Chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc là gì? Học gì?
Lượt xem: 1.939 Ngày đăng: 02/01/2024
Thuốc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người với những loại thuốc viên con nhộng, thuốc dạng bột, vắc xin,… Những cá nhân theo học chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc là người đã thực hiện nghiên cứu và bào chế ra các loại thuốc này. Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu chi tiết về chuyên ngành này ngay bây giờ.
Mục lục
1. Chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc là gì?
Sản xuất thuốc hay sản xuất và phát triển thuốc là một trong 5 chuyên ngành Dược với hai khối kiến thức quan trọng là Bào chế học và Hoá dược học. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng chuyên ngành này sẽ trang bị những kiến thức quan trọng để bạn có thể thực hiện bào chế thuốc. Đây cũng là một ngành nghề được quy định cụ thể tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg với mã ngành nghề là 2100.
2. Ngành Sản xuất thuốc học những gì?
Hãy cùng Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội tìm hiểu về những kiến thức chuyên môn được đào tạo khi thí sinh lựa chọn chuyên ngành này.
- Kiến thức cơ bản về thực vật, dược liệu, dược học cổ truyền, chiết xuất, công nghệ sinh học, tổng hợp chất trong bào chế thuốc.
- Xây dựng, triển khai quy trình một số dạng bào chế quy ước thông qua các kỹ năng, kiến thức triển khai về thực hiện nghiên cứu, phát triển thuốc.
- Kỹ năng thực hiện tổ chức và pha chế một số thuốc tại cơ sở điều trị với những kiến thức về sinh dược học, bào chế học, sử dụng thuốc,…
- Kiến thức xây dựng và thẩm định tiêu chuẩn của chất lượng thuốc cũng như nguyên liệu làm thuốc.
- Pháp lý, đạo đức nghề nghiệp, quy định an toàn và các quy định của Pháp luật.
- Các nguyên tắc thực hành tốt trong sản xuất và cung ứng cũng như xây dựng và đóng góp các quy tắc thao tác chuẩn trong công việc.
- Kỹ năng hoạt động đội nhóm, phân công công việc, quản lý thời gian và quản trị dự án.
Qua những thông tin nêu trên, ta có thể thấy ngành sản xuất thuốc chữa bệnh yêu cầu kết hợp cả kiến thức lý thuyết và thực hành một cách nhuần nhuyễn. Là ngành học thuộc khối ngành Y Dược nên chắc chắn bạn cần có quyết tâm và lộ trình cụ thể để có thể theo đuổi cũng như gắn bó lâu dài với ngành.
3. Cơ hội việc làm sau khi học sản xuất thuốc ra trường
Để hiểu hơn về cơ hội việc làm cho sinh viên trong ngành sau khi ra trường, hãy đến với thực trạng ngành ở nước ta cũng như các công việc và vị trí làm việc cụ thể.
3.1 Thực trạng ngành Dược phẩm ở nước ra
Ngành Dược phẩm ở nước ta đang có sự tăng trưởng vượt trội, đặc biệt sau đại dịch Covid 19. Theo báo cáo của VIRAC, nhóm ngành sản xuất thuốc chữa bệnh đã đạt mức tăng trưởng gần 7% trong quý 1 năm 2023 so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc cũng tăng cao khi từ 37,97 USD vào 2015, 56 USD vào năm 2017 và tăng ít nhất 14% vào năm 2025.
Các doanh nghiệp lớn về Dược phẩm như Imexpharm, Pymepharco,… cũng đã tiến hành nâng cấp nhà máy và các trang thiết bị. Bên cạnh đó, ngành Dược phẩm ở nước ta cũng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và mở ra cơ hội phát triển ngành trong tương lai.
Mặc dù có thị phần tốt như vậy nhưng hoạt động sản xuất và phát triển thuốc ở Việt Nam vẫn có một số bất cập. Đó là việc thiếu đi kết nối công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, ảnh hưởng bởi nhiều chính sách hay nguồn nhân lực chưa được đảm bảo. Đây là bài toán khó mà Bộ Y tế hay các cơ quan ban ngành đang ngày đêm phải giải quyết và cải thiện.
