Xoa bóp - bấm huyệt cải thiện yếu liệt thần kinh trụ
Logo

Xoa bóp – bấm huyệt cải thiện yếu liệt thần kinh trụ

Lượt xem: 1.354 Ngày đăng: 03/05/2019

Rate this post
Mới đây, chúng tôi điều trị cho một trường hợp bị liệt hoàn toàn dây thần kinh trụ bằng xoa bóp – bấm huyệt có tiến triển tốt.

chúng tôi xin chia sẻ về phương pháp điều trị chứng bệnh này.

Xoa bóp – bấm huyệt giúp đưa lượng máu mới tới nuôi dưỡng dây thần kinh bị tổn thương, giảm đau, làm mềm cơ, giảm đau, giải phóng sự đè nén dây thần kinh, tạo điều kiện cho dây thần kinh hồi phục, tăng tầm vận động.

Xoa bóp ngón tay:

Bóp nắn cơ khớp ngón tay: dùng đầu ngón tay xoa, bóp nắn từ đầu ngón tay đến gốc ngón tay người bệnh.

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-1

Bóp nắn, vê cơ khớp ngón tay

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-2

Day kéo các ngón: dùng hai ngón tay day các đốt ngón và kéo các đốt các ngón tay người bệnh.

Vê ngón tay: dùng 2 ngón tay đặt vào khớp đốt ngón tay người bệnh di chuyển theo theo 2 chiều ngược nhau trên đốt ngón tay với một lực nhất định.

Vờn ngón tay: 2 bàn tay ôm lấy ngón tay người bệnh di chuyển theo chiều ngược nhau.

Vận động khớp ngón tay:

Quay ngón tay: dùng ngón 1 và 2 của tay trái thầy thuốc giữ đốt bàn ngón tay cần được quay, ngón 1 và 2 của bàn tay phải giữ đầu ngón tay cần được quay, sau đó quay theo xuôi và ngược chiều kim đồng hồ khoảng 7 – 9 lần.

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-3

Quay, dang, khép ngón tay

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-4

Dang ngón tay: lấy ngón 3 (ngón giữa) bàn tay bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ gần ngón 3 đưa ra xa là dang ngón tay.

Khép ngón tay: lấy ngón 3 bàn tay bệnh nhân làm chuẩn, các ngón từ xa đưa lại gần ngón 3 là khép ngón tay.

Gập ngón tay: các ngón tay càng xa tư thế 0 là gập, nghĩa là các ngón tay co hướng vào lòng bàn tay.

Duỗi ngón tay: các ngón tay càng gần tư thế 0 là duỗi, nghĩa là các ngón tay thẳng ra hướng vào lưng bàn tay.

Kéo giãn ngón tay: dùng 2 ngón tay của kẹp ngón tay bệnh nhân ở giữa, kéo mạnh xuôi theo ngón, có thể nghe tiếng kêu.

Xoa bóp bàn tay:

Xoa lòng bàn tay: để bàn tay người được xoa bóp ở giữa hai bàn tay thầy thuốc và xoa lòng bàn tay người bệnh.

Ấn lòng bàn tay: dùng hai ngón cái luân phiên ấn lòng bàn tay.

Day lòng bàn tay: bàn tay thầy thuốc day lòng bàn tay người bệnh.

Miết các kẽ xương lòng bàn tay: dùng 2 ngón cái thầy thuốc miết vào các kẽ xương lòng bàn tay người bệnh luân phiên nhau.

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-5

Gập, duỗi, kéo giãn ngón tay

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-6

Xoa lưng bàn tay: để bàn tay người được xoa bóp ở giữa hai bàn tay thầy thuốc và xoa lưng bàn tay.

Miết các kẽ xương lưng bàn tay: dùng ngón cái miết vào các kẽ xương người bệnh luân phiên nhau ở kẽ xương mu bàn tay.

Day kẽ các xương đốt bàn ngón: dùng đầu ngón cái day kẽ các xương đốt bàn ngón.

Tìm điểm đau và day điểm đau ở bàn tay: chú ý cự án hay thiện án.

Ấn day huyệt: Hợp cốc, Dương khê, Dương trì, Đại lăng, Thái uyên.

Quay cổ tay: 1 bàn tay của đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo chiều xuôi và/ hoặc ngược với chiều kim đồng hồ.

Gập cổ tay: 1 bàn tay của đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía lòng bàn tay.

Duỗi cổ tay: 1 bàn tay của đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía lưng bàn tay.

Nghiêng trụ: 1 bàn tay của đan các ngón tay vào ngón tay bệnh nhân, tay kia giữ cổ tay người bệnh di chuyển theo hướng về phía xương trụ (ngón 5) bàn tay.

Xoa bóp cẳng tay:

Bóp nắn cơ theo nhóm ở cẳng tay: tay người được xoa bóp đặt trên giường thoải mái, cơ mềm, thầy thuốc bóp nắn cơ theo từng nhóm cơ ở cẳng tay mặt trong.

Nhào cơ: nhào cơ theo vùng và nhóm cơ mặt trong cẳng tay.

Day mặt trước cẳng tay: dùng ngón cái day mặt trước trongcẳng tay.

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-7

Quay, gập, duỗi cổ tay và nghiêng trụ

xoa-bop-bam-huyet-cai-thien-yeu-liet-than-kinh-tru-8

Day mặt sau cẳng tay: dùng ngón cái day mặt sau cẳng tay theo hai đường trong, ngoài.

Day cơ cánh tay – trụ: dùng hai ngón day cơ cánh tay – trụ (mặt trong cẳng tay).

Tìm điểm đau và day điểm đau, ấn day huyệt: Khúc trì, Thủ tam lý, Thiên lịch, Nội quan, Thông lý, Thần môn,  Ngoại quan…

Vận động khớp khuỷu tay: 1 bàn tay của thầy thuốc giữ bàn tay của người bệnh sao cho ngón cái bàn tay thầy thuốc để ở lưng bàn tay người bệnh và ngón 2 và 3 thầy thuốc kẹp ngón cái người bệnh ở giữa; tay kia thầy thuốc giữ phía dưới khuỷu tay người bệnh, cố định khuỷu tay và di chuyển cẳng tay theo hướng quay vòng khuỷu, gập, duỗi, sấp ngửa cẳng tay.

Kết thúc xoa vuốt nhẹ mặt trong bàn tay, cẳng tay, khuỷu tay với 1 ít dầu nóng.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

 

DMCA.com Protection Status