trên đây là những cập nhật mới nhất về thực trạng ngành Dược Việt Nam hiện nay. Với xu thế phát triển của ngành Dược Việt Nam trong tương lai, việc làm ngành Dược có rất nhiều cơ hội rộng mở cho sinh viên ra trường. Hiện Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Việt Nam hiện đang tuyển sinh cao đẳng Dược với thời gian đào tạo chỉ 3 năm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra, giúp sinh viên đáp ứng được các điều kiện trong môi trường làm việc sau này. Đây là một trong các trường có ngành Dược ở Hà Nội đã và đang đào tạo rất nhiều nhân lực y tế ở đất nước ta.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi