[Chi tiết] 4 Vai trò và chức năng của Điều dưỡng viên
Logo

[Chi tiết] Vai trò và chức năng của Điều dưỡng viên

Lượt xem: 438 Ngày đăng: 26/06/2023

5/5 - (10 bình chọn)

Điều dưỡng viên là một công việc thuộc lĩnh vực Y tế. Họ được biết đến là cầu nối giữa bệnh nhân và người thầy thuốc với những đóng góp trong công cuộc khám chữa bệnh. Xin mời bạn đọc theo dõi bốn vai trò và ba chức năng quan trọng của Điều dưỡng viên phải thực hiện.

1. Vai trò của Điều dưỡng là gì?

1.1 Vai trò của người thực hiện chăm sóc sức khỏe

Vai trò quan trọng nhất của người học Điều dưỡng là chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân một cách toàn diện. Để làm được điều này, Điều dưỡng viên cần có chuyên môn và được đào tạo bài bản. Bất kỳ sai sót nào đều không được phép xảy ra khi bạn lựa chọn ngành nghề này.

Một số nhiệm vụ của Điều dưỡng thể hiện vai trò này là lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, lắng nghe những vấn đề hay nhu cầu của người bệnh,… Có thể thấy đây là một vị trí quan trọng mà không bệnh viện hay cơ sở y tế nào có thể thiếu được.

Vai trò quan trọng nhất của Điều dưỡng là trở thành người chăm sóc sức khỏe
Vai trò quan trọng nhất của Điều dưỡng là trở thành người chăm sóc sức khỏe

1.2 Vai trò của nhà quản lý

Điều dưỡng viên sẽ sử dụng khả năng giao tiếp và điều phối để quản lý được công việc của bản thân. Trong đó bao gồm việc chịu trách nhiệm liên tục trong chăm sóc người bệnh, phân bổ thời gian thời gian khéo léo và đem lại hiệu quả cao.

1.3 Vai trò của nhà giáo dục

Đối với những người đi trước, họ sẽ giữ vai trò của một nhà giáo dục. Lượng kiến thức, kinh nghiệm thực tế này là hành trang vô cùng quý giá cho lớp trẻ sau này. Bằng các phương pháp dạy và học, đội ngũ Điều dưỡng tương lai sẽ được nâng cao kiến thức, Y đức và kỹ năng chuyên môn.

Đối với bệnh nhân, vai trò của Điều dưỡng viên là tuyên truyền và giáo dục về chăm sóc sức khỏe. Đây là những giá trị vô cùng quan trọng giúp nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Điều dưỡng viên giúp nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho người dân
Điều dưỡng viên giúp nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho người dân

1.4 Vai trò của nhà nghiên cứu

Điều dưỡng viên không chỉ hoạt động tại các cơ sở y tế hay bệnh viện. Họ có thể thực hiện và đóng góp công trình nghiên cứu khoa học. Nhờ những đóng góp đó, kiến thức của ngành sẽ được nâng cao. Những thành quả của công trình nghiên cứu sẽ được ứng dụng vào thực tiễn và mở ra tương lai phát triển cho ngành.

2. Chức năng của Điều dưỡng viên là gì?

2.1 Chức năng chủ động độc lập

Trước đây ngành Điều dưỡng thường bị hiểu lầm là sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào y lệnh của bác sĩ. Hiện nay, chúng ra đã chính thức công nhận Điều dưỡng là một ngành riêng biệt giữ vai trò quan trọng trong nền Y tế nước nhà. Chính vì vậy, Điều dưỡng viên cần có năng lực chủ động với tính độc lập tương đối.

Chức năng này thể hiện rõ ràng trong công tác hỗ tẹo và chăm sóc sức khỏe người bệnh từ khi bắt đầu nhập viện. Một số khâu quan trọng có thể kể đến như:

  • Đón tiếp, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình làm thủ tục hành chính
  • Cung cấp các thông tin và dịch vụ cần thiết cho người bệnh như nội quy, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị,… 
  • Phân tích, đưa ra nhận định ban đầu về bệnh nhân nhằm hỗ trợ quá trình khám chữa bệnh hiệu quả
  • Xây dựng kế hoạch cũng như hỗ trợ bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống,…
  • Theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân xuyên suốt quá trình
  • Chủ động sơ cứu, cấp cứu khi chưa có sự xuất hiện của bác sĩ

Để đáp ứng chức năng quan trọng này, đội ngũ Điều dưỡng cần nâng cao trình độ, Y đức cũng như tính chuyên nghiệp trong công tác chăm sóc người bệnh. Một Điều dưỡng viên quá phụ thuộc sẽ không tự chủ trong công việc và dẫn đến nhiều hậu quả sau này.

Đội ngũ Điều dưỡng viên cần tích cực học tập, nghiên cứu
Đội ngũ Điều dưỡng viên cần tích cực học tập, nghiên cứu

2.2 Chức năng phối hợp

Trong quá trình làm việc, phối hợp với các bộ phận liên quan sẽ giúp công việc của Điều dưỡng viên đạt hiệu quả tốt nhất. Một cá nhân có trình độ chuyên môn tốt sẽ cống hiến giúp tổ chức trở nên vững mạnh hơn. Không đảm bảo được chức năng phối hợp đồng nghĩa với việc người đó đang gây ảnh hưởng đến đội nhóm, tổ chức.

Chức năng này được thể hiện rõ ràng qua việc phối hợp với các kỹ thuật viên hay bác sĩ để thực hiện các nhiệm vụ dưới đây.

  • Phối hợp trong các công việc như chụp X quang, xét nghiệm nước tiểu, phục hồi chức năng,…
  • Hỗ trợ bác sĩ xử lý các tình huống khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng như thực hiện hô hấp nhân tạo, ép tim, cầm máu,…
  • Phản ánh, trao đổi các thông tin quan trọng của bệnh nhân để tránh xảy ra những tình huống bất trắc

Xem thêm: Y tá và điều dưỡng có giống nhau không

2.3 Chức năng phụ thuộc

Trong công việc, bác sĩ sẽ đưa ra những yêu cầu nhằm phục vụ quá trình điều trị của bệnh nhân. Điều dưỡng viên sẽ không thể tự đưa ra quyết định và thực hiện chấp hành theo các y lệnh như:

  • Cho người bệnh sử dụng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng
  • Hỗ trợ bác sĩ trong một số thủ thuật như thụt tháo, đặt sonde,…
  • Thực hiện lấy bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm
Điều dưỡng viên thực hiện lấy bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm
Điều dưỡng viên thực hiện lấy bệnh phẩm phục vụ xét nghiệm

Trên đây là những vai trò và chức năng một Điều dưỡng viên phải đảm nhận. Mặc dù không phải ngành học khó, Điều dưỡng có rất nhiều áp lực cũng như yêu cầu sự quyết tâm để có thể gắn bó với nghề. Nếu bạn đang tìm hiểu Điều dưỡng học trường nào thì các bạn có thể tham khảo trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh –  ngôi trường chính thống thủ đô Hà Nội. Dưới đây là các trang thông tin chính thức của nhà trường. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

 http://tuetinh.edu.vn/

 http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

 https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status