Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?
Logo

Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào?

Lượt xem: 652 Ngày đăng: 14/08/2023

5/5 - (2 bình chọn)

Điều dưỡng và Hộ lý đều là những ngành nghề quan trọng với vai trò hỗ trợ và chăm sóc mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào. Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về hai công việc trên, xin mời đến với bài viết dưới đây từ Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.

1. Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một ngành độc lập do Bộ Y tế quy định nhằm bảo vệ tối ưu về sức khỏe của cá nhân cũng như toàn xã hội. Hệ thống Y tế ở nước ta được phân chia thành hai mảng rõ ràng. Nếu thực hiện thăm khám chữa bệnh do Y bác sĩ thực hiện thì chăm sóc, phục vụ do các Điều dưỡng viên đảm nhận.

2. Hộ lý là gì?

Nhắc đến ngành Y tế nói chung, chắc hẳn ai cũng sẽ biết những công việc như bác sĩ, Điều dưỡng hay Y tá. Mặc dù được ít người biết đến, Hộ lý vẫn là một công việc giữ vai trò rất quan trọng. Họ được biết đến là những người phụ trách việc hỗ trợ, giúp đỡ bệnh nhân trong việc ăn uống, vệ sinh, dọn dẹp,…

Hộ lý sẽ chủ yếu làm những công việc như hỗ trợ bệnh nhân, dọn dẹp
Hộ lý sẽ chủ yếu làm những công việc như hỗ trợ bệnh nhân, dọn dẹp

Nếu Điều dưỡng được biết đến như những trợ lý của bác sĩ thì Hộ lý lại là những trợ lý Điều dưỡng đắc lực. Hiện nay ở Việt Nam thì đây chưa phải một ngành nghề phổ biến. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì đây là một chức danh rõ ràng và thường xuất hiện tại các viện dưỡng lão, làm việc tại nhà riêng, bệnh viện,…

3. Điều dưỡng và Hộ lý có điểm gì giống nhau?

Trước khi tìm hiểu Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào, bạn sẽ khá bất ngờ khi hai công việc này lại có rất nhiều điểm chung. Dưới đây là những điểm giống nhau của hai công việc này do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp lại.

  • Cả Điều dưỡng và Hộ lý đều có mục đích chung là thực hiện hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và xã hội. Chính vì vậy, đây đều là những công việc cao quý và được xã hội tôn trọng.
  • Việc làm Điều dưỡng và hộ lý được đánh giá là những công việc rất vất vả, yêu cầu thức khuya dậy sớm hằng ngày. Chính vì vậy, phải thật sự là những người có tâm huyết, tỉ mỉ và tình yêu với nghề mới có thể gắn bó lâu dài.
  • Do tính chất công việc, cả Điều dưỡng lẫn Hộ lý đều có môi trường làm việc áp lực và có nhiều rủi ro. Họ sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với những bệnh nhân và có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao nếu không đáp ứng tiêu chuẩn phòng ngừa.
  • Hai công việc này thực hiện một số nhiệm vụ và chức năng tương đương nhau. Tiêu biểu có thể kể đến việc phối hợp hỗ trợ bác sĩ điều trị, chỉ dẫn cho bệnh nhân, ghi chép sổ sách, thực hiện theo Y lệnh từ bác sĩ,…

Xem thêm: Điều dưỡng nha khoa là gì? Làm gì? Có những yêu cầu như thế nào?

Cả hai công việc này đều yêu cầu thức khuya dậy sớm và rất vất vả
Cả hai công việc này đều yêu cầu thức khuya dậy sớm và rất vất vả

4. Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào? 

Ở Việt Nam, do tính chất công việc gần giống nhau nên nhiều người không thể phân biệt Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ về hai công việc này, Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đánh giá dựa trên 4 tiêu chí dưới đây.

4.1 Về ngữ nghĩa

Điều dưỡng trong tiếng Anh là nurse (/nɜːs/), trong tiếng Nhật là 看護(かんご – kango). Còn Hộ lý trong tiếng Anh là caregiver (/ˈkeəˌɡɪv.ər/), trong tiếng Nhật là 介護(かいご – kaigo). Sự khác nhau giữa Điều dưỡng và Hộ Lý thể hiện ở chỗ Hộ lý còn được gọi là nhân viên chăm sóc hay những người làm việc tại bệnh viện.