Xem thêm: Các trường có ngành Dược ở Hà Nội
3.2 Những vị trí công việc cụ thể
Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội xin đưa ra một số công việc và vị trí cụ thể bạn có thể đảm nhận sau khi học chuyên ngành này.
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển(R&D): Bạn sẽ tham gia trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu và phát triển ra loại Dược phẩm mới với các công việc như thử nghiệm, thu thập, phân tích dữ liệu,…
- Chuyên viên Sản xuất thuốc: Thực hiện bào chế thuốc hàng loạt cũng như quản lý dây chuyền sản xuất, đảm bảo hiệu suất và chất lượng.
- Một số vị trí cấp cao: Nếu bạn có vốn kiến thức và chuyên môn đảm bảo, bạn hoàn toàn có thể đảm nhận một số công việc như chuyên viên Quản lý dự án, Điều hành dây chuyền sản xuất, Kiểm soát chất lượng,…
- Nhân viên Pháp lý: Công việc này có phần đặc biệt hơn khi tập chung giải quyết các vấn đề liên quan đến Pháp lý, theo dõi và đảm bảo quy định, tiêu chuẩn liên quan đến sản xuất, đóng gói và phân phối thuốc.
- Tư vấn viên Dược học: Các cơ sở Y tế, nhà thuốc, bệnh viện,… luôn cần sự hỗ trợ, đào tạo cũng như tư vấn về cách sử dụng thuốc hiệu quả, tác dụng phụ hay tương tác thuốc.
Với những công việc cụ thể đã nêu trên, vị trí làm việc của bạn cũng vô cùng phong phú. Bạn có thể hoạt động tại các trung tâm Y tế, viên nghiên cứu hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Dược phẩm luôn có nhu cầu tuyển dụng các vị trí công việc này với mức lương hấp dẫn.
4. Lưu ý cho sinh viên chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc
Như Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội đã đề cập, đây là một ngành học tương đối khó và có rất nhiều yêu cầu đặc biệt do thuộc khối ngành Y tế. Do đó, sinh viên trong ngành cần có sự chuẩn bị thật kỹ càng cũng như lưu ý một số vấn đề dưới đây để có thể đạt được vị trí bản thân mong muốn.
- Trang bị những kiến thức và kỹ năng quan trọng: Đây là những thứ sẽ đồng hành cùng sinh viên ngành Sản xuất thuốc chữa bệnh xuyên suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu. Không chỉ dừng lại ở học trên trường, bạn cần liên tục trau dồi kiến thức tại nhà và cả khi đã đi làm.
- Đầu tư ngoại ngữ từ sớm: Với vốn ngoại ngữ chắc chắn, việc học tập, nghiên cứu hay cơ hội việc làm của bạn sẽ trở nên rất rộng mở. Khả năng đọc hiểu tiếng Anh sẽ giúp bạn nghiên cứu tài liệu tốt hơn, dễ dàng đọc tên chất tên thuốc hay có cơ hội tham gia các dự án nước ngoài.
- Lựa chọn môi trường học tập phù hợp: Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của sinh viên. Hãy lựa chọn cho bản thân một môi trường chuyên nghiệp, đảm bảo mà cũng không kém phần năng động là nơi để gắn bó.
- Có mục tiêu và định hướng rõ ràng: Ngành Sản xuất và phát triển thuốc tại nước ta tương đối phát triển nhưng cũng có tính đào thải nhanh. Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần có cho bản thân mục tiêu để hướng đến cũng như lộ trình nhằm đạt được công việc hay mức lương mong muốn.
Xem thêm: GDP trong ngành dược là gì
Chi tiết về công việc của Trình dược viên, khó khăn và một số lưu ý
Trên đây là những thông tin cơ bản về chuyên ngành Sản xuất và phát triển thuốc như khái niệm, các môn học, cơ hội việc làm và lưu ý quan trọng. Hy vọng với những thông tin đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu thêm về ngành cũng như có định hướng rõ ràng cho bản thân. Theo dõi thêm các trang thông tin dưới đây để cập nhật các kiến thức mới nhất về ngành Y Dược.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC TUỆ TĨNH HÀ NỘI
http://tuetinh.edu.vn/
http://www.tuyensinh.tuetinh.edu.vn/
https://www.facebook.com/truongtuetinhhanoi