Quy trình điều dưỡng là gì? Chi tiết về 5 bước trong quy trình
Logo

Quy trình điều dưỡng là gì? Chi tiết về 5 bước trong quy trình

Lượt xem: 4.195 Ngày đăng: 16/02/2024

5/5 - (2 bình chọn)

Điều dưỡng viên là vị trí công việc quan trọng trong hệ thống Y tế để chăm sóc, hỗ trợ và nâng cao sức khỏe của người bệnh. Để đảm bảo được hoạt động này, quy trình Điều dưỡng ra đời như một loại tài liệu để tham khảo và ứng dụng trong công việc. Cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về chủ đề này ngay bây giờ. 

1. Quy trình Điều dưỡng là gì?

Quy trình Điều dưỡng là chuỗi các thao tác được tối ưu trong hoạt động Điều dưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn và tính liên tục khi chăm sóc người bệnh. Năm 1958, Ida Jean Orlando là người đầu tiên khởi xướng về những bước trong hoạt động chăm sóc người bệnh với 4 công đoạn gồm:

  • A – Assessing: Nhận định.
  • P – Planning: Lập kế hoạch Điều dưỡng.
  • I – Implementing: Thực hiện kế hoạch.
  • E – Evaluating: Đánh giá.

Cùng với sự phát triển của Y học, quy trình này đã được bổ sung thêm một bước quan trọng là D – Diagnosing: Chẩn đoán. Bệnh nhân sẽ giữ vai trò là trung tâm trong hoạt động này và nhận được sự hỗ trợ từ Điều dưỡng viên cũng như tất cả các cá nhân có liên quan. Bên cạnh đó, quy trình này có tính động và mỗi giai đoạn đều tương tác, chịu ảnh hưởng từ các giai đoạn khác.

Bệnh nhân sẽ giữ vai trò trung tâm và sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Điều dưỡng viên
Bệnh nhân sẽ giữ vai trò trung tâm và sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Điều dưỡng viên

2. Tầm quan trọng của quy trình Điều dưỡng viên

Điều dưỡng viên cần tuân thủ những quy trình đã đề ra bởi những ý nghĩa quan trọng như:

  • Quy trình Điều dưỡng là kim chỉ nam cho mọi hoạt động Điều dưỡng.
  • Bảo vệ Điều dưỡng viên trước những vấn đề Pháp lý có liên quan.
  • Hệ thống một cách có tổ chức hoạt động của các cá nhân có liên quan.
  • Thiết lập nền tảng cơ sở dữ liệu của khách hàng về tình trạng sức khỏe, mối quan tâm, phản ứng, khả năng quản lý nhu cầu,…
  • Giúp hoạt động chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân diễn ra một cách liền mạch, không bị ngắt quãng.
  • Hỗ trợ những Điều dưỡng viên thực tập, chưa có kinh nghiệm có thể tham gia chăm sóc cho bệnh nhân. 
  • Tài liệu quan trọng với Điều dưỡng viên trong ngành và những cá nhân có liên quan.

Xem thêm: Các trường đào tạo ngành Dược ở miền Bắc

Những Điều dưỡng viên chưa có kinh nghiệm có thể tham gia chăm sóc bệnh nhân
Những Điều dưỡng viên chưa có kinh nghiệm có thể tham gia chăm sóc bệnh nhân

3. Chi tiết về 5 bước trong Quy trình kỹ thuật Điều dưỡng

Xin mời bạn đọc đến với chi tiết 5 bước dưới đây của quy trình do Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tổng hợp lại.

3.1 Nhận định

Bước đầu tiên trong quy trình Điều dưỡng là nhận định tình trạng của bệnh nhân thông qua thao tác đánh giá, thẩm định, ghi chép. Hoạt động nhận định là nền tảng quan trọng để xây dựng được một kế hoạch chăm sóc phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, nội dung nhận định phải đầy đủ:

  • Nhận định thực thể: Hô hấp, nhiệt độ cơ thể, da, dinh dưỡng, bài tiết, các dấu hiệu và triệu chứng bệnh,…
  • Nhận định tâm thần cảm xúc: Sự đáp ứng bằng lời, cử chỉ, khả năng tư duy, hiểu biết về bệnh tật,…
  • Nhận định về kinh tế, văn hóa, xã hội: Trình độ văn hóa, hiểu biết xã hội, ảnh hưởng văn hóa tới người bệnh,…
  • Nhận định về môi trường: Nhận định về điều kiện sống, làm việc, khả năng phòng ngừa,…

Nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính người bệnh, gia đình, người thân, hồ sơ người bệnh,… Sau đó, Điều dưỡng viên sẽ phân chia những thông tin trên sẽ được phân chia thành hai loại là thông tin chủ quan và thông tin khách quan. Những dữ liệu này có ý nghĩa quan trọng đến các bước chẩn đoán, lập kế hoạch,… sau này.