Thông thường, rất nhiều người hiểu nhầm những Hộ lý và Điều dưỡng là hai công việc hoàn toàn giống nhau. Nguyên nhân có thể xuất phát từ định nghĩa sai hay chưa tìm hiểu kỹ thông tin. Tuy nhiên, hai ngành nghề này hoàn toàn độc lập với những chức năng và nhiệm vụ quan trọng. 

4.2 Về trình độ chuyên môn và đào tạo

Trình độ chuyên môn là thứ giúp ta phân biệt rõ Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào. Trước đây, Hộ lý hay Điều dưỡng cũng đều được đào tạo ở mức sơ cấp trong từ 9 – 18 tháng. Tuy nhiên, Bộ Y tế đã công nhận Điều dưỡng là một ngành nghề độc lập và yêu cầu về đào tạo cũng như bằng cấp.

Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau ở yêu cầu về bằng cấp đào tạo
Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau ở yêu cầu về bằng cấp đào tạo

Để trở thành một Điều dưỡng viên, bạn ít nhất phải có bằng cấp và được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này. Các hệ đào tạo tiêu biểu có thể kể đến như Cao đẳng (3 năm), Đại học (4 – 5 năm), sau Đại học (CKI, Thạc sĩ, Tiến sĩ). Do đó, chắc chắn về trình độ chuyên môn thì Điều dưỡng viên sẽ hơn hẳn Hộ lý.

Về Hộ lý, công việc của họ không yêu cầu bằng cấp Y tế như Điều dưỡng. Tuy nhiên, họ vẫn cần đảm bảo những kiến thức Y học cơ bản để có thể phục vụ công việc của bản thân. Với Hộ lý cấp 1, họ sẽ được đào tạo chuyên sâu và bài bản các kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân.

4.3 Về công việc 

Công việc hằng ngày sẽ là yếu tố tiếp theo để phân biệt Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào. Điều dưỡng viên sẽ tập trung vào chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và có khả năng thực hiện các quy trình y tế, sử dụng máy móc,… Bên cạnh đó, họ cũng có thể nhận Y lệnh từ bác sĩ hay độc lập hoạt động.

Công việc của Hộ lý tập trung vào hỗ trợ bệnh nhân và thường dựa trên sự phân công từ Bác sĩ, Điều dưỡng. Công việc của Hộ lý thường là dọn dẹp, thu gom chất thải, sắp xếp vật dụng ngăn nắp,… Do không được đào tạo chuyên sâu, họ không được sử dụng các thiết bị Y tế hay thực hiện tiêm, truyền, quản lý dược phẩm,…

Xem thêm: Điều dưỡng có học lên bác sĩ được không

Hộ lý làm việc dựa trên phân công từ bác sĩ và Điều dưỡng
Hộ lý làm việc dựa trên phân công từ bác sĩ và Điều dưỡng

4.4 Về mức độ phổ biến và vị trí làm việc

Ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng Hộ lý còn chưa cao và chưa được nhiều người quan tâm đến. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì đây là một công việc rất “hot” với mức lương và nhu cầu tuyển dụng lớn. Hầu hết Hộ lý sẽ làm việc tại các viện dưỡng lão, trung tâm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người già hay theo dịch vụ.

Điều dưỡng viên thường làm việc tại các bệnh viện, cơ sở Y tế từ cấp Trung Ương tới Địa phương hay các phòng khám tư nhân. Một số ít Điều dưỡng viên có thể làm việc tại các trung tâm hay viện dưỡng lão. Tuỳ thuộc vào chuyên ngành Điều dưỡng mà họ có thể ứng tuyển ở rất nhiều vị trí khác nhau. 

Dựa vào những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ Điều dưỡng và Hộ lý khác nhau như thế nào và đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân. Nếu bạn quan tâm về chương trình “Điều dưỡng 0 đồng” hay đào tạo Điều dưỡng hệ Cao đẳng trong 3 năm, mời bạn theo dõi các trang thông tin dưới đây. 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status