Quy trình điều dưỡng yêu cầu phân chia thông tin từ những cá nhân liên quan
Quy trình điều dưỡng yêu cầu phân chia thông tin từ những cá nhân liên quan

3.2 Chẩn đoán Điều dưỡng

Từ những dữ liệu đã thu thập được, Điều dưỡng viên có thể đưa ra những phân tích, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học, kiến thức và kinh nghiệm tích lũy. Hoạt động này được gọi là chẩn đoán và cần tuân thủ theo đúng công thức:

Chẩn đoán Điều dưỡng = Vấn đề của người bệnh + Nguyên nhân (nếu có).

Những chẩn đoán này cần ngắn gọn, cụ thể và có liên quan trực tiếp đến tình trạng người bệnh gặp phải. Những chẩn đoán này có thể thay đổi tùy vào trạng thái của bệnh nhân và thường khác nhau ở mỗi người bệnh. Chẩn đoán Điều dưỡng hoàn toàn không phải chẩn đoán Y khoa và được sử dụng để bổ sung cho điều trị.

Xem thêm: Chi tiết về kỹ thuật tiêm truyền điều dưỡng và những lưu ý quan trọng

3.3 Lập kế hoạch Điều dưỡng 

Bước tiếp theo trong quy trình Điều dưỡng là hoạt động lập kế hoạch Điều dưỡng để tổ chức thực hiện hoạt động chăm sóc bệnh nhân. Bản kế hoạch này cung cấp cho Điều dưỡng viên đầy đủ những mục tiêu, hoạt động hay phân chia công việc để cá nhân hóa hoạt động điều trị hiệu quả. 3 bước để phát triển bản kế hoạch này gồm:

  • Thiết lập vấn đề ưu tiên: Xem xét đầy đủ các khía cạnh như nhu cầu cơ bản, tham khảo ý kiến người bệnh, xác định chẩn đoán nào có nguy cơ đe dọa tính mạng,…
  • Thành lập mục tiêu: Cần có tính cụ thể, đo lường được cũng như nêu lên đầy đủ các vấn đề của bệnh nhân và có mốc thời gian chi tiết. 
  • Kế hoạch chăm sóc: Cá nhân hóa theo nhu cầu của người bệnh, sẵn có và trình bày khoa học, rõ ràng để ai cũng có thể sử dụng.
Điều dưỡng viên cần tham khảo ý kiến người bệnh để thiết lập vấn đề ưu tiên
Điều dưỡng viên cần tham khảo ý kiến người bệnh để thiết lập vấn đề ưu tiên

3.4 Thực hiện kế hoạch

Sau khi đưa ra được bản kế hoạch cụ thể, Điều dưỡng viên và các cá nhân có liên quan có thể dựa vào đó để thực hiện chăm sóc bệnh nhân. Điều dưỡng viên sẽ thực hiện lần lượt các hoạt động như:

  • Nhận định lại người bệnh: Việc xem xét và đánh giá tình trạng người bệnh cần thực hiện liên tục và cập nhật những thay đổi quan trọng.
  • Xem xét và sửa đổi kế hoạch: Bản kế hoạch trong quy trình Điều dưỡng có thể có sự tinh chỉnh để phù hợp với tình trạng bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả chăm sóc mang tính thời điểm.
  • Phối hợp, giao tiếp: Để có thể tối ưu hóa hiệu quả làm việc, giao tiếp cũng như phối hợp giữa các Điều dưỡng viên và các cá nhân có liên quan là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh đó, can thiệp Điều dưỡng cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Tùy vào tình huống cũng như phân công mà Điều dưỡng viên sẽ thực hiện can thiệp chủ động, bị động hay phụ thuộc lẫn nhau tương ứng.  Tùy vào tình huống, Điều dưỡng viên sẽ thực hiện can thiệp tương ứng

3.5 Đưa ra đánh giá

Bước cuối cùng để khép lại quy trình kỹ thuật Điều dưỡng là hoạt động đưa ra đánh giá. Bước này sẽ đo lường được sự đáp ứng của người bệnh đối với hoạt động chăm sóc Điều dưỡng được tiếp nhận. Thông qua đó, những thay đổi hay tinh chỉnh cũng sẽ góp phần tối ưu hóa quy trình Điều dưỡng của cơ sở khám chữa bệnh.

Xem thêm: Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng

Trên đây là khái niệm quy trình Điều dưỡng là gì cũng như 5 bước cụ thể bạn đọc cần biết. Hy vọng bạn đọc đã trang bị được cho bản thân thêm những kiến thức quan trọng cũng như có thể áp dụng trong công việc của mình. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật thêm những kiến thức mới nhất xoay quanh lĩnh vực Y Dược.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI

http://tuetinh.edu.vn/

http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/

https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi

DMCA.com Protection Status